Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKinh nghiệm từ trường hợp Malaysia

Kinh nghiệm từ trường hợp Malaysia


TẬP TRUNG VÀO GIÁO VIÊN, SÁCH GIÁO KHOA

PGS-TS Hadina Habil, Chủ tịch Viện Ngôn ngữ thuộc ĐH Công nghệ Malaysia (UTM), tán thành chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường phổ thông của VN, bởi đây là bước đầu để có thể triển khai tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trên toàn quốc. Ở cấp cơ sở, bà Hadina nhấn mạnh chính phủ cần đầu tư, hỗ trợ đội ngũ giáo viên (GV), không nên để mặc thầy cô “tự bơi”, nhất là với các môn không phải tiếng Anh.

Đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Kinh nghiệm từ trường hợp Malaysia- Ảnh 1.

Malaysia đang tự quảng bá là điểm đến “chuyển tiếp” trước khi du học các nước nói tiếng Anh truyền thống như Úc, Anh, thu hút 740 du học sinh Việt vào năm 2023 nhờ chi phí phải chăng và môi trường nói tiếng Anh phổ biến

Học liệu, trong đó có sách giáo khoa (SGK), cũng là vấn đề được nhắc đến. Cụ thể, học liệu dùng trong lớp học tiếng Anh phải được địa phương hóa, tức đưa vào những ví dụ gần gũi với văn hóa Việt như các lễ hội truyền thống, thay vì giữ nguyên nội dung của sách nước ngoài sau khi mua bản quyền. Hiện SGK chương trình mới tại VN mua bản quyền từ Tập đoàn Pearson và Nhà xuất bản ĐH Oxford, đều đến từ Anh.

Chia sẻ thêm về câu chuyện SGK VN, tiến sĩ Nguyễn Đăng Nguyên, Trưởng khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng SGK chương trình cũ “mang tính gượng ép, cứng nhắc, chỉ dùng để kiểm tra” nhưng nhược điểm này đã được khắc phục trong sách chương trình mới.

“Tuy nhiên, SGK chỉ là một yếu tố. Ở cấp cao hơn, sở GD-ĐT các địa phương cùng Bộ GD-ĐT cần có chương trình đào tạo GV về phương pháp dạy học, sử dụng SGK hiệu quả, cũng như về trình độ tiếng Anh, kiến thức văn hóa để hiện thực hóa chủ trương đã đề ra”, tiến sĩ Nguyên đề xuất.

PHÁT TRIỂN BÀI THI CHUẨN QUỐC TẾ

Tiến sĩ Abdullah bin Mohd Nawi, giảng viên cao cấp tại ĐH Công nghệ Malaysia kiêm giám đốc điều hành một công ty chuyên đào tạo kỹ năng giao tiếp, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế một bài thi tiếng Anh căn chỉnh theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR) cho người dân bản địa. Đây là cách Malaysia đã thực hiện khi ra mắt bài thi tiếng Anh ĐH Malaysia (MUET) từ hơn 20 năm trước.

Là một trong những người tham gia xây dựng bài thi này, tiến sĩ Abdullah cho biết Hội đồng Khảo thí Malaysia phải hợp tác cùng Cambridge English và mất 3 năm thực hiện, tiêu tốn hàng triệu ringgit (1 ringgit tương đương khoảng 5.600 đồng) để hoàn thành. Đến nay, bên cạnh tất cả ĐH trong nước, MUET được nhiều ĐH trên thế giới công nhận là một lựa chọn thay thế IELTS và con số này vẫn đang tiếp tục tăng, theo ông Abdullah.

“Theo quy định hiện hành, GV phổ thông Malaysia phải đáp ứng trình độ C1 theo CEFR và chúng tôi đang áp dụng mọi biện pháp để hướng đến điều này trước tiên, trong đó có cả yếu tố tài chính. Bởi, GV có thể dự thi MUET để chứng minh năng lực với giá phải chăng chứ không cần tham gia các kỳ thi đắt đỏ khác như IELTS. Đó cũng là lý do VN nên phát triển công cụ của riêng mình để tránh phụ thuộc vào nước ngoài”, ông nói.

Đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Kinh nghiệm từ trường hợp Malaysia- Ảnh 2.

Một buổi học tiếng Anh của học sinh TP.HCM

Tiến sĩ Abdullah cho biết VN có thể áp dụng CEFR vào những hoạt động giáo dục khác bên cạnh việc khảo thí, như xem đây là tiêu chuẩn trong giảng dạy và học tập, hỗ trợ đào tạo GV, biên soạn chương trình giáo dục…, từ đó kết nối giáo dục VN với các quốc gia khác cũng áp dụng CEFR. “Điều này giúp chúng ta dễ dàng so sánh, công nhận trình độ tiếng Anh của người học trên toàn cầu do có chung tiêu chuẩn đánh giá, mở ra nhiều cơ hội học tập và làm việc quốc tế”, ông Abdullah nhận định.

SỰ QUAN TÂM VÀ ỦNG HỘ TỪ XÃ HỘI

Tiến sĩ Abdullah bin Mohd Nawi nhận định để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai, VN cần phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau chứ không chỉ bó gọn trong mỗi trường học. Một trong số đó là cần có sự quan tâm và ủng hộ từ xã hội, phải làm cho người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc dùng tiếng Anh. Đồng thời, VN cần lưu ý đến khác biệt về trình độ, môi trường học tập giữa các vùng miền. “Như ở nông thôn Malaysia, tiếng Anh gần như là một ngoại ngữ hơn là ngôn ngữ thứ hai”, ông Abdullah lưu ý.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dua-tieng-anh-la-ngon-ngu-thu-hai-trong-truong-hoc-kinh-nghiem-tu-truong-hop-malaysia-185240908195003172.htm

Cùng chủ đề

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng. Chi hỗ trợ cho 3 giáo viên trường mầm non có gia đình bị ảnh hưởng nặng do bão số...

Cô giáo Yên Bái không son phấn vẫn đẹp kiên cường trong lấm lem bùn đất

(Dân trí) - Cô Hoàng Minh Diệp - giáo viên Trường Tiểu học và THCS Minh Chuẩn, Yên Bái - vẫn chưa hết bất ngờ khi bức ảnh ăn mì gói giữa bùn lầy được chia sẻ khắp mạng xã hội. Trường Tiểu học và THCS Minh Chuẩn nằm bên bờ sông Chảy, thuộc thôn Khau Nàng, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Trường gồm có 3 cấp học từ mầm non tới THCS. Cô Hoàng Minh...

Malaysia dự kiến đánh thuế mạnh các loại đồ uống có đường

Trang Nikkei Asia đưa tin ngày 15-9 cho biết Malaysia đang có kế hoạch đánh thuế cao hơn với các loại đồ uống có đường, với hy vọng giảm lượng tiêu thụ đường của người dân trong nỗ lực đối phó với bệnh tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm khác.Kế hoạch được Bộ trưởng Y tế Dzulkefly Ahmad công bố...

Tiết mục “Trống cơm” gây ấn tượng với bạn bè quốc tế tại Lễ hội khiêu vũ và Nhịp điệu trống Kuala Lumpur

Đoàn sân khấu Lệ Ngọc (Hà Nội) đã gây ấn tượng với bạn bè quốc tế với tiết mục "Trống cơm" mở màn Lễ hội khiêu vũ và Nhịp điệu trống Kuala Lumpur.

Đề xuất mới về phụ cấp thâm niên, tiền lương giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nhiều chính sách về tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.Một trong những chính sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trong dự án luật là quy định về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo.Tại Dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Hàng loạt địa phương miễn 100% học phí cho năm học tới

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, trong 9 tháng của năm học 2024 - 2025, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ này thực hiện theo mức thu học phí năm học 2024 - 2025.Lần 1 hỗ trợ học phí 4 tháng năm...

Cùng chuyên mục

ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất có cơ chế thí điểm đặc thù xét công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS. Việc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Hải Phòng nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa phụ huynh để vận động tài trợ sau bão số 3

Theo đó, để tránh áp lực đối với cha mẹ học sinh trong điều kiện khắc phục hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện nghiêm quy định về công khai học phí, các khoản thu, nhất là các khoản dịch...

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng. Chi hỗ trợ cho 3 giáo viên trường mầm non có gia đình bị ảnh hưởng nặng do bão số...

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh nhưng cũng phải đúng quy định

Ông Trần Vĩnh Liêm cho biết, Phòng GD&ĐT TP Dĩ An sẽ xin ý kiến chỉ đạo của ngành GD&ĐT và UBND TP Dĩ An để có chỉ đạo giải quyết sự việc, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, nhưng cũng phải đúng quy định của ngành GD&ĐT. Nhà trường xin nhận khuyết điểm về sơ suất “nhầm lớp” Như Báo Kinh tế và Đô thị phản ánh, chuyện thật tưởng như đùa xảy ra tại Trường tiểu...

Mới nhất

Công bố quyết định của Chánh án TAND tối cao về công tác cán bộ

TPO - Ngày 16/9, Vụ Công tác phía Nam của TAND tối cao đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Chánh án TAND tối cao về công tác cán bộ. Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Văn Du đến dự và chủ trì buổi lễ. Ông Trần...

Để hệ thống báo Đảng phát huy hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ trì hội thảo có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch...

Bão Bebinca ‘càn quét’ thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

TPO - Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc với sức gió lên đến 151 km/h ở vùng gần tâm bão. Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão, Thượng Hải bước đầu ghi nhận một số thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Vào 7h30 sáng 16/9, cơn bão Bebinca đổ bộ...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Công ty Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp

Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp "sổ đỏ" tại Nhơn Hội New CityLiên quan đến việc chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng (1.960 lô đất) tại Dự án Nhơn Hội New City, Công ty Danh Khôi kiến nghị tỉnh Bình Định thực hiện thủ tục đã áp dụng với 2.522...

Mới nhất