Trang chủNewsThời sựKon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719


Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 đã làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum
Nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 đã làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum

Giải quyết những vấn đề cấp thiết vùng DTTS

Trong 03 năm qua, nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và đặc biệt là Chương trình MTQG 1719 đã giúp cho xã Xốp, xã đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Glei đầu tư dần hoàn thiện các đường liên xã, liên thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với việc đầu tư kết cấu hạ tầng, xã Xốp cũng triển khai hỗ trợ sinh kế cho người dân, như: Hỗ trợ trâu, bò sinh sản; giống cây dược liệu, cà phê và hỗ trợ đất ở, đất sản xuất.

Chị Y Hồng Vân (dân tộc Xơ Đăng), ở thôn Đăk Xi Na, xã Xốp chia sẻ: Lập gia đình đến nay cũng 10 năm nhưng vẫn ở chung với bố mẹ do chưa có đất ở. Vừa rồi huyện đầu tư khu giãn dân với hệ thống điện, đường, nước sinh hoạt đầy đủ và cấp cho gia đình 230m2 đất ở, hỗ trợ 20 triệu. Gia đình rất phấn khởi, cũng bán sâm Ngọc Linh thêm tiền vào xây dựng nhà cho khang trang.

Chi Y Hồng Vân (thứ 2 từ phải sang) phấn khởi khi được hỗ trợ đất và tiền xây dựng nhà tại khu giãn dân thôn Đăk Xina
Chi Y Hồng Vân (thứ 2 từ phải sang) phấn khởi khi được hỗ trợ đất và tiền xây dựng nhà tại khu giãn dân thôn Đăk Xina

Ông Y Chung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Xốp cho biết: Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ triển khai Chương trình MTQG 1719 và các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào DTTS đã giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế ổn định hơn. Hiện diện tích các loại cây trồng trên địa bàn xã đạt 758 ha; trong đó, cây cà phê 218 ha, cây mắc ca gần 50 ha, cây dược liệu hơn 30 ha… Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm xuống còn 41 hộ, chiếm 7,3%.

Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên. Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2023 là hơn 568.000 người, trong đó người DTTS chiếm gần 55%, với 43 dân tộc cùng sinh sống. Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh; đặc biệt là kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ đã đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển và hiện đại hóa nông thôn; đời sống của người dân được nâng lên.

Ông A Quá (dân tộc Gié Triêng), làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư đường giao thông, hỗ trợ cây con giống nên cuộc sống đã đổi thay, không còn khó khăn như trước. Cuộc sống ổn định nên bà con quan tâm hơn đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc để phục vụ việc phát triển du lịch.

Đồng bào Gié Triêng ở làng Đăk Răng bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng
Đồng bào Gié Triêng ở làng Đăk Răng bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng

Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh đã có 42/85 xã đạt chuẩn xã NTM (trong đó có 04 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu); 21 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu và 37 thôn, làng vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn thôn NTM. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 6,84%. Chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện, đặc biệt là vùng DTTS được củng cố và nâng cao. 100% trạm y tế có bác sỹ, 99% xã trên toàn tỉnh đã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, đảm bảo công tác nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân…

Ông Đinh Quốc Tuấn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết: Đến thời điểm hiện nay, đã cơ bản đạt các mục tiêu tại Nghi quyết số 13 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện 03 Chương trình MTQG; trong đó, đối với Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, cụ thể: có 99,3% hộ DTTS có đất ở; 99,28% hộ DTTS có đất sản xuất; 91% hộ DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đạt 50% chỉ tiêu về số xã đặc biệt khó khăn thoát diện đặt biệt khó khăn; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS đạt 4%/năm.

Quyết tâm hoàn thành các mục tiêu giai đoạn I

Với mục tiêu phấn đấu năm 2024 tỉnh Kon Tum giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi là 4%; có 07 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; có 05 thôn ra khỏi địa bàn thôn đặc biệt khó khăn; 98,55% hộ DTTS trên địa bàn tỉnh có đất ở và 98,45% hộ DTTS trên địa bàn tỉnh đất sản xuất, tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện, trong đó tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân tộc. Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719; huy động và lồng ghép, tích hợp các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

Đồng bào Ba Na ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy được hỗ trợ cây giống mắc ca từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Đồng bào Ba Na ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy được hỗ trợ cây giống mắc ca từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề lao động nông nghiệp; cải thiện điều kiện sinh kế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS. Tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS, nhất là các vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn để đồng bào DTTS có đủ điều kiện sinh kế, yên tâm sản xuất từng bước nâng cao đời sống. Đặc biệt, phát huy vai trò của đội ngũ già làng, Người có uy tín trong quá trình triển khai thực hiện các Dự án của Chương trình MTQG 1719.

Đồng bào DTTS ở Kon Tum phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau cùng phát triển
Đồng bào DTTS ở Kon Tum phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau cùng phát triển

Ông Hà Văn Hợp (dân tộc Thái), Già làng, Người có uy tín thôn 1, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai chia sẻ: Hiện nay, Chương trình MTQG 1719 đầu tư rất lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS. Vì vậy, với vai trò của Người có uy tín tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con chung sức, đồng lòng cùng với chính quyền trong quá trình đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Ông Đinh Quốc Tuấn,Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết: Để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình MTQG 1719 vào cuối năm 2025, các cấp, ngành, đoàn thể tỉnh Kon Tum đang tập trung hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là nêu cao vai trò của các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình.

 Đồng thời, tích cực tuyên truyền, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và sự chung tay ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân để tổ chức thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đối với các dự án, tiểu dự án.

Có thể nói, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của Nhân dân, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 đã tạo động lực để vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, tiếp tục củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng và Nhà nước, các dân tộc đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau cùng phát triển. 

Kon Tum: Triển khai các giải pháp giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS





Nguồn: https://baodantoc.vn/kon-tum-dau-an-tu-chuong-trinh-mtqg-1719-1719889412555.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất đầu tư tuyến cao tốc Bắc

Đề xuất đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn qua tỉnh Kon TumTheo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn Ngọc Hồi - Kon Tum - Pleiku dài khoảng 90 km) được xác định đầu tư trước năm 2030. Ảnh minh hoạ. UBND tỉnh...

Kon Tum: 342 địa bàn triển khai Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS

Với vai trò rất quan trọng của cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2024, tỉnh Kon Tum đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến đông đảo quần chúng Nhân dân về những nội dung cơ bản của cuộc điều tra. Cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng thôn, Người có uy tín...

Kon Tum: Mở 3 lớp tập huấn, truyền dạy kỹ năng chỉnh âm cồng chiêng

Tỉnh Kon Tum hiện còn lưu giữ hơn 2.500 bộ cồng chiêng; hơn 500 làng người DTTS có cồng chiêng, có đội cồng chiêng và múa xoang. Các lớp tập huấn, truyền dạy kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng được tổ chức nhằm thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không “đổi ngôi”

Điều đó cho thấy, sự đổi mới liên tục đóng vai trò quan trọng để một sản phẩm có thể nổi bật và tạo dựng dấu ấn riêng. Từ đó, thu hút thêm người mua và gia tăng sự hiện diện nhiều hơn trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Rõ ràng, cách làm mới mẻ của Vinamilk không chỉ giúp thương hiệu mở rộng tệp khách hàng mà còn ngày càng gần gũi với nhóm người...

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Tập trung đầu tư hạ tầng và phát triển sản xuấtHuyện Đông Giang nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, có địa hình khá phức tạp và hiểm trở với nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, sông suối ngăn cách, thung lũng vừa hẹp, vừa sâu, nên cũng gặp nhiều khó khăn trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nơi vùng đất Cổng trời Đông Giang này cũng có nhiều tiềm...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Giải quyết các vấn đề bức thiếtTại Trường Tiểu học Sa Lung, xã Tân Long, trong 2 năm 2022 và 2023, Nhà trường được đầu tư 2 công trình nhà lớp học 2 tầng 6 phòng học tại điểm trường chính và Điểm trường Lân Quan (cách điểm trường chính 7km).Đặc biệt, huyện Đồng Hỷ còn quan tâm thực hiện kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách theo Quyết định của Thủ tướng Chính...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài...

Chung sức đồng lòngTrong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Đồng Hỷ đã tăng cường nguồn lực, ưu tiên đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Huyện xác định, đây là nền tảng hạ tầng quan trọng giúp Nhân dân có đường giao thông đi lại thuận tiện, để sản xuất giao thương hàng hóa, thu hút phát triển du lịch.Xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng nằm ở độ...

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Biến cây dại thành… đặc sảnMột ngày cuối tháng 6 ở xã Ba, cơn mưa nhẹ trút xuống giữa những đồi chè xanh mướt. Hơi ẩm của núi rừng hòa quyện với mùi thơm của cây chè nhẹ nhẹ, ngọt mát. Lúc chúng tôi đến, bà Đậu Thị Tuyên (56 tuổi) đang lật đật từ vườn chè trở về. Bà vội mang những nong chè đang phơi bên ngoài vào nhà. Bên hiên nhà, một chiếc máy...

Bài đọc nhiều

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Đẩy mạnh xuất khẩu chả giò Việt Nam ra thế giới Bắt đầu ngày làm việc cuối cùng trong chuyến thăm Hàn Quốc, sáng 3/7, Thủ tướng đã tiếp ông Sohn Kyung Sik - Chủ tịch Tập đoàn CJ. CJ là tập đoàn đa quốc gia, thành lập năm 1953 tại Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm/dịch vụ thực phẩm, công nghệ sinh học, hậu cần/bán lẻ, văn hóa. CJ đã đầu tư tại 25 quốc...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm Di tích Chiến thắng Chương Thiện

Đại diện 40 gia đình chính sách tiêu biểu của huyện Phụng Hiệp, ông Lê Quốc Dũng xúc động bày tỏ cảm ơn Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo tỉnh đã dành các nguồn lực chăm lo toàn diện cho gia đình chính sách, người...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm Di tích Chiến thắng Chương Thiện

Chiều 1/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến thắng Chương Thiện; Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ và trao quà tặng các gia đình chính sách, người có công tỉnh Hậu Giang nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).     Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu tham quan...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an bác tin khó thực hiện sinh trắc học do lỗi chip trên căn cước

Hôm nay (3-7), là ngày thứ 3 thực hiện quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc người dùng phải cập nhật dữ liệu sinh trắc học, xác thực bằng khuôn mặt khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng hoặc chuyển số tiền hơn 20 triệu đồng/ngày.Tuy nhiên, trong 2 ngày đầu áp dụng quy định mới, nhiều khách hàng đã...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đảm bảo tiến độ dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành

Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 10.536,5 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương 2.233,5 tỉ đồng, vốn do nhà đầu tư thu xếp 12.770 tỉ đồng.Quốc hội đặt ra tiến độ thực hiện dự án từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027. Nguồn: https://laodong.vn/thoi-su/chu-tich-quoc-hoi-de-nghi-dam-bao-tien-do-du-an-cao-toc-gia-nghia-chon-thanh-1361054.ldo

Lãnh đạo các Tập đoàn của Hàn Quốc mong muốn đầu tư theo hướng phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Thủ tướng mong muốn các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến quan trọng trong chiến lược toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu-phát triển các sản phẩm chủ lực ra thị trường quốc tế, theo hướng kinh tế số,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng Việt Nam-Hàn Quốc của Vietnam Airlines

NDO - Sáng 3/7 (giờ địa phương), tại thủ đô Seoul, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng Việt Nam-Hàn Quốc của Vietnam Airlines và chào mừng hành khách thứ 15 triệu của đường bay này.   Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Lễ kỷ niệm. Cách đây 30 năm, những chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã...

Mới nhất

Thiếu gần 700 chỉ tiêu vào 10, nhưng Đắk Lắk không thể hạ điểm liệt về 0

Sau đúng 10 năm học, Đắk Lăk mới tổ chức lại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (năm học 2024-2025). Trong 10 năm học từ 2023-2024 trở về trước, tỉnh Đắk Lắk tuyển sinh lớp 10 bằng hình thức xét tuyển học bạ, chỉ thi tuyển đối với các trường chuyên biệt. Tuy nhiên, kết quả điểm chuẩn năm học...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đảm bảo tiến độ dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành

Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 10.536,5 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương 2.233,5 tỉ đồng, vốn do nhà đầu tư thu xếp 12.770 tỉ đồng.Quốc hội đặt ra tiến độ thực hiện dự án từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào...

Khám phá bãi biển đẹp nhất ở Phú Quốc

Đảo ngọc Phú Quốc hiện đang sở hữu rất nhiều bãi biển đẹp nhất Việt Nam nằm trải dài với những bãi cát trắng mịn và nước biển trong vắt đến nỗi bạn chỉ cần đeo một chiếc kính lặn đơn giản cũng đã được chiêm ngưỡng những rặng san hô đủ màu sắc dưới đáy …. Các bãi biển...

“Di sản” để lại của các tân cử nhân VinUni

Đó là cuốn "Cẩm nang phát triển nghề nghiệp". Chất xám trong trong tài liệu này đậm đặc và hữu ích, vượt xa cả yêu cầu...

Cung đường hạnh phúc Mã Phì Lèng

Con đường Hạnh Phúc Hà Giang - nơi mà “sỏi đá cũng nở hoa” là một địa điểm du lịch quá nổi tiếng của Hà Giang. Con đường dài quanh co tuyệt đẹp đang làm chao đảo giới “xê dịch” trong và ngoài nước. Nơi đây luôn được mệnh danh là con đường đẹp nhất của Hà Giang, vậy...

Mới nhất