Cùng với nỗ lực tái cơ cấu toàn diện để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp Nhà nước mong muốn được thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn mới.
Mặc dù còn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng kinh tế Việt Nam đang phục hồi tích cực và trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao. Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, bên cạnh những đóng góp ngày càng tích hơn của các động lực tăng trưởng mới.
VNA là một trong số ít doanh nghiệp có cơ hội lớn để vươn lên trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh ngang tầm khu vực nhờ năng lực quản trị tốt, bề dày kinh nghiệm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Khẳng định vai trò tiên phong, dẫn dắt
Trong bối cảnh đó, hệ thống doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiếp tục thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thông qua những đóng góp tích cực cho công tác phòng chống dịch bệnh, tham gia chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, làm nền tảng để tạo môi trường hoạt động cho mọi thành phần kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.Đến nay, công tác tái cơ cấu, đổi mới hoạt động của DNNN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ chỗ hoạt động dàn trải, các DNNN tập trung giữ vững những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình đổi mới DNNN thời gian qua cũng còn tồn tại một số hạn chế như tiến độ triển khai Đề án cơ cấu lại một số DNNN vẫn chậm do những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách chưa được tháo gỡ kịp thời. Một số DNNN sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, còn có những dự án chưa hiệu quả, ảnh hướng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của DN; công tác đổi mới quản trị của một số DNNN chưa theo kịp với yêu cầu biến động của thị trường... Thực tiễn 40 năm Đổi mới cho thấy, kinh tế Nhà nước luôn khẳng định được vai trò chủ đạo, là nền tảng cơ bản để phát triển các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. DNNN với tư cách là bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước, luôn giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho DNNN là thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sắp xếp và đổi mới hoạt động gắn với mục tiêu nâng tầm quy mô, hiệu quả để trở thành các thực thể kinh tế mạnh, bảo đảm thực hiện trách nhiệm dẫn dắt thị trưởng, điều tiết kinh tế vĩ mô và đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực.Vượt qua tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, VNA đã phục hồi và bảo đảm năng lực cạnh tranh quốc tế.
Đây cũng là thời điểm quan trọng để Việt Nam củng cố, xây dựng một số tập đoàn, tổng công ty dẫn đầu trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, viễn thông, hàng không, kết cấu hạ tầng... Muốn vậy, cần nghiên cứu cơ chế giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp lớn thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Bình luận (0)