Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngKinh tế năm 2024 phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Kinh tế năm 2024 phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%


Sau mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2024, với mục tiêu “phấn đấu cả năm đạt mức tăng trưởng 7%”.

Nửa đầu năm 2024: Tăng trưởng do đâu?

Một sự đồng thuận rất lớn từ các thành viên Chính phủ và cả lãnh đạo các địa phương khi thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, với tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,93% và 6 tháng ước đạt 6,42%, vượt cận trên kịch bản được đưa ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP, hoàn toàn có thể khẳng định về sự phục hồi trở lại của nền kinh tế.

Báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh điều này. Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, có cách làm hay, sáng tạo để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm. Chẳng hạn, Bắc Giang đã đạt mức tăng trưởng GRDP 6 tháng lên tới 14,14%, Khánh Hòa là 12,73%, Thanh Hóa 11,5%, Hải Phòng 10,32%, Hải Dương là 10%…





Đơn hàng tăng nhanh là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu trong những tháng tới

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều địa phương đã góp phần quan trọng đưa tăng trưởng GDP của cả nước đạt mức khá cao trong quý II và 6 tháng vừa qua. “Các động lực tăng trưởng từ phía cung tiếp tục chuyển biến tích cực, các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo đó, về phía cung, khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ duy trì đà tăng khá; khu vực công nghiệp và xây dựng phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng. Cụ thể, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý II tăng 8,55%, tính chung 6 tháng tăng 7,54%; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo quý II tăng 10,04%, tính chung 6 tháng tăng 8,67%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 6 tháng tăng 8,6%; khách quốc tế 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4%. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, nhất là xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản. 6 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 190 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước…

Trong khi đó, về phía cầu, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý II tăng 7,5% so với cùng kỳ; 6 tháng tăng 6,8%, trong đó đầu tư tư nhân tăng 6,7% – trong khi cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 1,8%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, trong đó vốn đăng ký mới đạt hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%; vốn thực hiện khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%.

Nhấn mạnh các chỉ số kinh tế vĩ mô, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư đã khẳng định, đấy là những lý do vì sao tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm lại tích cực như vậy.

Thực tế, khi số liệu thống kê về tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm được công bố, không ít ý kiến nghi ngờ, tại sao trong bối cảnh khó khăn hiện nay, tăng trưởng GDP lại đạt mức cao như vậy. Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, phải “hoàn toàn tin tưởng vào số liệu thống kê”. 

“Các động lực tăng trưởng chủ đạo đều tăng trưởng mạnh, cả sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều phục hồi mạnh mẽ. Dịch vụ tăng trưởng rất tốt, là điểm sáng của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp cũng tăng trưởng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Tất nhiên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế, có những điểm tối màu, như ngành bán lẻ khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn cao, thị trường bất động sản cũng khó…, nhưng gam màu sáng vẫn là chủ đạo.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Sau mức tăng trưởng tích cực của quý II và 6 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựa trên dự báo cả năm, đã cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024. Theo đó, có 2 kịch bản tăng trưởng được đưa ra.

Cụ thể, kịch bản 1, tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị). Theo đó, tăng trưởng quý III là 6,5%, quý IV là 6,6% (kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 6,7% và 7,0%).

Kịch bản 2, tăng trưởng GDP cả năm đạt 7%, trong đó, tăng trưởng quý III là 7,4%, quý IV là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 0,7 điểm phần trăm và 0,6 điểm phần trăm.

Đưa ra hai kịch bản, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao (7%). Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị như vậy dựa trên 6 yếu tố. Đó là xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế; đầu tư tư nhân và doanh nghiệp nhà nước phục hồi nhanh hơn, đầu tư nước ngoài duy trì được đà tăng trưởng tích cực; duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn đang có dấu hiệu chậm lại như Trung Quốc, Nhật Bản…

Bên cạnh đó, du lịch và tiêu dùng tăng trưởng nhanh hơn, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế; các chính sách, quy định pháp luật mới chuẩn bị ban hành và có hiệu lực; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương đầu tàu kinh tế.

“Nếu đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn, nếu các địa phương này tăng trưởng cao hơn, tốc độ tăng trưởng năm 2024 có khả năng sẽ đạt, thậm chí vượt cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra (6,5%)”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Đúng là đang có nhiều kỳ vọng về sự tăng tốc của nền kinh tế trong 2 quý cuối năm, để cả năm có thể đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5%. Sự tăng mạnh trở lại của Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) có thể là một trong những chỉ dấu tích cực. Theo S&P Global, Chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng mạnh lên 54,7 điểm trong tháng 6, so với mức 50,3 điểm của tháng 5. Kết quả này không chỉ cho thấy sức khỏe ngành sản xuất cải thiện tháng thứ ba liên tiếp, mà còn cho thấy các điều kiện kinh doanh đã mạnh lên đáng kể.

“Ngành sản xuất của Việt Nam sôi động trở lại vào thời điểm giữa năm, vượt qua tình trạng tăng trưởng tương đối khiêm tốn trong những tháng gần đây, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh”, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nói.

Đơn hàng tăng nhanh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng tới, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp.

Trong khi đó, dù Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB giữ dự báo, tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam sẽ đạt 6%, song vẫn nhấn mạnh về “hoạt động mạnh mẽ” của cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đấy là lý do khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức cao trong quý II và 6 tháng, vượt xa mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023.

“Kết quả khả quan này tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy khó khăn và thử thách”, UOB nhận định.

Dồn lực cho tăng trưởng

Dù xu hướng hiện nay của nền kinh tế là tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng và đây chính là nền tảng để phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, nhưng một cách thẳng thắn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, khó khăn, thách thức trong các tháng còn lại là rất lớn.

Ngoài các yếu tố như ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, áp lực lạm phát còn lớn, trong khi lạm phát thường tăng vào cuối năm và có những yếu tố tác động rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới, tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tập trung cải thiện, tháo gỡ để tạo đột phá cho tăng trưởng cả năm.

Chẳng hạn, về phía cung, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và dịch vụ, du lịch trong 6 tháng qua tuy bám sát kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP, nhưng đang đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, áp lực cạnh tranh gay gắt. Hay khu vực công nghiệp và xây dựng tuy là động lực chính cho tăng trưởng và cũng đã tăng trưởng cao hơn so với kịch bản đề ra trong 6 tháng, nhưng phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế và sức mua tại các thị trường xuất khẩu lớn.

Trong khi đó, tăng trưởng ngành xây dựng phụ thuộc vào sự phục hồi thị trường bất động sản, tiến độ tháo gỡ vướng mắc, triển khai các dự án đầu tư, đầu tư công. “Các ngành, lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, AI, chíp, bán dẫn… chưa có chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới và khu vực”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận.

Đây là điều đáng lưu tâm, bởi trong các chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Khi các động lực này chưa có “chuyển biến rõ nét”, thì khó có thể kỳ vọng sự tăng trưởng bứt phá của nền kinh tế.

Trong khi đó, về phía cầu, thì đầu tư phục hồi còn chậm. Sức mua trong nước 6 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019. Tăng trưởng xuất khẩu cũng đang có xu hướng chậm lại.

“Bên cạnh các địa phương có tốc độ tăng trưởng tốt, còn 13 địa phương tăng trưởng 6 tháng dưới 5%, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 1,42%, Sơn La tăng 0,67%, Bắc Ninh tăng 2,32%, Quảng Nam tăng 2,68%…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với 20 hiệp hội và khảo sát khoảng 30.000 doanh nghiệp, thì thấy rằng, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là nhu cầu thị trường thấp, áp lực cạnh tranh và chi phí sản xuất tăng cao. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp khó khăn về tài chính, lãi suất vay vốn và thủ tục hành chính…

Những khó khăn đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5%, thậm chí là phấn đấu đạt mức 7% trong năm nay. Vì thế, trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để dồn lực cho tăng trưởng, phải tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng nội địa và đặc biệt là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công… Sự nỗ lực của các địa phương, đặc biệt là các đầu tàu kinh tế cũng rất quan trọng để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế.

“Để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% trong năm nay, tăng trưởng GRDP quý III của TP.HCM phải đạt trên 7%, và quý IV phải cao hơn nữa”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói và cho biết, để tăng tốc trong 2 quý còn lại, Thành phố sẽ nỗ lực, tìm mọi giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.





Nguồn: https://baodautu.vn/kinh-te-nam-2024-phan-dau-dat-muc-tang-truong-7-d219446.html

Cùng chủ đề

ASEAN tăng tốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đến nay, cả những người ủng hộ và từng nghi ngờ đều đồng ý rằng, ASEAN hiện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kinh tế Đức nhận tin tốt nhưng vẫn chưa thể lạc quan

Trong bối cảnh số liệu ảm đạm về tăng trưởng kinh tế, các nhà sản xuất Đức đã chứng kiến mức tăng đơn đặt hàng theo tháng đầu tiên trong 6 tháng qua.Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) hôm 6/8 công bố mức tăng...

Kinh tế Philippines có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6-7%

Kinh tế Philippines tăng trưởng 6,3% trong quý II/2024, khi chính phủ tăng chi tiêu. Mức tăng trưởng này vượt so với dự báo tăng 6,2% của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters và mức tăng 5,8% trong quý đầu năm nay.

Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

08/08/2024 06:35 Diễn đàn Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. (Nguồn: BTC) (PLVN) - Chiều 7/8, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp phối hợp với các bên liên quan tổ chức Diễn đàn Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tham dự có GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; PGS. TS...

Đổi mới mô hình tăng trưởng cần đột phá từ khoa học công nghệ

Diễn đàn Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam do Tạp chí Tài chính doanh nghiệp tổ chức vào ngày 7/8 với những ý kiến đáng chú ý về thay đổi mô hình tăng trưởng của nước ta đến từ ông PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh

Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nhiều loại bệnh nguy hiểm gây ra. Tiêm vắc-xin chủ động tạo miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Các chuyên gia khẳng định, tiêm chủng đầy đủ là cách phòng chống bệnh truyền nhiễm an toàn,...

Kiểm kê tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn, cảng hàng không, sân bay

Kiểm kê tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn, cảng hàng không, sân bayPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 phê duyệt Đề án “Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024”; trong đó, sẽ thực hiện kiểm kê đất đai chuyên đề về tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn; cảng hàng không, sân bay; thực hiện một số nội dung...

Quảng Nam chưa giải quyết gia hạn tiến độ tại dự án Khu nhà ở xã hội STO

Lý do Quảng Nam chưa giải quyết gia hạn tiến độ tại dự án Khu nhà ở xã hội STOKhu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc của Công ty STO đang trong quá trình điều tra nên tỉnh Quảng Nam chưa giải quyết gia hạn tiến độ. Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Lê Văn...

Dự án Delta Galil của Israel tại Việt Nam sẽ tăng vốn lên 100 triệu USD

Dự án Delta Galil của Israel tại Việt Nam sẽ tăng vốn lên 100 triệu USDDự án Delta Galil Việt Nam được đầu tư bởi Công ty Delta Galil Industries Ltd của Israel, với tổng mức đầu tư 64,6 triệu USD, khánh thành năm 2016, dự kiến sẽ tăng vốn lên 100 triệu USD trong thời gian tới. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc...

Cảnh giác với ngộ độc hóa chất

Sau vụ việc 5 người ở TP.HCM bị ngộ độc hóa chất tẩy rửa đến mức nguy hiểm tính mạng, chuyên gia cảnh báo người dân cần cẩn trọng khi tiếp xúc với các hóa chất. Thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết, Bệnh viện huyện Bình Chánh vừa tiếp nhận 5 trường hợp nghi ngộ độc hoá chất PAC (Poly Aluminium Chloride). Được...

Bài đọc nhiều

Dự án cầu Nam Lý vẫn gặp khó về mặt bằng

Theo kế hoạch, dự án sẽ được thông xe vào tháng 9/2024. Song, công tác thi công hiện nay vẫn gặp khó do có đơn vị chưa nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng. Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) đã có văn bản gửi UBND TP.Thủ Đức để...

Toàn cảnh khu “đất vàng” gần 14 ha mũi Nghinh Phong sắp được đấu giá

Khu "đất vàng" gần 14ha mũi Nghinh Phong, thành phố Vũng Tàu sắp được đấu giá. (Video: Gio Linh).UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố danh mục các khu đất đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2024, trong đó có khu...

Nhà máy điện phân nhôm đầu tiên Việt Nam ‘ì ạch’ cả thập kỷ

TPO - Được kỳ vọng tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành nhôm và công nghiệp phụ trợ, nhưng hơn 10 năm qua Nhà máy điện phân nhôm đầu tiên của Việt Nam vẫn chưa hoàn thành. Đó là Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông, đặt tại Khu công nghiệp Nhân Cơ (xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông). Dự án do Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư,...

Quảng Ninh khởi công hai dự án trọng điểm, tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng

Quảng Ninh khởi công hai dự án trọng điểm, tổng vốn gần 1.000 tỷ đồngNgày 9/8, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức khởi công 2 dự án trọng điểm là Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Bệnh viện đa khoa tỉnh (840 tỷ đồng) và Dự án xây mới Trường THCS Trọng Điểm (160 tỷ đồng). Theo đó, dự...

Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở, chung cư tại Việt Nam?

Nghị định 95 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Nhà ở đề cập đến các điều kiện, quy định khi cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam.Cụ thể, số lượng nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu được xác định theo các trường hợp cụ thể.Đối với một tòa nhà chung...

Cùng chuyên mục

Đồng Nai sắp cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp

Theo dự thảo, các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp phải đảm bảo không ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, đê điều, giao thông nội đồng, cũng như không gây tác động tiêu cực đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp liền kề. Những công trình này chỉ được xây dựng khi tổ chức hoặc cá nhân có quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp tập trung lớn hơn diện tích theo...

Kiểm tra tiến độ dự án Cụm công nghiệp Sông Bình và Nhà máy chế biến sữa Thông Thuận

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Sông Bình tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2017. Dự án được giao cho Công ty Cổ phần Sữa Thông Thuận làm chủ đầu tư với diện tích 24 ha và tổng vốn đầu tư là 30 tỷ đồng. Đây là cụm công nghiệp tập trung có quy mô nhỏ...

Khẩn trương hoàn thành các dự án liên vùng Đông Nam bộ

TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương được giao chủ trì khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đối với các dự án vùng và liên vùng, gồm: Đề án Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM, Trung tâm thương mại tự do tại Bà Rịa - Vũng Tàu, các hệ thống đường kết nối. Ngày 10/8, tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính -...

Hiểu đúng về việc thu hồi, gia hạn thời gian sử dụng đất

Sợ bị thu hồi đất vì quy định gia hạn sử dụng đấtVừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Tp.HCM đã có văn bản về việc gia hạn thời gian sử dụng đất. Người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng...

Mới nhất

Tại sao bánh mì Việt Nam được khen ngon nhất thế giới?

Food blogger Wowsung, người Hàn Quốc, cho rằng chính nhờ cách chế biến kỳ công và hương vị phong phú mà bánh mì Việt Nam được mệnh danh là sandwich ngon nhất thế giới. Wowsung - một food blogger người Hàn, mới đây chia sẻ về lý do bánh mì Việt Nam được mệnh danh là loại sandwich ngon nhất...

Có gì tại quận giải trí ‘hot’ nhất Đà Nẵng dịp 2.9?

Với lịch nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, Đà Nẵng trở thành điểm đến lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn để tận hưởng kỳ nghỉ cùng gia đình và bạn bè. Dưới đây là loạt trải nghiệm không thể bỏ lỡ nếu bạn đến thành phố sông Hàn dịp này.   Không phải ngẫu nhiên mà Đà...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Cần tập trung giải quyết vướng mắc của các trường đại học

Hội nghị đã công bố các quyết định của Chủ tịch UBND TP.HCM về bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng hiệu trưởng TP.HCM.Cụ thể, bà Trần Thị Diệu Thúy - phó chủ tịch UBND TP.HCM - nhận nhiệm vụ phó...

Tỉnh Bình Phước có 44 dân tộc, tại đây vừa diễn ra lễ hội Lồng Tồng của 2 dân tộc Tày, Nùng

Khu vực lễ hội được chính quyền địa phương tổ chức tại nhà văn hóa ấp Phước Tâm, thuộc Trung tâm văn hóa - thể thao...

Ngất ngây giữa rừng san hô Ninh Thuận

Đến với Ninh Thuận, du khách sẽ được trải nghiệm, khám phá các bãi san hô cổ hóa thạch hàng triệu năm, mang trong mình giá trị lịch sử vô giá... Vietnam.vn

Mới nhất