Trang chủNewsKinh tếKinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Điểm nhấn từ...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Điểm nhấn từ chính sách điều hành

ADB đánh giá lạm phát ở Việt Nam sẽ được duy trì ổn định ở mức 4,0% trong hai năm 2024 và 2025, “trái ngọt” từ động thái điều hành chính sách tiền tệ rất khéo léo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Kho bãi chứa container tại cảng Tân Vũ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Kho bãi chứa container tại cảng Tân Vũ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Trong 6 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với sức ép lớn từ nhiều yếu tố. Những tác nhân như nhu cầu toàn cầu yếu, căng thẳng địa chính trị kéo dài, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn giảm lãi suất,… đã tạo rủi ro về thị trường, tỷ giá.

Ở trong nước, nền kinh tế cũng chịu áp lực từ tiêu dùng đình trệ, sức hấp thụ dòng vốn lãi suất thấp chưa được như kỳ vọng. Trong bối cảnh khó khăn đó, nền kinh tế vẫn ghi nhận tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ấn tượng ở mức 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ các chính sách chủ động, linh hoạt và đúng đắn.

Để tìm hiểu kỹ hơn về những lực đẩy kinh tế trong thời gian qua, cũng như những “bệ phóng” kinh tế trong thời gian tới, phóng viên TTXVN đã có buổi trao đổi với Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, ông Shantanu Chakraborty và chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam, ông Nguyễn Bá Hùng.

Lực đẩy từ thương mại và đầu tư

Chia sẻ với phóng viên, ông Shantanu Chakraborty cho rằng trong nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đã tạo ấn tượng với mức tăng trưởng GDP đạt 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại, trong đó xuất khẩu tăng 14,5% và nhập khẩu tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, hoạt động tiêu dùng nội địa vẫn chưa thật sự khởi sắc.

Bên cạnh sự trỗi dậy của lĩnh vực thương mại, Giám đốc Quốc gia của ADB cho rằng các số liệu về sản xuất và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng mang lại nhiều tín hiệu sáng.

TTXVN_0407detmayTPHCM1.jpg
Cắt may tại xưởng gia công dệt may xuất khẩu Công ty TNHH May mặc Dony, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/ TTXVN)

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng 6/2024 ở mức 54,7 cho thấy triển vọng lạc quan về hoạt động sản xuất trong nước. Trong khi đó, báo cáo của ADB cũng cho thấy đầu tư FDI về cả vốn đăng ký và vốn thực hiện trong nửa đầu năm 2024 là rất tích cực.

Nhìn về cả năm 2024, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB ông Nguyễn Bá Hùng cho rằng giai đoạn nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn nửa đầu năm, một phần do các chỉ số tăng trưởng trong nửa đầu năm nay được hưởng lợi từ xuất phát điểm thấp của nửa đầu năm 2023.

Mặc dù vậy, ADB vẫn tiếp tục duy trì quan điểm lạc quan một cách thận trọng với dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Ông Shantanu Chakraborty cho rằng đây là mức tăng trưởng khá lành mạnh giữa tình hình địa chính trị thế giới hiện nay, cùng những thách thức từ bên trong, bên ngoài đối với nền kinh tế.

Theo Giám đốc Quốc gia ADB, các yếu tố bao gồm duy trì sự phục hồi thương mại trong các lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu, dòng vốn FDI và kiều hối tích cực sẽ giúp kinh tế Việt Nam giữ vững sức tăng trưởng trong năm 2024.

Ngoài ra, chuyên gia của ADB khẳng định tăng trưởng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ đầu tư công, các yếu tố như sự trở lại của lĩnh vực dịch vụ, sản xuất nông nghiệp ổn định, và tiêu dùng nội địa phục hồi.

Những chính sách điều hành khéo léo

ADB đánh giá lạm phát tại Việt Nam sẽ được duy trì ổn định ở mức 4,0% trong hai năm 2024 và 2025, bất chấp áp lực dai dẳng từ căng thẳng địa chính trị và gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Shantanu Chakraborty cho rằng đây là “trái ngọt” từ những động thái điều hành chính sách tiền tệ rất khéo léo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo ông, Ngân hàng Nhà nước đã làm rất tốt việc duy trì một chính sách tiền tệ thận trọng trong khoảng thời gian đầy thử thách phải cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng và áp lực lạm phát.

0407thuysanTPHCM.jpg
Sơ chế tôm xuất khẩu tại Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải – COFIDEC, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/ TTXVN)

Đó là lý do tại sao Việt Nam ghi nhận lạm phát giảm trong năm ngoái nhưng GDP vẫn tăng trưởng 5,05% – là một trong những mức tăng trưởng cao nhất khu vực. Để đạt được điều này là nhờ động thái giảm lãi suất rất kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, với tổng cộng ba lần giảm trong năm 2020, nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, hiện giờ Ngân hàng Nhà nước không còn nhiều không gian để tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ do lãi suất thực tế đã giảm xuống mức thấp. Vì vậy, ông Chakraborty cho rằng Việt Nam cần tập trung vào chính sách tài khóa, lấy đầu tư để cải thiện nhu cầu và tăng trưởng tín dụng.

Theo ông, hai chính sách tiền tệ và tài khóa cần phối hợp đồng bộ với nhau, để những lợi ích từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ được chuyển thành “chất xúc tác” tích cực trong không gian tài khóa, được thể hiện qua mức độ hấp thụ tín dụng và đầu tư mạnh mẽ hơn.

Liên quan đến các chính sách thương mại, chuyên gia kinh tế trưởng Nguyễn Bá Hùng cho rằng một trong những yếu tố giúp thu hút FDI của Việt Nam tích cực hơn các nước khác là do có hệ thống các hiệp định thương mại tự do cho phép doanh nghiệp đặt tại Việt Nam được tiếp cận với nhiều thị trường trên thế giới hơn, qua đó phục vụ các mô hình đầu tư và xuất khẩu.

Mặc dù vậy, thách thức hiện nay là sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước của Việt Nam với chuỗi sản xuất xuất khẩu (chuỗi FDI) còn yếu. Vì vậy, bên cạnh những biện pháp nhằm thu hút FDI, Việt Nam cũng cần tập trung thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nội địa vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, nhằm khai thác nguồn vốn và phục vụ nhu cầu phát triển.

“Bệ phóng” của tăng trưởng

Trong khi được dự báo sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm nay, đại diện ADB cũng chỉ ra một số rủi ro bên ngoài có thể tác động đến kinh tế Việt Nam. Rủi ro đầu tiên là nhu cầu toàn cầu suy giảm do tốc độ phục hồi kinh tế chậm ở các nước đối tác thương mại và căng thẳng địa chính trị tiếp diễn, từ đó làm chậm quá trình phục hồi dựa vào xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ hai, tốc độ bình thường hóa lãi suất ở Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác sẽ tiếp tục gây áp lực lên vấn đề tỷ giá.

2207ADBVietnam.jpg
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam phát biểu. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Giám đốc Shantanu Chakraborty cho rằng tăng trưởng trong năm 2024 còn phụ thuộc vào việc thực hiện hiệu quả các biện pháp tài khóa và đầu tư công của chính phủ.

Ông cho rằng Việt Nam cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn, để tăng cường nhu cầu trong nước, với các biện pháp khắc phục cơ cấu dài hạn nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.

Đầu tư công sẽ là “chìa khóa” đầu tiên, với việc Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu sẽ giải ngân 27,3 tỷ USD vốn đầu tư công trong năm tài chính hiện tại, với rất nhiều dự án chiến lược quan trọng.

Đầu tư công không chỉ giúp thúc đẩy nhu cầu và việc làm, mà còn tác động tích cực đến các ngành phụ thuộc khác như xây dựng, hậu cần và vận tải. Đây sẽ là công cụ đưa Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào chính sách tiền tệ.

Động lực thứ hai là cải cách nhằm tăng cường sự thuận tiện trong kinh doanh và đảm bảo rằng Việt Nam tiếp tục duy trì các lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh nhiều quốc gia khác trong khu vực đang đầu tư xây dựng những cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới.

Họ thực hiện chính sách giảm thuế và đưa ra nhiều ưu đãi khác nhau để thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) và ngành công nghiệp bán dẫn.

Giám đốc Quốc gia ADB Shantanu Chakraborty đánh giá đây là hai động lực chính để Việt Nam duy trì đà phát triển bền vững nhằm hướng tới các mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đặt ra trong tương lai gần./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/kinh-te-viet-nam-qua-goc-nhin-quoc-te-diem-nhan-tu-chinh-sach-dieu-hanh-post966021.vnp

 

Cùng chủ đề

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Hiệu suất giảm, quỹ ngoại vẫn kỳ vọng tích cực vào kinh tế Việt Nam

Quỹ đầu tư AFC Vietnam Fund ghi nhận hiệu suất giảm 3,6% trong tháng 10/2024, tuy nhiên vẫn đưa ra những đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiệu suất giảm, quỹ ngoại vẫn kỳ vọng tích cực vào kinh tế Việt NamQuỹ đầu tư AFC Vietnam Fund ghi nhận hiệu suất giảm 3,6% trong tháng 10/2024, tuy nhiên vẫn đưa ra những đánh giá tích cực về triển vọng...

Mỗi kỹ sư sẽ là một “viên gạch” xây dựng nên “tòa nhà” công nghiệp bán dẫn Việt Nam vững chắc

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh như vậy tại lễ khai mạc Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024), diễn ra sáng 7/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) Hòa Lạc.

Kết quả bầu cử Mỹ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Kết quả bầu cử Mỹ sẽ không tạo ra những thay đổi lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh. Trong khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra, giới phân tích nhận định rằng, dù ứng viên nào chiến thắng cũng sẽ không tạo ra những thay đổi lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Thay đổi để bứt phá

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), được công bố trong tháng 10, đã chỉ ra cơ hội mới cho Việt Nam trong kết nối thương mại toàn cầu, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại quốc tế tạo động lực thúc đẩy vị thế của các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam cũng đưa ra nhiều nhận định tích cực,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của...

Lai Châu: 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tam Đường đã xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường. Ngày 8/11, thông tin tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. Sau 3 ngày điều trị tại...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy khó đạt được vì khả năng tổ chức thực hiện ở tuyến cơ sở còn hạn chế. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện...

Cầu nối giúp tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Đức-Việt

Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của Hội Đức - Việt tại Cộng hòa Liên bàng Đức trong việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Về định hướng hoạt động của Hội trong thời gian tới, Chủ tịch Rolf Schulze cho biết trải qua 33 năm hình thành và phát triển, Hội đã có những hoạt động phong phú, đa dạng,...

Đại biểu Quốc hội: Khắc phục tình trạng mua bán hóa chất tùy tiện

Đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cho rằng việc kinh doanh hóa chất cần được kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng mua bán hóa chất tùy tiện, sử dụng không đúng mục đích. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng xác định ngành hóa chất là một trong những ngành...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp...

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp

Hải Phòng nâng cao nhận thức, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với xuất khẩu. Ngày 8/11, Sở Công Thương Hải Phòng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức hội thảo “Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu cho doanh...

Cần Thơ phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án nhà ở

Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND phân cấp việc tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố. Cần Thơ phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án nhà ởPhó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết...

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triểnCon số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của...

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP ở miền núi

Bưởi da xanh được đánh giá là một trong sản phẩm OCOP cây ăn trái tiềm năng của huyện miền núi Sông Hinh. Ảnh: NGỌC HÂN Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã khơi dậy và phát huy thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Tuy nhiên, hiện sản phẩm lợi thế của khu vực miền núi vẫn còn ở dạng tiềm năng. Nỗ lực triển khai, xây dựng Theo đánh giá từ Sở NN&PTNT, để có được thành...

Mới nhất

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy...

VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes

Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9% và là “tội đồ” góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số chung. Hàng loạt cổ phiếu lớn khác như VIC, VCB, CTG, VHM… giảm giá và tạo áp lực mạnh lên thị trường chung. VN-Index giảm hơn 7 điểm trong phiên 8/11, áp lực lớn từ cổ phiếu Vinhomes Cổ phiếu Vinhomes giảm 3,9%...

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. ...

Mới nhất