Trang chủNewsDu lịchKon Tum đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

Kon Tum đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

Tỉnh Kon Tum được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, văn hóa đặc sắc, đây cũng là vùng đất có lịch sử lâu đời với 7 thành phần dân tộc thiểu số tại chỗ cùng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên bức tranh sinh hoạt cộng đồng đa dạng, phong phú, đây cũng được coi là tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn sự mai một văn hóa trước sự tác động của quá trình phát triển, tạo nền tảng tinh thần trong sự phát triển bền vững, phát triển kinh tế xã hội của người dân, đồng thời huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế riêng có trong lĩnh vực văn hóa để phát triển du lịch, tỉnh Kon Tum đã phê duyệt, ban hành nhiều Đề án, Chương trình, Kế hoạch như: Kế hoạch bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống. Đề án bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng, kế hoạch bảo tồn và phát huy nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số, kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh… được triển khai đồng bộ góp phần vào việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài 60 tuổi, già A Biu kể rằng, lúc nhiều nhất ông sở hữu gần 20 bộ chiêng, nhưng ông đã tặng cho các xã, huyện trong và ngoài tỉnh, cho nên bây giờ ông chỉ còn sở hữu 7 bộ chiêng tại gia đình trong đó có ba bộ chiêng vô giá là chiêng Lào, Bom Pat và Klang Brông. Ba bộ chiêng này đối với ông là những kỷ niệm không thể nào quên.

Kon Tum đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ảnh 2

Già A Biu say sưa giới thiệu với du khách về bộ cồng chiêng của mình.

Ngôi nhà của già A Biu hay homestay A Biu đã trở thành một trong những điểm du lịch cộng đồng khá nổi tiếng, điểm dừng chân được người yêu văn hóa trong và ngoài nước ghé đến mỗi lần ngang qua Kon Tum. Tại đây có hai dãy nhà sàn rộng 120m2, khu ẩm thực chuyên phục vụ các món ăn truyền thống của người Ba Na, và đặc biệt, khoảng sân trước nhà được nghệ nhân A Biu cải tạo, biến hóa thành “sân khấu” biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, đốt lửa trại…, do đích thân nghệ nhân A Biu và các thành viên trong gia đình cùng các nghệ nhân trong làng biểu diễn. Đoàn nghệ thuật “cây nhà lá vườn” này do ông quy tụ cũng trở thành một hạt nhân lưu giữ thứ văn hóa phi vật thể đặc biệt của Tây Nguyên, thường xuyên góp mặt trong các lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc.

Làm du lịch homestay ngoài mục đích về lợi ích kinh tế, ông còn mong muốn duy trì, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nhờ các loại hình dịch vụ hấp dẫn gắn với bản sắc văn hóa của người Ba Na tại khu du lịch, tính trung bình mỗi tháng, homestay đón từ ba đến bốn đoàn khách, mỗi đoàn từ 10-25 người. Thu nhập bình quân mỗi tháng từ du lịch, trừ các khoản chi phí nhân viên, thực phẩm, cát-xê nghệ nhân… gia đình thu lãi từ 10 đến 25 triệu đồng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhiều thôn, làng văn hóa truyền thống được các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng như: làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum; làng Bar Gốc xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy; làng Kon Pring, xã Đăk Long, huyện Kon Plông; làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà; làng Đăk Răng, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi,… Tại các làng này vẫn duy trì những đội cồng chiêng truyền thống, nghề dệt thổ cẩm, nấu rượu cần hay các nghi lễ tín ngưỡng có liên quan, người dân cũng bắt đầu mạnh dạn và dần làm quen với việc đón khách du lịch đến với thôn, làng của mình tham quan và trải nghiệm.

Nghệ nhân ưu tú Y Lim, phụ trách quản lý làng du lịch Kon Pring tiếp đón chúng tôi trong căn nhà sàn do Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông hỗ trợ xây dựng để làm du lịch cộng đồng. “Trước đây, dân làng Kon Pring đội nắng mưa để canh tác rẫy, cả năm cũng chỉ mới kiếm được 50 triệu đồng. Nhưng khi bắt đầu làm du lịch, chúng tôi có thể kiếm được 10-15 triệu đồng/tháng…”, chị Y Lim chia sẻ.

Kon Tum đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ảnh 3

Chị Y Lim bên ngôi nhà được sử dụng làm homestay của mình.

Chị Y Lim là người đi đầu trong làng làm du lịch cộng đồng. Sau khi được huyện hỗ trợ dựng nhà sàn đón khách, chị mạnh dạn vay 16 triệu đồng sắm sửa mùng mền, đệm ngủ và làm nội thất. “Sau ba tháng đi vào hoạt động, tôi trả hết nợ. Dần dần tích góp được khoảng hơn 360 triệu đồng, tôi quyết định dồn hết để xây thêm khu nhà sàn bên cạnh với ba phòng ngủ đầy đủ tiện nghi”, chị kể. Điều đáng nói là chị luôn chia sẻ công việc với bà con trong làng, những người thường sang giúp chị làm cơm, tiếp khách… để giúp họ có thêm thu nhập.

Sống cách đó không xa, Đinh Thị Diên, người dân tộc Mơ Nâm, học làm du lịch ở chỗ Y Lim. “Cái khó của làng Kon Pring hiện nay là vấn đề con người. Người dân vẫn chưa quen với việc giao tiếp trong làm du lịch vì còn rụt rè quá. Bây giờ tôi phải tìm cách để tìm ra những người trẻ của bản làng đủ khả năng, trau dồi họ để sau này mình già, đủ sức thay thế giúp cộng đồng làm du lịch. Diên là một trong số ít này”, Y Lim chia sẻ.

Ngoài làm chủ homestay, Y Lim thường xuyên mở lớp dạy cho trẻ em trong làng gìn giữ nét đẹp người Mơ Nâm. Chị còn bỏ tiền túi ra để duy trì và mở rộng đội biểu diễn cồng chiêng Kon Pring. Còn Đinh Thị Diên thì ngoài giới thiệu trực tiếp còn lập tài khoản mạng xã hội quảng bá giúp du khách phương xa biết và đến với quê hương mình.

Thích thú với những trải nghiệm tại làng du lịch cộng đồng Kon Pring, chị Nguyễn Thị Dịu, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Mình đã đi du lịch nhiều nơi nhưng những trải nghiệm ở đây, được hoà mình vào thiên nhiên và văn hóa của người địa phương thật khác biệt. Mình đã được thưởng thức những giai điệu cồng chiêng, các món ăn đặc sắc địa phương, chiêm ngưỡng điệu múa xoang, tìm hiểu về dệt thổ cẩm, làm nhà rông truyền thống… Được hòa mình với không gian văn hóa nơi đây thật tuyệt vời”.

Kon Tum đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ảnh 4

Nét đẹp em bé Ba Na trên dòng sông Đăk Bla thơ mộng.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, du lịch cộng đồng không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nhiều thôn, làng người đồng bào dân tộc thiểu số, cải thiện cuộc sống của người dân mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đặc sắc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đặc biệt là thế hệ trẻ để người dân hiểu được giá trị, tầm quan trọng văn hóa bản sắc của từng tộc người, từ đó có ý thức tự bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc mình; phát huy nguồn lực của cả cộng đồng trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh; tổ chức các lớp truyền nghề, quản lý văn hóa, tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian, nghiệp vụ văn hóa du lịch cộng đồng nhằm đưa vào phục vụ du lịch…





Nguồn: https://nhandan.vn/kon-tum-day-manh-phat-trien-du-lich-cong-dong-post839079.html

Cùng chủ đề

Thăm “ngôi nhà chung” bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Việc đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã đáp ứng được mong mỏi về một "ngôi nhà chung" để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống tại đây. ...

Phụ nữ dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng tầm sản vật quê hương

Trong thế giới đầy biến động hôm nay, những người phụ nữ dân tộc thiểu số đang chứng minh rằng họ không chỉ là những người giữ gìn văn hóa truyền thống, mà còn là những nhà tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để...

Thu hút đầu tư vào miền núi Khánh Hòa

Với lợi thế khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, 20 năm qua, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã trồng thành công nhiều loài cây ăn quả có giá trị cao. Tiêu biểu như sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, măng cụt. Gần 10 năm qua, người dân địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi từ những cây trồng hiệu quả thấp, vườn tạp sang chuyên canh các loài cây ăn quả có hiệu...

Điện Biên quan tâm phát triển du lịch cộng đồng

Là loại hình du lịch thế mạnh với bản sắc riêng, góp phần quan trọng thu hút, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đầu tư nguồn lực, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, cho biết:...

Đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Tổ Quốc) - Tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã xây dựng nhiều đề án, kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển cây chè trở thành sản phẩm du lịch góp phần nâng cao đời sống người dân thì việc gìn giữ, đưa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Google ra mắt công cụ biến bức vẽ ‘nguệch ngoạc’ thành bức tranh ấn tượng

Doodle Guide sẽ cung cấp những lời bình luận trực tiếp về tác phẩm của người dùng ngay khi họ bắt đầu phác thảo, những lời bình luận này sẽ được thể hiện dưới dạng âm thanh và hình ảnh. "Ông lớn" công nghệ Google tiếp tục tăng cường các thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) liên quan các lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa. Google mới đây ra mắt một công cụ AI thử...

Tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) để trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp

NDO - Tại phiên họp cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp khi đủ điều kiện. Chiều 3/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 4 đến 8/11

NDO - Danh sách các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 4 đến 8/11, trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. * Ngày 22/11/2024, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) trả cổ tức đợt 2/2024 bằng tiền, 400 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 8/11/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 11/11/2024. *...

Bài đọc nhiều

Bí ẩn bên trong hang động có dấu tích người tiền sử

(NLĐO)- Hang Con Moong, một di chỉ khảo cổ đặc biệt ở Thanh Hóa, còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn của nhiều thời đại, từ đá cũ, qua đá mới ...

“Phú Quốc đã xinh đẹp rồi, giờ cần quyết liệt để làm sạch và làm đẹp hơn nữa”

(Tổ Quốc) - Ông Trần Minh Khoa - Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc chia sẻ về chiến dịch quyết liệt làm sạch, làm đẹp thành phố Phú Quốc, cùng nhiều dự án cộng đồng đang gấp rút triển khai sẽ làm nên thay đổi lớn cho đảo Ngọc trong thời...

Về Mũi Cà Mau cưỡi sóng xuyên rừng

Kinhtedothi – Ngồi trên võ lãi hoặc cano xuyên rừng, nhìn ngắm hệ sinh thái rừng ngập mặn, check in điểm cực Nam Tổ Quốc, tự tay dỡ cua, bắt cá cùng người dân... đó là những cảm giác trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên khi du khách tham quan xuyên rừng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Nhiều trải nghiệm đặc sắc Được thành lập năm 2023, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có tổng diện tích gần 42.000...

Dừng tuyến đi bộ lên đỉnh Langbiang để bảo đảm an toàn cho du khách

NDO - Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà vừa thông báo tạm ngưng đón khách trải nghiệm tuyến đi bộ lên đỉnh Langbiang trước tình trạng đường trơn trượt, sạt lở gây mất an toàn cho du khách trải nghiệm. Tuyến đi bộ theo đường mòn chinh phục đỉnh Langbiang cao 2.167m thuộc lâm phần của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng). Với hàng nghìn loài động vật,...

Những điểm đến tuyệt đẹp trong ‘Tour tỷ phú’ trên vịnh Hạ Long

Không gian riêng tư trên những hòn đảo, bãi tắm hoang sơ chưa từng được khai thác... Đó là một trong những trải nghiệm của các tỷ phú thế giới trên vịnh Hạ Long. Tại cuộc họp bàn về các...

Cùng chuyên mục

Làng Việt Hải yên bình trong khói lam chiều

Kinhtedothi - Chiều cuối thu dạo bước trên con đường vào làng Việt Hải mới cảm nhận hết cuộc sống của một làng quê thanh bình. Không khói bụi, không sự ồn ào, náo nhiệt của chốn thị thành mà thay vào đó là mùi thơm của khói đốt đồng sau mùa gặt, từng đàn trâu nhởn nhơ gặm cỏ vô cùng thân thuộc của người quê. Đó chính là một cuộc sống mơ ước của tất cả mọi người. Tôi...

Nhiều “rào cản” khiến đầu tư du lịch ở Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn

Để tạo động lực cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam, chúng ta cần xóa bỏ rào cản về thể chế, chính sách, cải cách thủ tục nhằm tháo gỡ điểm nghẽn...Cơ hội nào cho du lịch MICE Việt Nam phát triển bền vững và bứt phá?Quảng Ninh cần làm gì để phát huy giá trị di sản độc đáo Vịnh Hạ Long?“Hậu trường” đoàn 4.500 khách...

Những trải nghiệm hấp dẫn ở Cà Mau

(NLĐO) – Đến Cà Mau, ngoài khám phá rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới thì du khách còn được trải nghiệm bắt cá đồng ở U Minh Hạ. ...

Liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Đông Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Bắc sẽ xây dựng, làm mới các sản phẩm du lịch tiêu biểu của khu vực; mở rộng thị trường khách du lịch và xây dựng chiến lược xúc tiến cho từng sản phẩm.Bình chọn 50 điểm đến du lịch hấp dẫn ở Thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCLThành phố Hồ Chí Minh khai thác thế mạnh du lịch với sản phẩm đặc trưngThành phố Hồ Chí Minh...

“Phú Quốc đã xinh đẹp rồi, giờ cần quyết liệt để làm sạch và làm đẹp hơn nữa”

(Tổ Quốc) - Ông Trần Minh Khoa - Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc chia sẻ về chiến dịch quyết liệt làm sạch, làm đẹp thành phố Phú Quốc, cùng nhiều dự án cộng đồng đang gấp rút triển khai sẽ làm nên thay đổi lớn cho đảo Ngọc trong thời...

Mới nhất

Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long An

Ngày 1/11, Cảng Quốc tế Long An tổ chức đón gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, dối tác tham gia trong chuỗi sự kiện Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan và tìm cơ hội hợp tác. Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long AnNgày 1/11, Cảng...

Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị Imexpharm

Ông Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK Inc được giao đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Imexpharm. Tính tới quý II/2024, SK và các bên có liên quan nắm giữ 64,8% vốn Imexpharm. Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị ImexpharmÔng Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK...

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. ...

Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng gia cầm Việt Nam

Nhà máy ấp Bel Gà tại Vĩnh Phúc có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, tổng diện tích 11.920 m², với công suất thiết kế tối đa 24 triệu gà con hướng thịt/năm. Chuỗi sản xuất của nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến từ châu Âu và toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm...

Việt Nam – Qatar: Nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên một khuôn khổ đối tác sâu rộng, thực chất, hiệu quả...

(MPI) - Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Qatar từ ngày 30/10 - 01/11/2024, đánh dấu lần đầu tiên sau 15 năm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Qatar, hai bên đã ra Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar. ...

Mới nhất