Trang chủKinh tếNông nghiệpKon Tum: Chủ động các biện pháp ứng phó với khô hạn

Kon Tum: Chủ động các biện pháp ứng phó với khô hạn

Gần đây, khu vực Tây Nguyên thường xuyên diễn ra nắng hạn cục bộ tại nhiều địa phương, gây thiếu nước tưới cho cây trồng và làm thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi của người dân. Đặc biệt, tại tỉnh Kon Tum, vào mùa nắng thường xuyên xảy ra thiếu nước tưới cho cây trồng; thậm chí tại một số địa phương thiếu nước sinh hoạt.

Đã có thiệt hại

Hiện tại tỉnh Kon Tum đang bước vào cao điểm của mùa khô, nắng nóng, khô hạn kéo dài, trong khi hàng nghìn ha cây trồng đang cần nước tưới. Vì vậy, việc chủ động thực hiện các giải pháp chống hạn từ sớm, từ xa của ngành chức năng, chính quyền địa phương và người dân sẽ giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp hạn chế được thiệt hại.

Theo Phòng Kinh tế TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum), hiện trên địa bàn có 117 giếng đào bị khô hạn, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của 116 hộ dân xã Hòa Bình và phường Trần Hưng Đạo, 1 điểm trường tiểu học của Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo.

Kon Tum: Chủ động các biện pháp ứng phó với khô hạn
Nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum tích cực chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với khô hạn

Hiện TP. Kon Tum có khoảng 870ha cây trồng (khoảng 445ha lúa và 425ha cà phê) đối mặt với nguy cơ thiếu nước, khô hạn nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài. Diện tích cây trồng này chủ yếu nằm ở các khu vực ven sông, khe suối, ao hồ… không chủ động được nguồn nước để bơm tưới và một số vùng tưới của công trình thủy lợi, nhưng đã được dự báo có nguy cơ bị hạn vào cuối vụ.

Trước tình hình trên, ngày 20/4/2024, Đoàn công tác của UBND TP. Kon Tum do Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thanh Mân dẫn đầu đoàn kiểm tra thực tế tình hình hạn hán trên địa bàn các xã, phường để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống hạn.

Qua kiểm tra thực tế tại các khu vực xảy ra tình trạng hạn hán nặng, ông Mân chỉ đạo các địa phương vận động bà con thay đổi phương thức canh tác phù hợp với biến đổi khí hậu; thí điểm thực hiện phủ cỏ xanh trên mặt đất tạo độ ẩm cho cây cà phê; hướng dẫn người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với một số diện tích hoàn toàn không có khả năng khôi phục và thực hiện tưới tiết kiệm đối với các diện tích khác. Diện tích lúa xảy ra hạn cần triển khai gieo trồng giống ngắn ngày, thay đổi lịch thời vụ.

Đồng thời, chính quyền các xã cần tuyên truyền, vận động các hộ dân nạo vét giếng nước, chia sẻ nguồn nước sinh hoạt giữa các hộ trong cụm dân cư, sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, tránh lãng phí nhằm đảm bảo nước sinh hoạt tối thiểu cho nhân dân. Đối với gần 120 hộ dân giếng nước khô hạn tại xã Hòa Bình và phường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kon Tum tiến hành kéo đường ống dẫn nước cung cấp cho các hộ dân, đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân.

Tại huyện Đăk Hà đã xảy ra thiệt hại đối với nhiều diện tích cây trồng của người nông dân. Trên địa bàn huyện có hàng trăm ha cà phê bị cháy lá, khô cành, héo quả non. Người nông dân trồng cà phê ở huyện Đăk Hà như ngồi trên đống lửa lo lắng giảm năng suất, sản lượng; thậm chí nếu thiếu nước, vườn cây sẽ bị ảnh hưởng lâu dài.

Kon Tum: Chủ động các biện pháp ứng phó với khô hạn
Người nông dân đứng ngồi không yên khi chứng kiến cây trồng kém phát triển do nguồn nước tưới không đảm bảo

Liên tục nhiều ngày qua, người lao động Công ty Cà phê Đăk Uy và người dân trồng cà phê tại xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà) đứng ngồi không yên khi chứng kiến vườn cây đang xuống cấp một cách nhanh chóng do nguồn nước tưới không đảm bảo, hàng chục hecta cà phê héo rũ, khô cành, cháy lá và quả non. Ông Phạm Văn Tiệp, xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà) lo lắng, nhiều năm nay, bên cạnh nguồn nước được điều tiết từ hệ thống kênh cấp I của công trình Đập thủy lợi Đăk Uy, có trên 100ha cà phê của người dân trong vùng phụ thuộc vào nguồn nước tưới từ đập thủy lợi C3 tại thôn Bình Minh. Tuy nhiên, gần tháng nay, mực nước trong hồ cạn kiệt, dẫn đến hàng chục hecta cà phê của người dân không đủ nguồn nước tưới…

Nhiều biện pháp ứng phó được triển khai

Hay như tại huyện Đăk Tô (Kon Tum), theo dự báo của cơ quan chức năng, đến cuối vụ Đông Xuân, trên địa bàn có khả năng thiếu nước tưới (vào cuối tháng 4/2024) trên diện tích khoảng 131,5ha. Trong đó, lúa có 30,5ha, cây cà phê có 127ha sẽ bị ảnh hường tiêu cực. Tập trung ở các xã Tân Cảnh, Diên Bình, Ngọc Tụ và thị trấn Đăk Tô.

Theo UBND xã Ngọc Tụ, trên địa bàn xã có 2 đập Đăk Ngó và Đăk Nu đang phục vụ tưới cho 33ha cây lúa và cây công nghiệp. Dự báo đến cuối vụ Đông Xuân, có khoảng 6ha lúa có khả năng thiếu nước. Chính quyền xã đã tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển những diện tích đất lúa thiếu nước sang trồng những loại cây phù hợp để hạn chế sử dụng nước nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm, tích cực tham gia nạo vét kênh mương nội đồng, đắp bờ, chống rò rỉ nước để giữ nước ở mặt ruộng…

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Tô, đơn vị đã phối hợp với các xã, thị trấn hướng dẫn, vận động nông dân gieo cấy lúa nước đúng mùa vụ để phòng thiếu nước tưới. Phân công công chức phụ trách địa bàn thường xuyên phối hợp với Trạm quản lý thủy nông huyện và UBND các xã, thị trấn kiểm tra nguồn nước đến, vận hành, điều tiết nguồn nước để phục vụ nhân dân phát triển sản xuất…

Theo dự báo của các huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum sẽ ảnh hưởng tình hình nắng nóng đang gay gắt, tình hình khô hạn sẽ kéo dài hơn. Vậy nên, địa phương có giải pháp để phòng chống khô hạn.

Hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 594 công trình thủy lợi đang được đưa vào khai thác sử dụng, bao gồm 85 hồ chứa, 8 trạm bơm điện và 501 đập dâng. Trong đó, 178 công trình do Ban Quản lý – Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Kon Tum quản lý, vận hành gồm 73 hồ chứa, 7 trạm bơm, 98 đập dâng và 416 công trình do UBND các huyện, thành phố trực thuộc trực tiếp quản lý.

Theo dự báo trong thời gian tới, mực nước trên các sông, suối có dao động theo xu thế giảm chậm; lượng dòng chảy trên sông Đăk Bla (sống chính) có khả năng đạt thấp hơn từ 40- 60%; trên các sông Đăk Tờ Kan và sông Pô Kô đạt thấp hơn từ 5- 20%. Khô hạn, thiếu nước có khả năng xảy ra cục bộ ở khu vực như TP. Kon Tum và các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Ia H’Drai, Kon Rẫy, Đăk Tô, nếu xảy ra nắng nóng kéo dài…

Kon Tum: Chủ động các biện pháp ứng phó với khô hạn
Nhiều diện tích cây trồng đang có nguy cơ thiếu nước trong khô 2024

Trước tình hình trên, để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó với hạn hán; giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do hạn hán gây ra.

Để chủ động phòng tránh, ứng phó hiệu quả với hạn hán, giảm thiểu thiệt hại về sản xuất nông nghiệp của người dân, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo đối với việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2024 trên địa bàn. Đồng thời, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi triển khai đồng bộ các biện pháp chống hạn.

Trong đó, chú trọng theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo thời tiết, số liệu quan trắc nguồn nước để có phương án vận hành hồ chứa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cùng đó, thường xuyên kiểm tra nguồn nước tại hồ chứa, đập dâng để có kế hoạch điều hòa, phân phối, sử dụng nước phù hợp.

Đặc biệt, chủ động sử dụng nguồn nước từ các hồ có dung tích lớn để điều tiết nước về các công trình không đảm bảo, tổ chức nạo vét cửa vào cống lấy nước đầu mối, ngưỡng tràn. Trong một số thời điểm cần thiết có thể áp dụng giải pháp sử dụng dung tích chết của hồ chứa để bơm nước từ hồ vào cống lấy nước chống hạn hoặc sử dụng nguồn nước ở các khe suối để bơm tưới cho cây trồng…

Ngày 24/4, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã ban hành văn bản số 1408/UBND-NNTN yêu cầu vận hành hợp lý các hồ chứa thủy điện ttrên lưu vực sông Đăk Bla trong mùa cạn năm 2024…

UBND tỉnh Kon Tum giao các sở liên quan theo dõi việc vận hành, bảo đảm việc xả nước xuống hạ du sông Đăk Bla theo quy định; giám sát thông số mực nước hồ chứa, lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu.

Đồng thời, đề nghị các chủ hồ đập thủy điện trên lưu vực sông Đăk Bla (thủy điện Thượng Kon Tum, Đăk Bla 1, Hồ chứa cắt lũ kết hợp phát Đăk Bla, thủy điện Đăk Pô Ne, Đăk Pô Ne 2) và các hồ chứa thủy điện trên địa bàn triển khai, thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh cũng như bảo đảm an ninh năng lượng trong mùa cạn năm 2024.





Source link

Cùng chủ đề

Lần đầu tiên trong lịch sử tuyết rơi trên sa mạc Al-Jawf ở Ả Rập Xê-út

Ngày 8/11, khu vực Al-Jawf của Ả Rập Xê-út, nơi nổi tiếng với cái nóng sa mạc khắc nghiệt, chứng kiến ​​tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử. Hiện tượng bất thường này đã biến cảnh quan khô cằn thường thấy như thành xứ sở thần tiên phủ đầy tuyết, khiến cả người dân địa phương và các chuyên gia trên toàn thế giới ngạc nhiên.Video tuyết rơi ở khu vực Al-Jawf, Ả Rập Xê-út. (Nguồn: Instagram/navaskcalukkal)Các chuyên...

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Kon Tum tặng 2.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho Lai Châu trồng thử

Chiều 7/11, tại tỉnh ủy Kon Tum, ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy đã trao tặng 2.000 cây giống sâm Ngọc Linh loại 1 năm tuổi (khoảng 600 triệu đồng) cho tỉnh Lai Châu trồng thử nghiệm. Tại buổi lễ, ông Dương Văn Trang mong muốn 2.000 cây giống sâm Ngọc Linh Kon Tum sẽ được tỉnh Lai Châu trồng và sẽ được nhân giống, mở rộng diện tích, cấp cho dân trồng để nâng cao thu nhập. Ông...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Doanh nghiệp Việt tự tin đưa sản phẩm “bất ngờ” vào thị trường Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ nhập khẩu quốc tế CIIE Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. ...

Mèo báo, con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ lần đầu tiên thấy ở rừng rậm Nghệ An

Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Cùng chuyên mục

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Khi những nhà văn hoá tiền tỷ đua nhau mọc lên từ sự đồng thuận của ý đảng, lòng dân

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, gần chục nhà văn hoá xóm lần lượt được xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng đã và đang dần hiện hữu tại xã Dương Thành (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) nhờ sức mạnh của lòng dân, tạo nên một diện mạo làng...

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...

Mới nhất

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng...

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. ...

“Luật Nhà giáo phải thực sự tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy”

Đây là yêu cầu và mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo sáng 9/11. ...

Những lưu ý sau khi bắn tàn nhang chị em cần ghi nhớ

Tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da với những đốm nâu đen hoặc đỏ không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ,...

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày...

Mới nhất