Trang chủChính trịChủ quyềnKinh nghiệm từ Hà Lan

Kinh nghiệm từ Hà Lan


Cùng tìm giải pháp đánh giá môi trường chiến lược

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam, ông Lê Quốc Hùng cho biết: Để bảo đảm cung cấp đủ vật liệu san lấp nền đường cho các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ TN&MT xây dựng các chương trình điều tra, đánh giá, tìm kiếm các vị trí thuận lợi để phục vụ khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng và Bộ đã giao Cục Địa chất Việt Nam thực hiện nhiệm vụ này.

Cụ thể, Cục Địa chất Việt Nam được giao thực hiện Đề án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp và làm đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

img_4618.jpg
Ông Lê Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Cục Địa chất Việt Nam đã đề ra các mục tiêu gồm: Đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển để sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường, đáp ứng kịp thời về nguồn vật liệu san lấp và cát xây dựng đường cao tốc, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, cảng biển, khu vực cụm công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long; đánh giá, dự báo tác động của khai thác, sử dụng cát biển đến môi trường sinh thái và đề xuất giải pháp bảo vệ, khắc phục; đề xuất công nghệ khai thác cát biển phù hợp và xác định khả năng, lĩnh vực sử dụng cát biển, đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

Theo Phó Cục trưởng Lê Quốc Hùng, để thực hiện hiệu quả Đề án này, Cục Địa chất Việt Nam đã tập trung phối hợp các đơn vị tập trung nguồn lực, thi công đồng bộ… hướng tới khắc phục mọi khó khăn, tranh thủ tối đa thời tiết thuận lợi để triển khai khảo sát thực địa trên biển.

Cục rất quan tâm đến vấn đề về đánh giá tác động môi trường và công nghệ khai thác để báo cáo với chính phủ về tính khả thi khai thác cát biển, lựa chọn diện tích, độ sâu, công suất khai thác và Chính phủ Hà Lan là quốc gia quan tâm và mong muốn đồng hành cùng Cục Địa chất Việt Nam giải quyết vấn đề này thông qua các cơ quan liên quan có mặt tại hội thảo.

img_4645.jpg
Ông Willem Timmerman, Bí thư thứ nhất phụ trách lĩnh vực Khí hậu, Nước và Năng lượng, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Willem Timmerman, Bí thư thứ nhất phụ trách lĩnh vực Khí hậu, Nước và Năng lượng, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam mong rằng 2 bên sẽ cùng tìm kiếm những nguồn lực sẵn có và tìm ra giải pháp đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và xã hội của việc khai thác cát ngoài khơi tại Việt Nam.

Đồng thời, các cơ quan liên quan như: Viện nghiên cứu Deltares, Ủy ban Đánh giá tác động môi trường Hà Lan, Tổ chức Đối tác tài nguyên nước và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam sẽ trao đổi kinh nghiệm và hợp tác về xây dựng hành lang pháp lý, chính sách quy hoạch không gian biển và khai thác cát ngoài khơi của Hà Lan; đánh giá môi trường chiến lược, tác động môi trường và xã hội của việc khai thác cát ngoài khơi và vai trò quản lý trong việc áp dụng các giải pháp thuận thiên, giảm thiểu tác động đến môi trường – xã hội; đề xuất các kế hoạch hợp tác phù hợp với các nội dung trên.

Cần đánh giá môi trường chiến lược trong khai thác cát

Tại hội thảo, Giáo sư Piet Hoekstra thuộc Ủy ban Đánh giá Môi trường Hà Lan (NCEA) cho biết: Bờ biển và các con đập, đê lớn chắn sóng của Hà Lan giúp duy trì và bảo vệ khu vực đất liền của quốc gia này. Hà Lan đã cố gắng xây dựng các vùng bờ biển sử dụng công nghệ mềm để duy trì nó theo tính chất tự nhiên, phục vụ nhu cầu du lịch và giải trí.

img_4693.jpg
Ông Nguyễn Tiến Thành – Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển chia sẻ về các phương pháp đánh giá tài nguyên cát biển

Dựa trên hình ảnh về bản đồ ven biển của Hà Lan, Giáo sư Piet Hoekstra cho biết cát được khai thác và sử dụng ở các khu vực xung quanh, mở rộng ra các hệ sinh thái, phương pháp này được áp dụng từ những năm 1990 cho đến nay.

Trong thời gian dài, Hà Lan có nhiều kế hoạch mở rộng các chiến lược và điển hình là Hà Lan muốn mở rộng ở quy mô 20 triệu m3 các loại trầm tích biển ở các khu vực ven biển để có thể bảo vệ thành công các vùng ven biển. Cách này đã được áp dụng để duy trì và bảo vệ đường biển của Hà Lan… Đây là 1 ví dụ trong việc mở rộng cảng biển Rotterdam của Hà Lan, cảng được xây dựng trong quá trình dài 10-15 năm và sử dụng hơn 120 triệu khối cát được khai thác từ biển Bắc.

Tại sao chúng ta phải đánh giá môi trường chiến lược trong khai thác cát ở các vùng ven biển của Hà Lan? Trả lời câu hỏi này, ông Hoekstra cho rằng chúng ta cần nhiều cát để bảo vệ các vùng ven biển, do vậy chúng ta phải tiến hành đánh giá môi trường chiến lược. Ông dẫn chứng, tại Biển Bắc, có hệ thống vận chuyển đường biển, không chỉ cho Hà Lan mà còn cho Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác. Đây là tuyến đường vận tải biển lớn và là khu cần bảo tồn. Do vậy, Hà Lan có nhiều biện pháp như thiết lập các khu bảo vệ, xây dựng các trang trại gió và tạo ra các khu vực cảnh quan.

Trong đánh giá môi trường chiến lược, NCEA thực hiện theo chu trình 5 năm, có kế hoạch bảo vệ nguồn nước với sự tham gia của nhiều bộ liên quan. Trong quản lý tài nguyên nước, NCEA sử dụng quy hoạch không gian biển một cách tích hợp như là một phần trong các kế hoạch bảo tồn tài nguyên nước của Hà Lan. Trong kế hoạch này, NCEA cũng quan tâm đến việc bảo tồn các nguồn tài nguyên cát.

img_4706.jpg
Quang cảnh hội thảo

Đồng tình với Giáo sư Piet Hoekstra về việc cần đánh giá môi trường chiến lược trong khai thác cát ngoài khơi, ông Nguyễn Tiến Thành – Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển, Cục Địa chất Việt Nam cho rằng việc điều tra, đánh giá nguồn cát biển nhằm đánh giá tài nguyên cát biển làm vật liệu san lấp; đánh giá, dự báo tác động của khai thác đến môi trường; đề xuất công nghệ khai thác, lĩnh vực sử dụng.

Theo Liên đoàn trưởng Nguyễn Tiến Thành, phương pháp kỹ thuật để đánh giá tài nguyên cát biển gồm: Địa vật lý (địa chấn nông, sonar); địa chất khoáng sản; địa mạo đáy biển tỷ lệ 1:25.000; thi công khoan, ống phóng rung; phân tích mẫu; trắc địa phục vụ địa chất, địa vật lý. Còn việc đánh giá tác động khai thác cát biển sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: bản đồ Thủy thạch động lực (trạm mặt rộng), địa chất môi trường – tai biến địa chất tỷ lệ 1:25.000; quan trắc liên tục (trạm cố định); xây dựng mô hình; phân tích mẫu.

Các trao đổi tại Hội thảo nhằm hướng tới xây dựng chương trình hợp tác giữa Cục Địa chất Việt Nam và các đối tác Hà Lan về tai biến địa chất trong điều tra, đánh giá, thăm dò và khai thác cát ngoài khơi có tính đến yếu tố đánh giá tác động môi trường biển.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kiếm tiền triệu nhờ làm đẹp cho Baby Three

Từ cơn sốt đập hộp mù búp bê Baby Three của giới trẻ, dịch vụ hóa trang cho món đồ chơi này cũng dần trở nên phổ biến. Công việc này đã giúp nhiều người kiếm thêm thu nhập từ việc làm đẹp cho các 'bé ba'. ...

Sài Gòn mùa lễ hội

Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh) là nơi hội tụ của những chuyển động không ngừng nghỉ, là trung tâm kinh tế tài chính, là nơi cư ngụ của gần chín triệu dân từ mọi miền đất nước. Những năm gần đây Sài Gòn nổi lên là một thành phố quốc tế có sức thu hút và cạnh tranh mạnh mẽ với các thành phố quốc tế khác trong khu vực như Singapore, Bangkok hay Kuala Lumpur. Sự hòa nhập và phát...

Khi sinh viên ngán làm… gia sư

Là việc làm thêm phổ biến của sinh viên nhằm có thêm thu nhập và trau dồi kỹ năng, tuy nhiên đằng sau công việc gia sư tưởng chừng nhẹ nhàng là vô số khó khăn. Liên hệ trung tâm T. tại quận 7...

Pencak Silat Việt Nam giành 18 HCV tại giải vô địch thế giới 2024

Các tuyển thủ Pencak Silat Việt Nam thi đấu vượt trội tại giải vô địch thế giới 2024 để mang về 18 HCV, 5 HCB, 5 HCĐ. Giải vô địch thế giới 2024 diễn ra...

Làm Rõ Hơn Các Quy Định Quản Lý Di Sản Trong Luật Hiện Hành

Việc quản lý di sản văn hóa đã và đang trở thành một trong những thách thức lớn khi di sản không chỉ là những giá trị lịch sử mà còn là nguồn tài nguyên văn hóa, kinh tế quan trọng. Trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc vào Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhằm hướng tới một hệ thống quản lý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá, xuất khẩu 70 tỷ USD trong năm 2025

Năm 2025, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4%, tổng kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt tăng trưởng 2 con số trong năm 2025. ...

Ông Cao Huy giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1669/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 điều động, bổ nhiệm ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.* Ông Cao Huy sinh năm...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà gia đình chính sách tại tỉnh Hà Tĩnh

Trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, chiều 27/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao 50 phần quà tặng gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh; thăm và tặng quà gia đình ông Thái Văn Hùng, thương binh 1/4, thôn Ba Giang, huyện Thạch Hà. ...

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu để phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. ...

Cụm Thi đua số III

(TN&MT) - Ngày 27/12, tại Yên Bái, Cụm thi đua số III – Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ TN&MT), Lãnh đạo Sở TN&MT các tỉnh thuộc Cụm Thi đua số III. ...

Bài đọc nhiều

Quản lý tốt nhờ cơ sở dữ liệu đất đai

Phát huy cơ sở dữ liệu đất đaiHiện nay, thực hiện dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai - VILG” Long An đã hoàn thành công tác xây dựng, chuyển đổi cơ sở dữ liệu đất đai của...

Hơn 2000 vận động viên tham gia giải chạy vì an toàn giao thông – Điện Biên Phủ 2024

Giải THACO Marathon vì An toàn giao thông - Điện Biên Phủ 2024 quy tụ gần 2.300 vận động viên chuyên nghiệp, phong trào trong nước và quốc tế tham gia. Nhà sử học Pháp khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị thời sự Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), nhà sử học...

Sở TN&MT TP.Hồ Chí Minh trao Giấy chứng nhận QSDĐ cho 30 tổ chức tôn giáo

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, Trưởng ban Tôn giáo Thành phố đã ghi nhận, biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của Sở TN&MT TP.HCM, đồng thời, chúc mừng 30 cơ sở tôn giáo được...

Đã có gần 40 ý kiến góp ý của các Bộ, địa phương và tổ chức về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng...

Thứ trưởng cũng chỉ đạo cụ thể 2 đơn vị về vấn đề tổ chức hội thảo (chủ trì tổ chức hội thảo, cơ quan chủ trì, thành phần mời tham gia hội thảo); việc xây dựng các báo cáo thành phần của hồ sơ dự...

Tuổi trẻ Trung đoàn 351 chung tay bảo vệ môi trường

Cán bộ, chiến sĩ Trạm ra đa 3511 cùng các lực lượng và nhân dân địa phương chữa...

Cùng chuyên mục

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo

(ĐCSVN) - Năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền biển, đảo được 48 buổi cho hơn 20.000 lượt cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ, chức sắc tôn giáo, học sinh, sinh viên, các tầng lớp Nhân dân và báo cáo viên các cấp. ...

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang giao lưu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

(ĐCSVN) - Trong chương trình thăm, giao lưu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang đã tổ chức nói chuyện chuyên đề về phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của phụ nữ Việt Nam; khích lệ, động viên cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực học tập, công tác, phấn đấu, rèn...

Đổi thay ở Sin Suối Hồ

Từng là điểm nóng về thuốc phiện, nhưng nay bản Sin Suối Hồ đã trở thành điểm đến du lịch, người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ thôn bản, biên giới ...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao “Nhà đồng đội” tại Cà Mau

(ĐCSVN) - Chiều 20/12, tại ấp 1, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị. Đại tá Hoàng Quốc Hoàn, Phó Chính uỷ Vùng chủ trì lễ bàn...

Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà tín đồ Công giáo Huế

(NLĐO) – Chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo” nhằm đồng hành, chia sẻ với các gia đình Công giáo ở TP Huế. ...

Mới nhất

Trồng hoa tết lớn nhất Ninh Bình, cả làng này đẹp như phim, từ hàng bình dân tới hàng cao cấp

Được coi là "thủ phủ" trồng hoa lớn nhất tỉnh Ninh Bình, làng hoa Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình) luôn nhộn nhịp...

OPPO Find X8S sẽ sở hữu màn hình 6.6 inch

Một số nguồn tin tiết lộ, năm 2025, Oppo sẽ trình làng loạt sản phẩm như Find N5, Find X8 Ultra, Find X8 Mini. Bên cạnh đó, phiên bản nâng cấp của Find X8 là Find X8S cũng sẽ được trình làng. Mới đây, leaker Digital Chat Station đã chia sẻ lên Weibo thông tin về kích thước màn...

Top 100 thành phố ẩm thực ngon nhất thế giới gọi tên 3 điểm đến Việt Nam

Giải thưởng TasteAtlas Awards 2024 - 2025 vừa công bố danh sách 100 thành phố ẩm thực ngon nhất thế giới, trong đó Việt Nam góp mặt 3 điểm đến. Huế xếp hạng 35 trong danh sách 100, được chuyên trang ẩm thực TasteAtlas nêu bật với những món đặc sắc gồm bún bò Huế, bánh bèo, bánh khoai, nem lụi, bánh bột...

Top 5 ứng viên sáng giá nhất tại chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Trước thềm chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024, cộng đồng yêu nhan sắc liên tiếp đưa ra dự đoán về những ứng viên sáng giá cho ngôi vị...

Giá xăng dầu hôm nay 28/12: Leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/12, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu tăng hơn 1%, ghi nhận mức tăng hằng tuần với khối lượng giao dịch thấp. Sự leo dốc này của giá dầu được hỗ trợ bởi lượng dầu thô tồn kho của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. ...

Mới nhất