TP Hồ Chí Minh thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực
Thứ Sáu, 8/1/2021| 10:14Ðể đạt mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực trong năm 2021 và những năm tiếp theo, các sở, ngành của TP Hồ Chí Minh tập trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài, nhất là những nhóm ngành hàng có lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần May Nhà Bè (quận 4, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Quang Quý
Theo Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là nhu cầu thị trường trong nước thấp, áp lực cạnh tranh của hàng trong nước cao, khó khăn về tài chính... Khi tình hình dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát tốt đã kéo theo sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều đối tác thương mại lớn chưa mở cửa thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp rất cần những biện pháp hỗ trợ kịp thời, mang tính đột phá và dài hạn như thông tin về thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu; tìm kiếm thị trường đối tác xuất khẩu mới... Song song đó, thực hiện nhanh việc xem xét miễn, giãn, khoanh nợ, giảm thuế; tăng cường kích cầu tiêu dùng trong nước.
Ðể thu hút vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, TP Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới trong những lĩnh vực sản xuất công nghiệp, điện tử, công nghệ thông tin... Xây dựng và thúc đẩy thực hiện cơ chế phối hợp có hiệu quả trong liên kết ngành, liên kết vùng để tạo đầu ra cho sản phẩm sản xuất công nghiệp chủ lực; nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay, lao động có tay nghề cao, để phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhất là công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng tận dụng lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm hàng có lợi thế.
* Giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Trà Vinh tập trung thực hiện các hoạt động khuyến công, với tổng kinh phí hơn 40 tỷ đồng; trong đó, nguồn kinh phí khuyến công quốc gia là 1,5 tỷ đồng, kinh phí từ ngân sách tỉnh hơn 18,3 tỷ đồng, số còn lại huy động từ các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ đào tạo nghề cho khoảng 300 lao động ở các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ 400 lượt học viên tham gia các khóa đào tạo tập huấn khởi sự doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp cho các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề. Tỉnh cũng hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật cho 52 cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ 200 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn thực hiện các hoạt động khuyến công; tạo việc làm cho khoảng 2.000 đến 3.000 lao động nông thôn.
Tỉnh Trà Vinh đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công và nhận thức của chủ các cơ sở sản xuất công nghiệp về áp dụng sản xuất sạch; huy động các doanh nhân, doanh nghiệp tích cực tham gia và hỗ trợ hoạt động khuyến công; phát triển các mô hình liên kết xây dựng vùng nguyên liệu nông sản đáp ứng theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ…/.
Công nghiệp chế biến: Động lực dẫn dắt tăng trưởng nền kinh tế
Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2020, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp cả năm tăng 3,36% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng...
Việt Nam tiếp tục xuất siêu kỷ lục hơn 19 tỷ USD
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành Công Thương sáng 7/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, năm...
Gallup: Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế
Theo kết quả khảo sát của Gallup International, chỉ số kỳ vọng kinh tế cao nhất được ghi nhận ở Nigeria (58%), tiếp đó là Azerbaijan (47%) và Việt Nam (45%).
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2020 vượt 6,1 triệu tấn
Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới...
Cơ hội M&A trên thị trường Việt Nam: Gia tăng giá trị thương hiệu
Hiện nay, doanh nghiệp phải chuyển mình số hóa để cạnh tranh tốt hơn và chuyển đổi số thương hiệu để tìm kiếm cơ hội trên thị trường toàn cầu.
Tiếp đà thành công của xuất khẩu
Năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế trong nước và thế giới do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu. Tuy...