Trang chủPolitical ActivitiesKinh nghiệm quốc tế và đề xuất với Việt Nam về khung...

Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất với Việt Nam về khung chính sách đối với nhà giáo

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khung chính sách và pháp lý đối với nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa – Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng và bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.

Quang cảnh hội thảo

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của UNESCO và tổ chức phi chính phủ của Việt Nam.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ: Ở nhiều quốc gia, nhất là với đất nước có truyền thống trọng học, trọng thầy, thì vị trí, vai trò của nhà giáo luôn được quan tâm. Nhằm khẳng định vị trí, vai trò của nhà giáo, Bộ GDĐT đề xuất Chính phủ xây dựng Đề án Luật Nhà giáo với phương châm nhất quán nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý chất lượng làm sao để thu hút, giữ chân được những người tài vào nghề sư phạm, yên tâm cống hiến.

Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng với quy trình, thủ tục công phu, kỹ lưỡng. Trong đó có sự tham gia trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ chuyên gia, các cơ sở giáo dục đại học, các sở GDĐT. Dự thảo Luật Nhà giáo đã trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, có 127 lượt ý kiến tại các tổ và có 37 ý kiến thảo luận tại nghị trường.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội thảo

Hầu hết các ý kiến khẳng định, Ban soạn thảo đã làm việc nghiêm túc, công phu, chất lượng. Các ý kiến thảo luận tại nghị trường đều đồng tình cao về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo. Vấn đề đặt ra là, làm sao gia tăng các chính sách thu hút nhà giáo, đồng thời làm rõ trách nhiệm, đạo đức của nhà giáo.

Theo quy định, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội 2 vòng. Vòng 1 đã được các đại biểu thảo luận, cho ý kiến ngày 20/11 vừa qua. Tại kỳ họp thứ 9, dự kiến vào tháng 5/2025, Quốc hội tiếp tục thảo luận và xem xét thông qua dự thảo Luật Nhà giáo.

“Chúng ta có 6 tháng nữa tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. Tinh thần là cầu thị, lắng nghe và nghiêm túc tiếp thu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: Khi Luật Nhà giáo được ban hành, phải làm cho đội ngũ nhà giáo vui mừng, phấn khởi, chờ đợi”, Thứ trưởng nhắc lại, đồng thời nhấn mạnh, xây dựng Luật Nhà giáo không phải hệ thống hóa các quy định, mà làm sao để nhà giáo yêu nghề hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, ở đó đối tượng thụ hưởng chính là các thế hệ học sinh.

Bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam chia sẻ tại hội thảo

Chia sẻ tại hội thảo, bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam nhận định: Chất lượng nhà giáo là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả học tập. Tuy nhiên, nghề giáo phải đối mặt với những thách thức đáng kể và phải thích ứng với nhu cầu giáo dục và xã hội không ngừng thay đổi.

Để hỗ trợ nhà giáo hoàn thành vai trò quan trọng này cũng như giải quyết những thách thức mới nổi, điều cần thiết là phải xây dựng luật pháp toàn diện về nhà giáo. Luật này sẽ đảm bảo rằng nhà giáo có thể tiếp tục cung cấp nền giáo dục chất lượng cho mọi người, đóng góp vào một xã hội công bằng và hòa nhập hơn, nơi mà chính họ cũng là các đối tượng hưởng lợi.

“Sự kiện này là minh chứng rõ ràng cho cam kết chung của Bộ GDĐT và UNESCO trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo thông qua các chính sách và luật pháp được tăng cường, nhằm ứng phó với bối cảnh đang thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam”, bà Miki Nozawa cho biết.

Chuyên gia nước ngoài trao đổi tại hội thảo theo hình thức trực tuyến

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước đã tham gia tham luận, trao đổi, thảo luận, đề xuất các ý kiến liên quan đến thiết lập, xây dựng các chính sách thu hút nhà giáo, nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ nhà giáo, kinh nghiệm quốc tế, quốc gia về xây dựng luật về đội ngũ nhà giáo…

Tiến sĩ Li TingZhou, Trung tâm Đào tạo giáo viên, Đại học Sư phạm Thượng Hải thông tin: Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chức danh nghề nghiệp thống nhất cho giáo viên. Tương tự như giáo sư đại học và bác sỹ, giáo viên tiểu học và trung học có thể đạt được các chức danh nghề nghiệp ở mức cao. Hiện nay tại Trung Quốc có khoảng 11 triệu giáo viên, trong đó có khoảng 30.000 giáo viên có chức danh nghề nghiệp tương đương với chức danh giáo sư. Tiền lương và phúc lợi xã hội của các giáo viên này cũng ở mức tương đương với chức danh giáo sư. Qua đó, hệ thống chức danh nghề nghiệp thúc đẩy vị thế giáo viên tại Trung Quốc.

Nhận định mặc dù đội ngũ nhà giáo Việt Nam đã có nhiều tiến bộ so với trước, nhưng trước yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của công cuộc đổi mới giáo dục, đội ngũ này vẫn đang trong tình trạng thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, Tiến sĩ Khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến đồng thời khuyến nghị cần xây dựng chính sách nhà giáo theo tiếp cận toàn diện và tổng thể, phù hợp với các quan điểm chỉ đạo trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; phát triển các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo theo định hướng chuyển đổi, đi trước một bước để sẵn sàng cho việc chuyển đổi việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục; đảm bảo chế độ tiền lương, đãi ngộ và khen thưởng nhà giáo tương xứng với vị thế, vai trò, trách nhiệm và hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; nhận diện và khắc phục những tồn tại, rào cản hiện nay trong tuyển dụng, sử dụng và giữ chân nhà giáo…

Tiến sĩ Khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến trao đổi nhiều nội dung về dự thảo Luật Nhà giáo

Đánh giá cao cách tiếp cận của dự thảo Luật Nhà giáo, đặc biệt là sau các lần chỉnh sửa, bổ sung thì đã có sự tương đồng đối với luật về nhà giáo ở các quốc gia trên thế giới, Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng Bùi Xuân Hải có những ý kiến góp ý thêm về công tác tuyển dụng giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học công lập; lưu ý chính sách về lương giáo viên đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ, chưa tự chủ; thu hút giảng viên, chế độ cho giảng viên người nước ngoài.

Tiếp tục nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ nhà giáo cũng như việc cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo, trong phát biểu kết thúc hội thảo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định: Ở các nước tiến tiến và có truyền thống về giáo dục, họ xác định rõ vai trò, vị thế của nhà giáo đối với sự hưng thịnh của quốc gia. Đầu tư cho giáo dục, phát triển nhà giáo là đầu tư cho sự phát triển, cho hiện tại và tương lai.

Thông qua các ý kiến được trao đổi tại hội thảo, các thông điệp đều đề cập sự phát triển đội ngũ nhà giáo và xây dựng chính sách nhà giáo theo hướng tăng cường và thuận lợi nhất để phát triển nhà giáo. Đó không chỉ là vấn đề tiền lương mà còn là điều kiện làm việc, không gian sáng tạo, không gian làm việc, để nhà giáo có những điều kiện cơ bản nhất có thể sống được bằng nghề và đảm bảo chất lượng giáo dục.  

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng và bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam chủ trì thảo luận tại hội thảo

“Đây không phải ưu đãi, biệt đãi đối với nhà giáo mà là những chính sách cơ bản của nhà giáo và kinh nghiệm trên quốc tế đều chứng minh việc đó. Trong thời gian tới, trong quá trình tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GDĐT sẽ hướng tới xây dựng những chính sách đúng mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Những ý kiến trao đổi tại hội thảo về tuyển dụng, quản lý nhà giáo, vai trò chủ đạo của nhà nước trong quản lý nhà giáo… đã được Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trao đổi cụ thể. Trong đó, đối với việc quản lý nhà giáo, Thứ trưởng nhấn mạnh, nhà giáo là viên chức đặc biệt vì vậy cần quản lý theo hệ thống ngành dọc và đúng đặc thù nghề nghiệp.

Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo ghi nhận đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, tiếp thu, tổng hợp theo tinh thần khoa học, có chọn lọc trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay.

 



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10045

Cùng chủ đề

Cân nhắc việc bán thuốc kê đơn online

Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và y tế. Việc bán thuốc kê đơn qua các nền tảng điện tử (online) là một vấn đề mới, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và y tế. Mặc dù mua...

VietinBank Chợ Lớn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn (VietinBank Chợ Lớn) thông báo kế hoạch mời chào hàng và lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia Gói thầu “Cung ứng dịch vụ nhân sự cho VietinBank Chợ Lớn từ tháng 1/2025 đến tháng 12/2025”.1. Thông tin bên mời thầu: - Chủ đầu tư: VietinBank Chợ Lớn. - Địa chỉ: Số 132 - 134 - 136 - 138 Lũy Bán Bích,...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Thể thao thành tích cao Long An khẳng định vị thế

Năm 2024 là một năm bứt phá, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về Thể thao thành tích cao (TTTTC) với các cột mốc ấn tượng của thể thao Long An. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế và sự lớn mạnh của thể thao tỉnh trong bản đồ thể thao nước nhà. ...

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. Doanh thu nghìn tỉ, lãi chục tỉHóa dầu Petrolimex...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên viên phòng chuyên môn về giáo dục thường xuyên của 63 Sở GDĐT các tỉnh/thành phố trên cả nước. ...

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học

Ngày 17/12, tại Đại học Duy Tân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm. ...

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết của Thiếu tướng, TS Trần Ngọc Thanh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Bộ GDĐT. ...

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết của Thiếu tướng, TS Trần Ngọc Thanh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Bộ GDĐT. ...

Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024

Ngày 17/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi chủ trì hội nghị. ...

Bài đọc nhiều

Bình Dương: Sôi động Giải Bóng đá quốc tế U13 Việt Nam

Giải bóng đá Thiếu niên quốc tế U13 Việt Nam – Nhật Bản đã khai mạc trên sân bóng đá Sora Gardens Links (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vào chiều 12/12. Tại Lễ...

Bộ Tổng Tham mưu tổ chức chương trình nghệ thuật và nói chuyện truyền thống kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt...

Tối 15/12, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Chương trình nghệ thuật và nói chuyện truyền thống kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và chỉ đạo chương trình. Các đại biểu tham dự chương trình. Dự chương trình có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc...

Kon Tum từng bước nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thư viện trong môi trường số

Trên cơ sở Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tỉnh Kon Tum đã ban hành, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể hóa các nhiệm vụ, từng bước nâng cao năng lực hoạt động của hệ...

FIFA thông báo các nước đăng cai tổ chức World Cup 2030 và 2034

Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) ngày 11/12 đã xác nhận rằng Saudi Arabia sẽ đăng cải tổ chức World Cup 2034, trong khi World Cup 2030 sẽ chủ yếu do ba quốc gia là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Morocco đồng tổ chức. ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu một số nhiệm vụ trọng tâm để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới

(MPI) - Tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó trưởng Ban thường trực, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh đến kết quả đạt được; những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua; những nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới. ...

Cùng chuyên mục

Thể thao thành tích cao Long An khẳng định vị thế

Năm 2024 là một năm bứt phá, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về Thể thao thành tích cao (TTTTC) với các cột mốc ấn tượng của thể thao Long An. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế và sự lớn mạnh của thể thao tỉnh trong bản đồ thể thao nước nhà. ...

Đánh thức tiềm năng du lịch địa chất

Theo tiêu chí của UNESCO và mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, du lịch địa chất được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để phát triển CVĐC. Đối với tỉnh Lạng Sơn, khi bắt tay vào xây dựng thành công mô hình CVĐC toàn cầu Lạng Sơn, việc phát triển loại hình du lịch địa chất...

Phát huy giá trị Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 để xây dựng các giá trị văn hóa CAND trong tình...

Ngày 17/12, tại Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phối hợp với Học viện Chính trị Công an nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy giá trị Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943 trong bảo vệ an ninh, trật tự trước bối cảnh, tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ mới". ...

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên viên phòng chuyên môn về giáo dục thường xuyên của 63 Sở GDĐT các tỉnh/thành phố trên cả nước. ...

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học

Ngày 17/12, tại Đại học Duy Tân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm. ...

Mới nhất

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc...

Mới nhất