Trang chủNewsKinh tếKinh tế tuần hoàn là nền tảng phát triển bền vững ngành...

Kinh tế tuần hoàn là nền tảng phát triển bền vững ngành lúa gạo



DNVN – Với nguồn phụ phẩm dồi dào từ ngành lúa gạo, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn. Mô hình này được xem là giải pháp tiềm năng giúp nâng cao giá trị của ngành hàng lúa gạo, tạo ra năng lượng sạch và là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững trong tương lai.

Tại hội nghị “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và chế biến lúa gạo” vừa qua, các chuyên gia nhận định, biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt và khốc liệt khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt. Việc chuyển đổi ngành lúa gạo Việt Nam theo mô hình kinh tế tuần hoàn là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay sẽ giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu lãng phí, giảm phát thải khí nhà kính và tạo ra giá trị gia tăng cho ngành hàng lúa gạo.

đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL là cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa

Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa.

Nhân rộng mô hình

Theo Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mỗi năm sản xuất từ 24 đến 25 triệu tấn lúa, sản lượng lúa lớn cũng đồng nghĩa với việc khối lượng phụ phẩm từ lúa gạo cũng đến hàng chục triệu tấn rơm rạ, hàng triệu tấn trấu, vỏ trấu. Tuy nhiên, những phụ phẩm từ lúa gạo vẫn chưa được chú trọng đúng cách, vẫn còn lãng phí tài nguyên. Nếu những nguồn phụ phẩm này được tái chế, tái sử dụng một cách hiệu quả sẽ đem lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tạo giá trị gia tăng cho ngành lúa gạo.

PGS,TS Nguyễn Văn Hùng – Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), nhận định, có thể thấy kinh tế tuần hoàn đã hình thành trong ngành lúa gạo Việt Nam, tuy nhiên còn nhiều tiềm năng để phát triển. Với khối lượng rơm cả nước trên 40 triệu tấn mỗi năm, nếu được tái chế và tái sử dụng một cách hiệu quả sẽ đem lợi ích to lớn cho nông dân, doanh nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Hùng cho rằng, đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL là cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong toàn bộ chuỗi giá trị lúa gạo trong khu vực, phía IRRI luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ và cung cấp cơ sở dữ liệu, thiết kế hệ thống và chuỗi giá trị nông nghiệp tuần hoàn. Ngoài ra, cũng sẽ đưa các công nghệ, ứng dụng số và khoa học kỹ thuật, xây dựng các quy trình kỹ thuật, sổ tay hướng dẫn nông nghiệp tuần hoàn cho ngành hàng lúa gạo.

“Kinh tế nông nghiệp tuần hoàn là một phần của chương trình một triệu hecta, một số công nghệ mà IRRI và các đối tác làm ra từ máy cuốn rơm, sản xuất phân bón từ rơm, mà thức ăn cho bò, chúng tôi sẵn lòng hợp tác, chia sẻ để cùng phát triển mô hình kinh doanh.

Về mặt phát triển công nghệ ngoài việc tạo các liên kết chúng tôi cũng tiếp cận phát triển chuyên sâu, xây dựng các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ, dựa trên cơ sở dữ liệu thì nó mới trở thành các mô hình kinh doanh thành công ở các địa phương riêng biệt, từng hợp tác xã một thì mới nhân rộng được”, PGS,TS Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.

nếu tận dụng sản phẩm từ rơm rạ để trồng nấm, làm phân hữu cơ thì người dân sẽ tăng thu nhập tới 133 triệu đồng/1 hecta/năm.

Nếu tận dụng sản phẩm từ rơm rạ để trồng nấm, làm phân hữu cơ thì người dân sẽ tăng thu nhập tới 133 triệu đồng/1ha/năm.

Về hiệu quả, bà Phạm Thị Minh Hiếu – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cần Thơ, thông tin, qua mô hình tuần hoàn triển khai tại Cần Thơ đã tính toán kỹ lưỡng, nếu canh tác lúa theo cách truyền thống thì 1ha người dân thu nhập 86 triệu đồng/năm. Nhưng nếu tận dụng sản phẩm từ rơm rạ để trồng nấm, làm phân hữu cơ thì người dân sẽ tăng thu nhập tới 133 triệu đồng/1ha/năm.

“Mục tiêu của ngành nông nghiệp áp dụng nông nghiệp tuần hoàn bằng nhiều giải pháp kỹ thuật để giúp cho nông dân giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận cũng như bảo vệ môi trường. Cần Thơ cũng có một số mong muốn nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm tại các vùng sản xuất của Cần Thơ và cả ĐBSCL”, bà Hiếu chia sẻ.

Trở thành hình mẫu

Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, vùng ĐBSCL mỗi năm tạo ra khoảng 24 triệu tấn rơm rạ nhưng chỉ có 30% rơm rạ nhưng chỉ 30% được thu gom, tương đương hơn 7 triệu tấn, còn 70% số lượng rơm rạ được đốt hoặc vùi vào đồng ruộng. Chính việc này đã gây lãng phí nguồn phế phẩm từ lúa gạo và gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính.

Theo ông Tùng, nông nghiệp tuần hoàn góp phần tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính. Việc tận dụng các nguồn phụ phẩm sẽ nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế tuần hoàn cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu và các địa phương phải xây dựng kế hoạch, phát triển mô hình quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, hướng đến thu gom 100% rơm rạ khỏi đồng ruộng vào năm 2030 và góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COOP 26 về biến đổi khí hậu.

“Cần sử dụng dữ liệu thông tin, công nghệ để hỗ trợ cho nông nghiệp tuần hoàn lúa gạo chúng ta hiện nay. Những dữ liệu chúng ta đang có cần phải nhiều hơn, cần đẩy đủ hơn, cần hệ thống hơn và đồng thời chúng ta phải phổ biến các dữ liệu này đến tất cả danh mục, các cơ quan quản lý địa phương với người nông dân để chúng ta có cùng nhận thức, ý chí phát triển được nông nghiệp tuần hoàn này”, ông Tùng nói.

hướng đến thu gom 100% rơm rạ khỏi đồng ruộng vào năm 2030 và góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COOP 26 về biến đổi khí hậu.

Việt Nam hướng đến thu gom 100% rơm rạ khỏi đồng ruộng vào năm 2030 và góp phần thực hiện cam kết của tại COP 26 về biến đổi khí hậu.

Về việc khai thác phụ phẩm, ông Phan Văn Tâm – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Ðiền, cho rằng, để khai thác các nguồn phụ phẩm với giá thành thấp và tạo ra sức cạnh tranh thì cần phải định hướng và quy hoạch tổng thể cho từng vùng, từng khu vực. Ngoài ra, cần phải đặc biệt quan tâm đến cơ sở hạ tầng giao thông cho việc vận chuyển nguồn nguyên liệu từ các vùng sản xuất đến các nhà máy chế biến, việc vận chuyển thuận lợi sẽ góp phần giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

“Trong đề án này thì Bình Điền cũng có định hướng và hợp tác với IRRI và nhà khoa học và một số đơn vị trong vùng để kết nối những hợp tác xã sản xuất từ rơm rạ trở thành nguồn cung cấp đầu vào cho Bình Điền phát triển phân hữu cơ từ đề án một triệu ha này”, ông Tâm nói.

Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nhìn nhận, với khối lượng phụ phẩm lúa gạo khổng lồ hàng năm với hàng chục triệu tấn rơm rạ và hàng triệu tấn trấu, thì Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất ra hàng triệu tấn năng lượng sinh khối xanh. Việc này không chỉ giúp giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, sản xuất giảm phát thải thực hiện luôn kinh tế tuần hoàn rất là có hiệu quả, các địa phương có thể học tập và cùng là sẵn sàng tham gia vào chương trình một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp mà ngành nông nghiệp đang triển khai.

Với nguồn phụ phẩm dồi dào từ ngành lúa gạo, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn xanh và bền vững. Đây được xem là giải pháp tiềm năng giúp nâng cao giá trị của ngành hàng lúa gạo, đồng thời tạo ra năng lượng sạch, bền vững và là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững trong tương lai.


Thái Cường





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/kinh-te-tuan-hoan-la-nen-tang-phat-trien-ben-vung-nganh-lua-gao/20240626013835109

Cùng chủ đề

Dệt may nỗ lực vượt chướng ngại vật để xây dựng kinh tế tuần hoàn

Dệt may vốn có nhiều quy định, tiêu chuẩn liên quan tới kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh nhất và đây là chướng ngại vật mà doanh nghiệp ngành này phải vượt qua. ...

Nâng cao lợi thế kinh doanh nhờ nhận thức về ESG và kinh tế tuần hoàn

Là doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn ngặt nghèo trong "xanh" hóa, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam - nhận thấy việc thực hành ESG và áp dụng các biện pháp tuần hoàn sẽ góp phần thúc đẩy tạo việc làm, tiếp cận công bằng các nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng, giúp tăng trưởng toàn diện và phúc lợi xã...

Thúc đẩy tín dụng xanh còn gặp nhiều khó khăn

DNVN - Báo cáo tại hội thảo “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững: Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai”, sáng ngày 6/6, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển...

Cần có khung chính sách và pháp lý hoàn thiện cho kinh tế xanh

Dư nợ tín dụng xanh cần tăng thêm Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ bởi chính những lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội, tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm tác động tiêu cực cho môi trường. Với vai trò huyết mạch của nền kinh...

Tiềm năng lớn kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vùng ĐBSCL

ĐBSCL có tiềm năng, lợi thế rất lớn để khai thác kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Để khai thác được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại học Đông Á công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét học bạ đợt 1

DNVN - Hội đồng Tuyển sinh Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) vừa công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển sớm theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ) đợt 1 - năm 2024 cho các ngành đào tạo bậc đại học hệ chính quy. ...

Phát hiện sớm ung thư đại tràng nhờ nội soi không đau tại Thiện Nhân Quảng Ngãi

DNVN - Mới đây, Công ty CP Bệnh viện Thiện Nhân Quảng Ngãi tiếp nhận anh N.N.H (49 tuổi, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đến khám tầm soát ung thư đường tiêu hoá. Anh được bác sĩ tư vấn thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng không đau. ...

Loạt ưu đãi dịp du lịch hè của IHG Hotels & Resorts

DNVN - Mùa du lịch hè, IHG Hotels & Resorts đưa ra nhiều ưu đãi dành cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ẩm thực, đồ uống tại nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng. ...

Tập huấn livestream bán hàng cho doanh nghiệp, hợp tác xã vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

DNVN - Trong hai ngày 26 – 27/6 tại Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền...

Lâm Đồng công bố đường dây nóng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

DNVN – Đường dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm số điện thoại của Chánh Thanh tra và Thanh tra Sở GD&ĐT. ...

Bài đọc nhiều

Biến động nghìn tỷ, gà đẻ trứng vàng Sabeco ra sao trong tay tỷ phú Thái?

Vốn hóa sụt mạnh nhiều tỷ USD, thị trường biến động, Sabeco sau khi Nhà nước thoái vốn và về tay ThaiBev gặp nhiều thử thách. Dù vậy, doanh nghiệp số 1 ngành bia Việt Nam vẫn là 'gà đẻ trứng vàng' cho tỷ phú Thái. Cuối năm 2017, thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) Việt Nam ghi nhận một thương vụ lớn chưa từng có. Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã chi khoảng...

Việt Nam muốn hợp tác với Trung Quốc về lĩnh vực đường sắt

TPO - Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo xây dựng các hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM, điều này tạo dư địa lớn để hợp tác. Kết nối đường sắt, phục vụ phát triển xanh Chiều 25/6 (giờ địa phương), nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng...

‘Nỗ lực tự thân giúp Vietnam Airlines vượt qua khó khăn’

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cho biết, hãng sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng doanh thu và thu nhập, thực hiện quyết liệt việc quản trị và tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi. Nỗ lực xử lý hơn 42.000 tỷ đồng Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines-VNA) vào sáng...

Các khoản đầu tư tỷ USD của SK Group, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc ở Việt Nam

SK Group lớn cỡ nào? Tính theo doanh thu, SK Group là tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) lớn thứ 3 Hàn Quốc chỉ sau Samsung và Hyundai. Năm 2023, tập đoàn này ghi nhận doanh thu 99,64 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức 102,53 tỷ USD của năm trước. Chữ SK không phải viết tắt của South Korea (Hàn Quốc) mà là Sunkyong - công ty dệt may - tiền thân của tập đoàn. Doanh nghiệp này bắt...

Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chiều 25/6 (giờ địa phương), tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của...

Cùng chuyên mục

Phát động cuộc thi “80 năm ngành Thủy lợi Việt Nam đồng hành cùng đất nước”

Chiều 26/6, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành thủy lợi Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), Cục Thủy lợi và Báo Nông nghiệp Việt Nam đồng tổ chức Cuộc thi “80 năm ngành Thủy lợi Việt Nam đồng hành cùng đất nước”, nhằm khẳng định những thành tựu vượt bậc và vai trò quan trọng của ngành thủy lợi đối với nông nghiệp,...

Thị trường xuất khẩu surimi và bột cá còn nhiều tiềm năng

Việt Nam là nguồn cung cấp bột cá lớn thứ 2 cho Trung Quốc 5 tháng: Xuất khẩu thủy sản thu về 3,6 tỷ USD 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam đạt hớn 106 triệu USD, giảm 15%. Hiện các sản phẩm chả cá và surimi của Việt Nam xuất khẩu được sang 34 thị trường trên thế giới. Trong đó,...

Giá cà phê trong nước trượt dốc không phanh?

Dự báo giá cà phê ngày 25/6/2024: Giá cà phê quay đầu giảm mạnh? Dự báo giá cà phê ngày 26/6/2024: Giá cà phê trong nước tăng sốc? Dự báo giá cà phê ngày 27/6/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh. Theo nhận định của chuyên gia, giá cà phê giảm do các sàn thanh lý hợp đồng mua khống, cộng với tin tức có mưa ở những vùng trồng cà...

Kiên Giang thúc đẩy hoạt động sản xuất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

 Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm của tỉnh Kiên Giang đạt hơn 470,8 triệu USD, đạt...

Loạt ưu đãi dịp du lịch hè của IHG Hotels & Resorts

DNVN - Mùa du lịch hè, IHG Hotels & Resorts đưa ra nhiều ưu đãi dành cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ẩm thực, đồ uống tại nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng. ...

Mới nhất

98,96% thí sinh đến làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT cho biết, chiều 26/6 có 98,96% trong tổng hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự...

Hưởng lợi quy hoạch hạ tầng, bất động sản Đông Anh bứt tốc

Tầm nhìn quy hoạch, sự phát triển hạ tầng giao thông và xã hội đang tạo ra lực đẩy cho bất động sản phía Đông Hà Nội. Mô hình “Thành phố...

Phát động cuộc thi “80 năm ngành Thủy lợi Việt Nam đồng hành cùng đất nước”

Chiều 26/6, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống ngành thủy lợi Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), Cục Thủy lợi và Báo Nông nghiệp Việt Nam đồng tổ chức Cuộc thi “80 năm ngành Thủy lợi Việt Nam đồng hành cùng đất nước”, nhằm...

Mới nhất