Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế Nga tăng trưởng kỳ diệu dưới lệnh trừng phạt

Kinh tế Nga tăng trưởng kỳ diệu dưới lệnh trừng phạt


Tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, giai đoạn phục hồi nền kinh tế đã hoàn thành, sau khi đất nước vượt qua áp lực chưa từng có từ bên ngoài. Moscow dễ dàng lách qua các biện pháp trừng phạt và một lần nữa kiếm được nhiều tiền từ xuất khẩu dầu.

Kinh tế Nga tăng trưởng kì diệu dưới lệnh trừng phạt
Theo IMF, kinh tế Nga dự báo sẽ tăng 1,5% trong năm nay. (Nguồn: Bloomberg)

Ngay Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng tăng mạnh dự báo đối với Nga. IMF dự kiến, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga sẽ tăng 1,5% trong năm nay và 1,3% vào năm 2024, sau khi giảm vào năm 2022.

Trong khi đó, Tổng thống Putin tin rằng, mức tăng trưởng trong năm nay là 2,8%. Và con số này cao gấp đôi so với mức mà chính phủ Nga dự báo ​​vào tháng 4 năm nay. Điều gì khiến nước Nga trở nên độc đáo như vậy?

Đội tàu “xám”, khai thác các trung tâm trung chuyển

Ông Maxim Maximov, Phó Giáo sư Khoa Quản trị doanh nghiệp và đổi mới, tại Đại học Kinh tế Plekhanov (Nga) cho biết: “Các lệnh trừng phạt đã không đạt được mục tiêu chính, đó là gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho nền kinh tế Nga. Tôi nghĩ rằng theo thời gian, các học giả sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm của Nga, rất độc đáo về nhiều mặt.

Tất nhiên, có những ví dụ như Triều Tiên hay Iran, cũng phát triển khá thành công dưới áp lực trừng phạt từ bên ngoài. Tuy nhiên, không quốc gia nào trong số này chống lại gần như toàn bộ sức mạnh của khối NATO, đồng thời lại có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể như vậy”.

Đầu tiên, Nga đã thành công trong việc hình thành đội tàu “xám” của mình, sẵn sàng chở dầu Nga và kiếm tiền từ nó. Vấn đề với bảo hiểm giờ đây đã được giải quyết.

Theo công ty phân tích Kpler của Pháp, chuyên thu thập dữ liệu về thị trường hàng hóa và phân tích hàng hải, trong tháng 8/2023, khoảng 75% hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu bằng đường biển mà không có bảo hiểm tàu ​​biển của các công ty phương Tây, công cụ chính để thực hiện lệnh cấm vận.

Có 3 loại tàu chở dầu như sau:

Đội tàu “sạch”, tàu chở dầu không có bất kỳ hành vi đáng ngờ nào (thay đổi cờ hoặc cơ cấu sở hữu mù mờ). Những tàu này dễ dàng được xác định và hoạt động theo pháp luật.

Đội tàu “xám” là hiện tượng hoàn toàn mới xuất hiện sau khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra. Nguồn gốc tàu và chủ sở hữu đươc che giấu để tránh các lệnh trừng phạt. Một số lượng lớn tàu thay đổi cờ. Hiện nay có khoảng 900 tàu “xám” (xấp xỉ 8% đội tàu toàn cầu).

Xét về số lượng tàu “xám”, năm 2022, Nga dẫn đầu tuyệt đối: 42% tổng số tàu “xám” trên thế giới, 21% của Liberia, 15% đến từ Quần đảo Marshall. Trước chiến tranh, 2,6 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga được chở bằng tàu “sạch”, nhưng sau ngày 24/2/2022 số dầu này được vận chuyển bằng đội tàu “xám”.

Đội tàu “tối” được sử dụng để vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp hoặc bị trừng phạt. Người ta tắt hệ thống nhận dạng tự động và sử dụng công nghệ để che giấu và làm sai lệch vị trí. Hiện có khoảng 1.100 tàu thuộc hạm đội “tối”, chiếm khoảng 10% đội tàu buôn toàn cầu.

Top 5 quốc gia về số lượng tàu đội tàu “tối” bao gồm 33% thuộc về Panama, 28% đến từ Liberia, 15% từ Quần đảo Marshall, 14% từ Nga và 8% là Malta.

Việc xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga không hề dừng lại. Tờ Financial Times đưa tin, khu vực Liên minh châu Âu (EU), nơi áp đặt các lệnh trừng phạt, tiếp tục nhận nguyên liệu thô từ Nga với số lượng lớn, nhưng không trực tiếp, mà thông qua các nước thứ ba.

Thương gia Thụy Sỹ Glencore đã vận chuyển hàng nghìn tấn đồng của Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ đến Italy vào tháng 7 năm nay; Ấn Độ cung cấp cho EU hàng nghìn tấn sản phẩm dầu mỏ được sản xuất từ ​​​​dầu của Nga. Kết quả là, sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga vẫn tiếp tục, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và UAE đã trở thành điểm trung chuyển giữa EU và Liên bang Nga.

Financial Times nhấn mạnh điều này “làm giảm hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây”.

Còn tỷ phú Oleg Deripaska (doanh nhân giàu nhất nhì nước Nga) bày tỏ “sự ngạc nhiên” trước khả năng phục hồi của nền kinh tế Nga. Vị tỷ phú này tin rằng, Moscow đã “sống sót” sau nỗ lực cô lập nền kinh tế bằng cách phát triển quan hệ thương mại mới với các nước ở Nam bán cầu và tăng cường đầu tư của chính phủ vào sản xuất công nghiệp trong nước.

Khu vực tư nhân năng động

Tỷ phú Deripaska nói: “Tôi rất ngạc nhiên khi doanh nghiệp tư nhân lại linh hoạt đến vậy. Tôi cho rằng sẽ có đến 30% các lĩnh vực của nền kinh tế sẽ sụp đổ, nhưng trên thực tế, con số đó ít hơn nhiều. Chi tiêu quân sự và các loại trợ cấp của chính phủ có giảm, nhưng đà đi xuống không lớn. Kinh tế tư nhân đã tìm ra phương thức hoạt động và thực hiện thành công. Lệnh trừng phạt là công cụ của thế kỷ XIX, còn trong thế kỷ XXI này chúng không còn hiệu quả”.

Ông Vladimir Chernov, nhà phân tích tại Freedom Finance Global cũng cho hay, nếu nền kinh tế Nga tăng trưởng ít nhất 2,1% vào cuối năm nay thì có thể nói về sự phục hồi hoàn toàn. Trong quý II/2023, GDP của Nga tăng 4,9%, trong khi quý II/2023 giảm 4,5%.

Công nghiệp là một chỉ số quan trọng khác cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Nga. “Sản xuất công nghiệp đã giảm 11 tháng liên tiếp kể từ tháng 4 năm ngoái. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 3/2023, ngành này bắt đầu tăng trưởng trở lại”, nhà phân tích Chernov lưu ý.

Cuối cùng, sự phục hồi doanh thu từ dầu khí của Nga là một chỉ số quan trọng khác chứng tỏ sự chuyển đổi hoàn toàn của nền kinh tế Nga.

Kinh tế Nga tăng trưởng kì diệu dưới lệnh trừng phạt
Sự phục hồi doanh thu từ dầu khí của Nga là một chỉ số quan trọng khác chứng tỏ sự chuyển đổi hoàn toàn của nền kinh tế Nga. (Nguồn: Reuters)

Vẫn là dầu – chiết khấu mạnh tay, bán vượt giá trần

Bà Olga Belenkaya, người đứng đầu bộ phận phân tích kinh tế vĩ mô tại Finam nhận định: “Tỷ trọng dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên thị trường thế giới quá cao, vì vậy khó có thể cô lập mà không gây sốc cho phần còn lại của thế giới”.

Trên thực tế, phương Tây không muốn điều này, đó là lý do tại sao chúng ta không thấy lệnh cấm vận dầu nghiêm ngặt mà là những hạn chế dưới hình thức áp giá trần. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi châu Âu tiếp tục tiêu thụ tài nguyên năng lượng của Nga, chỉ là bây giờ họ làm điều đó thông qua các nước thứ ba.

Ví dụ, các sản phẩm dầu mỏ đến châu Âu từ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước này kiếm được lợi nhuận nhờ vai trò trung gian. Để thay đổi nguồn cung logistics và tìm người mua mới cho dầu và sản phẩm dầu mỏ của mình, Nga đã phải đưa ra mức chiết khấu khá lớn.

Bà Belenkaya lưu ý: “Vào đầu năm, mức giảm giá dầu xuất khẩu của Nga so với tiêu chuẩn quốc tế lên đến 34-35 USD/thùng, và trong nửa đầu năm 2023, ngân sách chỉ thu được chưa tới 500 tỷ rúp từ dầu khí. Nhưng khi chuỗi cung ứng đã thích nghi và do Nga giảm khối lượng khai thác và xuất khẩu phối hợp với OPEC+, mức chiết khấu đã thu hẹp đáng kể, góp phần làm tăng doanh thu từ dầu khí”.

Theo ước tính của Reuters, nguồn thu ngân sách từ dầu khí sẽ tăng lên xấp xỉ 733 tỷ Ruble (7,6 tỷ USD) vào tháng 9. Con số này cao hơn 14% so với tháng trước. Và con số này thậm chí còn cao hơn cả vào tháng 9/2022, khi doanh thu ngân sách từ dầu khí lên tới 688 tỷ Ruble.

Giá dầu của Nga ngày càng tăng và đã được bán cao hơn mức giá trần của phương Tây trong vài tháng nay. Hơn nữa, mức chiết khấu so với dầu Brent đã giảm gấp ba lần, thay vì 35 USD vào đầu năm, mức chiết khấu đối với dầu Nga vào giữa tháng 9 chỉ còn hơn 11 USD/thùng, theo Bộ Tài chính Nga.

Giá trung bình của dầu Urals từ ngày 15/8 đến ngày 14/9 là 77 USD/thùng so với dầu Biển Bắc là 88,61 USD/thùng. Như vậy, sau 1 tháng, giá dầu ở Nga đã tăng gần 10%.

Nhà phân tích Chernov cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng doanh thu từ dầu khí của Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng vì chính phủ dự định tiếp tục giảm chiết khấu dầu của Nga xuống mức tiêu chuẩn”.

Đồng Ruble yếu, độ trễ cấm vận

Điều duy nhất, để thích ứng với nền kinh tế như thế thì cần có đồng Ruble yếu. Theo dự báo của Bộ Phát triển kinh tế, trong những năm tới một USD sẽ có giá không dưới 90 Ruble.

Người đứng đầu bộ phận phân tích kinh tế vĩ mô tại Finam nói: “Cân bằng ngân sách và tài khoản vãng lai đòi hỏi đồng Ruble yếu. Ngoài ra, Nga buộc phải chuyển đổi giao dịch từ đồng tiền mạnh (USD và Euro) sang tiền của các nước thân thiện và đồng Ruble. Tỷ trọng của đồng Ruble trong xuất khẩu đã tăng từ 13% vào tháng 2/2022 lên 42% vào giữa năm nay, nhưng tỷ trọng của đồng tiền này trong nhập khẩu hầu như không thay đổi (khoảng 30%).

Kết quả là, ngoại tệ mạnh nhận được ở Nga khó có thể đủ để chi trả cho nhu cầu nhập khẩu của người dân, doanh nghiệp và những người đi ra nước ngoài, điều này gây áp lực lên tỷ giá đồng Ruble và ảnh hưởng tiêu cực đến lạm phát cũng như sức mua theo thu nhập bằng đồng Ruble và tiết kiệm của người dân”.

Chuyên gia lưu ý rằng, nhu cầu trong nước cũng tăng hơn đáng kể so với dự báo ban đầu, cả tiêu dùng và đầu tư của hộ gia đình.

Ông Belenkaya nhấn mạnh: “Cầu trong nước đã phục hồi đến mức của quý IV/2021. Điều này phần lớn đạt được thông qua chi tiêu chính phủ quy mô lớn, thanh toán ngân sách cho người dân, các chương trình cho vay ưu đãi và khôi phục nhanh chóng hoạt động nhập khẩu”.

Nhưng mặt khác, cần tính đến những rủi ro đối với nền kinh tế Nga, không chỉ bao gồm áp lực trừng phạt mới từ phương Tây, mà còn cả những vấn đề trong nước cần chú ý.

Ông Belenkaya cảnh báo: “Sự thích ứng diễn ra khi cơ cấu nền kinh tế thay đổi với sự suy giảm chất lượng công nghệ và trong tương lai độ trễ này có thể tăng lên do các biện pháp trừng phạt. Sự thiếu hụt nguồn lao động đã tăng lên, sẽ hạn chế khả năng mở rộng nguồn cung.

Hiện Ngân hàng Nga đang cố gắng hạ nhiệt nhu cầu bằng lãi suất cao, điều này sẽ tác động chủ yếu vào khu vực thị trường (không được trợ cấp) của nền kinh tế, có thể dẫn đến sự suy giảm đáng kể về tăng trưởng kinh tế trong năm tới”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Nga-Iran chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, Mỹ sẽ gây bất lợi cho châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD, Đức tiếp tục trì trệ, lạm phát tại Czech tăng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Điện đàm là “hư cấu”, quân bài kinh tế nào của ông Trump khiến nước Nga lo ngại?

Dù phía Nga bác tin truyền thông Mỹ đưa ra là ông Donald Trump đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putincác bàn về các giải pháp tiềm năng, chính sách về năng lượng của ông Trump có thể là một quân bài kinh tế khiến Nga lo ngại. Theo Washington Post, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về xung đột Ukraine và các giải pháp tiềm...

Nga nói Ukraine cần theo điều này để có cơ hội hòa bình, ông Trump làm nên lịch sử nước Mỹ, Hàn Quốc phóng...

Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Kiev nên giữ thái độ trung lập để có cơ hội hòa bình, ông Trump làm nên lịch sử khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách chia sẻ cách tạo, hiển thị phần trưng bày trên TikTok đơn giản

Biết cách tạo và bật phần trưng bày trên TikTok giúp tối ưu tài khoản, thu hút tương tác. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thực hiện để bạn dễ dàng áp dụng ngay!

Bật đèn Flash khi có thông báo trên điện thoại iPhone hiệu quả

Kích hoạt đèn flash khi có thông báo giúp bạn dễ dàng nhận biết cuộc gọi và tin nhắn quan trọng trên iPhone. Xem ngay cách làm đơn giản ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Giá vàng “mất phanh”, thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng thế giới lao dốc 4 phiên liên tiếp, hướng về ngưỡng hỗ trợ 2.500 USD. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn giảm chưa thấy đáy. Với sự hỗ trợ dài hạn và nguồn cung hạn chế, giá vàng quanh mức 2.600 USD/ounce chính là cơ hội mua vào?

Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Ukraine, Na Uy ký thỏa thuận quốc phòng, Trung Quốc bác cáo buộc xâm nhập điện thoại của ông Trump, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine, Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Báo chí Thụy Điển đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 13/11 đã kết thúc chuyến thăm chính thức tới Thụy Điển, truyền thông, báo chí nước sở tại, Văn phòng Chính phủ và chuyên trang của Tập đoàn công nghệ Ericson có nhiều bài viết ca ngợi mối quan hệ và triển vọng hợp tác trong tương lai. Trang thông tin của của Văn phòng Chính phủ Thụy Điển viết Thủ tướng Ulf Kristersson đã chào mừng Phó Chủ tịch nước...

Giá vàng “mất phanh”, thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng thế giới lao dốc 4 phiên liên tiếp, hướng về ngưỡng hỗ trợ 2.500 USD. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn giảm chưa thấy đáy. Với sự hỗ trợ dài hạn và nguồn cung hạn chế, giá vàng quanh mức 2.600 USD/ounce chính là cơ hội mua vào?

Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Lần đầu tiên kết hợp Triển lãm thực tế ảo và Triển lãm truyền thống tại Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024) khai mạc ngày 13/11 đánh dấu một bước đột phá khi lần đầu tiên kết hợp tổ chức dưới cả hình thức Triển lãm truyền thống và Triển lãm thực tế ảo. Không chỉ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Triển lãm còn mở rộng ra không gian số, kết nối người tham gia từ khắp nơi trên thế giới.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Chủ tịch Quốc hội Peru nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Lương Cường tới thăm chính thức Peru; nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng đến thăm chính thức Peru; trân trọng tình cảm đoàn kết và sự ủng hộ của nhân dân Peru...

Mới nhất

Trường trung học đầu tiên ở Hải Dương cho nghỉ học thứ Bảy

Tại tỉnh Hải Dương, Trường THCS & THPT Marie Curie đã cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy. Đây là trường đầu tiên trong tỉnh áp dụng lịch học này. Gần đây, một số tỉnh thành triển khai cho học sinh cấp trung học nghỉ học ngày thứ Bảy như: Lào Cai, Lai Châu, Khánh Hoà, Hà Tĩnh... Tại Hải...

Miss International 2024 Thanh Thủy sắp về Việt Nam, giữ vai trò đặc biệt

Trong đêm chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 sắp tới, Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ vinh dự trao dải băng đương nhiệm cho tân hoa hậu. Thanh Thủy bên các thí sinh trong tiệc sau đăng quang: Thanh Thủy chia sẻ về công việc sau đăng quang: Trong đêm chung kết Miss International 2024, Thanh Thủy...

Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trách nhiệm, đạo đức tại Việt Nam

Tham tán thương mại Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM Cho Young Je nói phải tạo bằng được cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trách nhiệm và có đạo đức tại Việt Nam. ...

Báo chí Thụy Điển đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 13/11 đã kết thúc chuyến thăm chính thức tới Thụy Điển, truyền thông, báo chí nước sở tại, Văn phòng Chính phủ và chuyên trang của Tập đoàn công nghệ Ericson có nhiều bài viết ca ngợi mối quan hệ và triển vọng hợp tác trong tương lai. Trang thông tin...

Cắt bao quy đầu có đau không và phương pháp thực hiện

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu được thực hiện ở nam giới để khắc phục các vấn đề do dài bao quy đầu gây ra, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức...

Mới nhất