Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc năm 2024

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc năm 2024

Sáng 6/1, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý IV và năm 2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê chủ trì buổi họp báo.

Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Nguyễn Thị Hương (giữa) chủ trì Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý IV và năm 2024. (Ảnh: Hải Phương)
Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Nguyễn Thị Hương (giữa) chủ trì Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý IV và năm 2024. (Ảnh: Hải Phương)

Mở đầu họp báo, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố rủi ro, bất định. Mặc dù vậy, dưới sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam có xu hướng phục hồi rõ nét, tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý.

Kinh tế Việt Nam khởi sắc trong năm 2024

Về tình hình kinh tế, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng kinh tế tích cực, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam quý IV/2024 ước tính tăng 7,55%, duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Tính tổng thể cả năm 2024, GDP của Việt Nam ước tính tăng 7,09% so với năm 2023. Mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019, 2022 trong giai đoạn 2011-2024. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,24%; khu vực dịch vụ tăng 7,38%.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2024, số liệu cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,86%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,64% và khu vực dịch vụ chiếm 42,36%. Về sử dụng GDP năm 2024, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,57% so với năm 2023; tích lũy tài sản tăng 7,20%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,45%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,10%.

Tính theo giá hiện hành, quy mô GDP năm 2024 ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2024 ước đạt 221,9 triệu đồng/lao động (tương đương 9.182 USD/lao động, tăng 726 USD so với năm 2023).

Năm 2024, nhờ chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt, chủ động, các chính sách hỗ trợ thuế phí, lệ phí và lợi ích từ việc lạm phát trên thế giới giảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Cụ thể, CPI bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước, CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản tháng 12/2024 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,85% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,63%).

Năm 2024, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,09%, quy mô ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng. (Nguồn: baodautu)
Năm 2024, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,09%, quy mô ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng. (Nguồn: baodautu)

Quyết tâm đạt mục tiêu kinh tế-xã hội năm 2025

Các kết quả tích cực trong năm 2024 tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam bước sang năm mới, với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025. Để làm được điều này, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương khẳng định, Việt Nam cần chung sức, đồng lòng, thực hiện tập trung các nhiệm vụ chính sau đây:

Thứ nhất, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất, kiểm soát hiệu quả thị trường, bảo đảm cân đối trong nền kinh tế thông qua việc theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, đặc biệt là chính sách tài khóa, tiền tệ của các nước lớn để chủ động ứng phó với các biến động phát sinh.

Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư công và thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, phát huy nguồn lực từ các tập đoàn kinh tế lớn, doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân và nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là các dự án công nghệ cao và các tập đoàn quốc tế chiến lược đầu tư vào Việt Nam.

Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng nội địa qua các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam; hiện đại hóa hệ thống phân phối ở nông thôn, miền núi nhằm mở rộng tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống, du lịch và dịch vụ địa phương.

Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất hợp lý; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ pháp lý trong thương mại và đầu tư quốc tế.

Thứ năm, phát triển kinh tế bền vững: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số và tiết kiệm tài nguyên; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Thứ sáu, chủ động ứng phó, tăng cường công tác với thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng mưa lũ, sạt lở, hạn hán, và xâm nhập mặn và chủ động các phương án giảm thiểu thiệt hại về sản xuất và đời sống cho nhân dân.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-viet-nam-tang-truong-vuot-bac-nam-2024-299939.html

Cùng chủ đề

Xuất nhập khẩu tăng đột phá ở nhiều thị trường trọng điểm

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thị trường đối tác như: Hoa Kỳ, Indonesia, Philippines... tăng trưởng đột phá, lập nhiều kỷ lục mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/1/2025 cho biết, tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so...

Sôi động, chuộng hàng Việt

Thị trường giỏ quà Tết tại TP. Đà Nẵng ghi nhận sự sôi động ở phân khúc giá từ 500.000 – 700.000 đồng/giỏ; hàng Việt, hàng OCOP chiếm ưu thế tuyệt đối. Thị trường giỏ quà Tết sôi động Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ở thời điểm hiện tại, thị trường giỏ quà Tết tại TP. Đà Nẵng đang rất sôi động, phong phú về chủng loại, đa...

Sống sợ hãi bên bờ sông sụt vỡ ở Huế

TPO - Bờ sông Rào Cùng (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, thành phố Huế) bất ngờ xuất hiện nhiều vết nứt toác, sụt lún ngay cạnh khu dân cư đông đúc, gây bất an, khó khăn, nguy hiểm cho việc đi lại làm ăn, sinh sống của nhiều người dân địa phương. 06/01/2025 | 16:19 ...

Vietnam Airlines ra mắt dịch vụ check-in thẳng các chuyến bay quá cảnh tại Hồng Kông

Từ ngày 1/1, Vietnam Airlines chính thức ra mắt dịch vụ Upstream Check-in (UCI), cho phép hành khách đi từ Trung Quốc đại lục hoặc Macao đến Việt Nam và chiều ngược lại được làm thủ tục (check-in) thẳng khi quá cảnh tại Sân bay quốc tế Hồng Kông. ...

Kiên Giang: Ban Dân tộc tiếp tục thực hiện tốt vai trò cơ quan tham mưu về công tác dân tộc và chính sách...

Chiều 6/1, tại Tp. Rạch Giá, Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có nhiều tham mưu cho Đảng, Nhà nước về thực hiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực ra, ông Trump thích một “định dạng khác” của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể sẽ duy trì mức "giao tranh thấp" để thực hiện những tính toán chiến lược có lợi cho Washington.

Nhiều trường đại học tăng chỉ tiêu, điều chỉnh phương án tuyển sinh

Năm nay, nhiều trường đại học ở phía Nam tăng số chỉ tiêu và điều chỉnh các phương án tuyển sinh và mở ngành mới.

Đức mua nhiều uranium từ Nga; Moscow xây nhà máy điện hạt nhân hiện đại nhất, an toàn nhất ở một nước châu Âu

Năm 2024, Đức đã nhập khẩu ít nhất 68,6 tấn uranium từ Nga, tăng 70% so với năm 2023. Uranium được sử dụng để vận hành các nhà máy điện hạt nhân, một lĩnh vực mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã chính thức từ bỏ từ năm 2022.

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes trên bờ biển Riviera của Pháp, Marineland là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu với khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau.

CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc phát triển sự nghiệp và đóng góp cho cộng đồng, CEO Nguyễn Thị Thu Hằng đã được vinh danh trong chương trình “Xuân ấm áp, Tết sẻ chia lần thứ VIII – Gala Chào Xuân 2025”.

Bài đọc nhiều

“Ông lớn” ngành năng lượng Czech đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam

Một trong những thương vụ gây chú ý thời gian gần đây là AES - Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Mỹ bán 51% cổ phần sở hữu tại Nhà máy Nhiệt điện than Mông Dương II (Quảng Ninh) cho "ông lớn" đến từ CH. Czech là Se.ven Global Investments (Sev.en GI), đánh dấu mốc quan trọng trong kế hoạch gia nhập thị trường châu Á của Tập đoàn đến từ châu Âu này.

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Leo dốc không ngừng

Giá xăng dầu hôm nay 6/1, tuần trước, giá dầu giao dịch trong 4 phiên thay vì 5 phiên như thường lệ, do thị trường tạm nghỉ trong ngày đầu tiên của Năm mới. Trong 4 phiên này, giá dầu giữ được đà tăng, bất chấp sự tăng giá của đồng USD lên mức cao nhất trong vòng gần 1 tháng và tồn kho xăng, sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng mạnh.

Hàn Quốc bắt tay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu

Các nguồn tin trong ngành ngày 4/1 cho hay, các công ty lớn của Hàn Quốc đang tăng cường quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) toàn cầu như Amazon Web Services và Microsoft, nhằm nâng cao vai trò của những công ty này trên thị trường dịch vụ đám mây được quản lý ở Hàn Quốc và ở nước ngoài.

Khi khí đốt Nga ngừng chảy, Italy gợi ý EU làm điều này khẩn cấp, EC tự tin nói “không có mối lo ngại...

Nỗi lo về cú sốc năng lượng tăng lên ở châu Âu, sau khi Ukraine từ chối gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga.

Đức mua nhiều uranium từ Nga; Moscow xây nhà máy điện hạt nhân hiện đại nhất, an toàn nhất ở một nước châu Âu

Năm 2024, Đức đã nhập khẩu ít nhất 68,6 tấn uranium từ Nga, tăng 70% so với năm 2023. Uranium được sử dụng để vận hành các nhà máy điện hạt nhân, một lĩnh vực mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã chính thức từ bỏ từ năm 2022.

Cùng chuyên mục

Đức mua nhiều uranium từ Nga; Moscow xây nhà máy điện hạt nhân hiện đại nhất, an toàn nhất ở một nước châu Âu

Năm 2024, Đức đã nhập khẩu ít nhất 68,6 tấn uranium từ Nga, tăng 70% so với năm 2023. Uranium được sử dụng để vận hành các nhà máy điện hạt nhân, một lĩnh vực mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã chính thức từ bỏ từ năm 2022.

CEO Nguyễn Thị Thu Hằng vinh dự nhận Chứng nhận Doanh nhân xuất sắc Đông Nam Á

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc phát triển sự nghiệp và đóng góp cho cộng đồng, CEO Nguyễn Thị Thu Hằng đã được vinh danh trong chương trình “Xuân ấm áp, Tết sẻ chia lần thứ VIII – Gala Chào Xuân 2025”.

“Ông lớn” ngành năng lượng Czech đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam

Một trong những thương vụ gây chú ý thời gian gần đây là AES - Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Mỹ bán 51% cổ phần sở hữu tại Nhà máy Nhiệt điện than Mông Dương II (Quảng Ninh) cho "ông lớn" đến từ CH. Czech là Se.ven Global Investments (Sev.en GI), đánh dấu mốc quan trọng trong kế hoạch gia nhập thị trường châu Á của Tập đoàn đến từ châu Âu này.

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Leo dốc không ngừng

Giá xăng dầu hôm nay 6/1, tuần trước, giá dầu giao dịch trong 4 phiên thay vì 5 phiên như thường lệ, do thị trường tạm nghỉ trong ngày đầu tiên của Năm mới. Trong 4 phiên này, giá dầu giữ được đà tăng, bất chấp sự tăng giá của đồng USD lên mức cao nhất trong vòng gần 1 tháng và tồn kho xăng, sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng mạnh.

Khi khí đốt Nga ngừng chảy, Italy gợi ý EU làm điều này khẩn cấp, EC tự tin nói “không có mối lo ngại...

Nỗi lo về cú sốc năng lượng tăng lên ở châu Âu, sau khi Ukraine từ chối gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga.

Mới nhất

Kỷ lục mới của thương mại Việt Nam

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên tiến đến sát mốc 800 tỷ USD trong năm 2024, tăng thêm 102 tỷ USD so với năm 2023. Chặng đường để quy mô thương mại cán mốc 1.000 tỷ USD không còn quá xa. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên tiến đến sát...

VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, khối ngoại trở lại mua ròng

Sau phiên giảm sâu tuần trước, tâm lý tiêu cực từ các nhà đầu tư khiến áp lực bán lan rộng đến nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Một số cổ phiếu ngân hàng tăng, nhưng chưa đủ để "gánh" thị trường. Sau phiên giảm sâu tuần trước, tâm lý tiêu cực từ các nhà đầu tư khiến áp lực bán...

Chấn thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

Theo thông tin từ Bệnh viện điều trị cho cầu thủ Nguyễn Xuân Son, cầu thủ này bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân 2 xương cẳng chân, có mảnh rời lớn. Các bác sĩ đánh giá chấn thương của anh là phức tạp hơn so...

Giao nhiệm vụ triển khai Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Kinhtedothi - Ngày 6/1, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 25/UBND- ĐT triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê...

Số lượng doanh nghiệp của Lâm Đồng tiếp tục giảm

Tỉnh Lâm Đồng vừa công bố các số liệu thống kê kinh tế xã hội của tỉnh. Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp tiếp tục giảm. ...

Mới nhất