Xuất khẩu lô hàng tôm 160 tấn đầu năm 2021 đi EU, Mỹ, Nhật
Thứ Tư, 6/1/2021| 10:43Mới đây, tại Công ty CP Thủy sản Minh Phú (Hậu Giang), Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang, Tập Đoàn thủy sản Minh Phú tổ chức Lễ xuất khẩu xuất lô hàng thủy sản đầu tiên.
Phát biểu tại Lễ xuất khẩu lô hàng tôm đầu năm 2021, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực của cộng đồng các doanh nghiệp và nông dân, ngư dân trong toàn ngành Thủy sản, đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và xuất khẩu thủy sản năm 2020.
Đối với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, trong năm qua cũng đã đóng góp nhiều kết quả quan trọng cho kết quả chung của ngành. Tập đoàn đã vượt qua nhiều khó khăn để tổ chức sản xuất với tổng sản lượng tôm chế biến xuất khẩu đạt 55.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 580 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động.
Các đại biểu cắt băng xuất khẩu lô hàng tôm đầu năm 2021.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu là một thông điệp gửi đến bạn bè toàn thế giới không chỉ về chất lượng, sự an toàn khi sử dụng. Cao hơn cả điều đó là bản lĩnh của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ, quản trị sản xuất, kết nối giao thương; là tấm lòng, trách nhiệm của người Việt Nam khi tham gia vào guồng máy sản xuất, cung cấp thực phẩm toàn cầu trước bất cứ khó khăn nào.
Để xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục gặt hái được thành công, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương triển khai nghiêm các quy định và văn bản hướng dẫn của Bộ NN&PTNT; cần thông tin kịp thời đến người nuôi về các quy định mới, các chỉ đạo về sản xuất, thông tin thị trường; khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi. Đồng thời quản lý tốt chất lượng vật tư đầu vào và kiểm soát điều kiện nuôi nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu.
Bên cạnh đó, cần động viên, biểu dương kịp thời người nuôi và các doanh nghiệp tích cực tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ người nuôi trong giai đoạn khó khăn. Các Hội, Hiệp hội vận động, tuyên truyền các hội viên áp dụng công nghệ mới để giảm giá thành sản xuất; Đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất hiệu quả; giữ vững và phát triển thị trường đầu ra, đấu tranh với các rào cản kỹ thuật.
“Ngành thủy sản cần tăng cường liên kết các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và tiếp tục nâng cao tỷ trọng đối với mặt hàng có giá trị gia tăng cao xuất khẩu; Hoàn thiện chương trình quản lý chất lượng, quản lý tốt chất lượng nguồn nguyên liệu từ con giống, vật tư đầu vào, thuốc, chế phẩm sinh học, qui trình nuôi, thu hoạch, sơ chế, chế biến. Phải tạo được vùng nguyên liệu ổn định, chắc chắn thì chúng ta mới có thể yên tâm về mặt chế biến và xuất khẩu”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ rõ./.
Hàng tạm nhập tái xuất phải tuân thủ quy định mới từ 1/1/2021
Từ ngày 1/1/2021, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền chỉ được thực hiện qua các cửa...
Nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế
Năm 2021, Chính phủ xác định tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo thuận lợi cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng...
Vượt qua 'bão' dịch, hội nhập và thương mại Việt Nam thăng hoa năm 2020
Bất chấp khó khăn chất chồng đến từ đại dịch Covid-19, với sự nỗ lực của Chính phủ và bộ, ngành, doanh nghiệp, năm 2020, hội nhập và thương mại Việt Nam đạt...
Tăng trưởng của các ngành kinh tế trong năm 2020
Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng cả 3 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ vẫn đạt mức tăng trưởng...
Nông sản Việt rộng đường sang Vương quốc Anh
Với việc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định UKVFTA vừa ký kết được kỳ vọng cho...
Kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh nhất Đông Nam Á trong năm 2021
Theo Nikkei Asia Review, năm 2021, kinh tế Việt Nam, Indonesia và Malaysia được dự báo tăng trở lại ở mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát.