Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKinh nghiệm phân luồng giáo dục từ các nước

Kinh nghiệm phân luồng giáo dục từ các nước


ĐỐI MẶT THÁCH THỨC, Đức điều chỉnh mô hình

Đức và các nước Tây Âu khác từ lâu đã định hướng con đường phát triển sự nghiệp cho học sinh (HS) ở độ tuổi sớm hơn Mỹ, theo trang tin The Hechinger Report.

A 1- trang 16-174.jpg

Học sinh thực hành tại trường nghề Ursula Kuhr Schule ở Đức

Việc phân luồng HS vào ĐH hoặc học nghề bắt đầu từ 10 tuổi và HS ở Đức có thể bắt đầu học nghề trực tiếp sau khi học xong lớp 10 (16 tuổi). Các em sẽ học tại các trường nghề đào tạo lý thuyết song song thực tập tại doanh nghiệp. Còn những HS chuẩn bị vào ĐH sẽ học tiếp ở trường trung học thêm 3 năm nữa và tham gia kỳ thi đầu vào ĐH.

Dù vậy, ở Đức, hệ thống dạy nghề hàng trăm năm tuổi đang phải đối mặt với những thách thức mới như: nhiều trường nghề đóng cửa sau đại dịch Covid-19; tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển làm thay đổi thị trường lao động; bất bình đẳng xã hội… Những yếu tố này khiến HS và phụ huynh ngày càng do dự về việc học nghề.

Trước những thách thức đó, các nhà hoạch định chính sách Đức đưa ra một số điều chỉnh để mô hình dạy nghề truyền thống trở nên “linh hoạt hơn”. Một trong số những thay đổi đáng chú ý là HS đang theo đuổi con đường học thuật vẫn có cơ hội tiếp cận cả học nghề lẫn ĐH và ngược lại.

Chẳng hạn, chính quyền bang Nordrhein-Westfalen triển khai chương trình Kein Abschluss ohne Anschluss (KAoA). Theo đó, ở lớp 9, toàn thể HS của bang phải tham gia các khóa thực tập ngắn hạn (3 tuần) tại doanh nghiệp địa phương. Lên lớp 10, các em có quyền lựa chọn thực tập trong vòng 1 năm (mỗi tuần làm việc 1 ngày).

Sau khi hoàn thành lớp 10, HS có thể chọn học nghề song song học văn hóa hoặc học thêm 3 năm trung học nữa rồi vào ĐH. Ông Bernhard Meyer, giáo viên – điều phối viên KAoA, cho biết chương trình này khuyến khích HS suy nghĩ về nghề nghiệp tương lai một cách cụ thể và rõ ràng hơn.

Các doanh nghiệp ở Đức cũng tham gia đào tạo nghề. Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức hỗ trợ, xúc tiến mối quan hệ đối tác giữa công ty và trường học, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhỏ đào tạo thực tập sinh.

TRƯỜNG NGHỀ “LÊN NGÔI” Ở M

Ở Mỹ và Anh, trong bối cảnh nhiều sinh viên ĐH nợ học phí sau khi tốt nghiệp, làm trái nghề hoặc làm những công việc không cần bằng cấp, các phụ huynh lẫn HS trung học dần thay đổi quan điểm và có xu hướng chuyển sang trường nghề (trade school) – vừa học vừa làm được hưởng lương.

Các báo The Guardian (Anh), The Wall Street Journal USA Today (Mỹ) gần đây phản ánh ngày càng có nhiều người trẻ chọn trường nghề để được đào tạo trở thành thợ ống nước, thợ điện, thợ hàn, thợ mộc và các nghề tương tự. Xu hướng này xuất phát từ tình trạng chi phí học ĐH quá cao đối với nhiều sinh viên và gia đình trong khi thị trường lao động lại có nhu cầu cao về lao động có tay nghề.

Theo USA Today, năm 1980, chi phí học 4 năm ĐH ở Mỹ là 10.231 USD/năm, bao gồm học phí, tiền thuê phòng ký túc xá và sinh hoạt phí. Hiện nay, chi phí học tại một ĐH công lập là gần 40.000 USD/năm cho mỗi sinh viên.

Giảm căng thẳng thi lớp 10: Kinh nghiệm phân luồng giáo dục từ các nước- Ảnh 2.

Các nước đều có chính sách phân luồng học sinh, định hướng phát triển nghề nghiệp

TRUNG QUỐC VỚI MÔ HÌNH “ĐH DẠY NGHỀ”

Kể từ năm 2017, chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách 50-50 nhằm phân luồng HS THCS: 50% vào trường THPT công lập – định hướng học ĐH sau này; và 50% học trường nghề.

Đây là một phần trong kế hoạch củng cố lực lượng lao động có tay nghề, học hỏi mô hình phân luồng từ Đức – một quốc gia nổi tiếng về đào tạo nghề. Các số liệu cho thấy Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu 30 triệu công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất vào năm 2025, theo tờ South China Morning Post.

Tuy nhiên, về phía phụ huynh, tỷ lệ 50-50 là quá khắc nghiệt đối với con em mình. Vì vậy, không ít bậc cha mẹ phải chi nhiều tiền hơn để thuê gia sư cho con học thêm, luyện thi vào lớp 10 (theo định hướng học ĐH), bất chấp chính phủ cấm dạy thêm. Điều này tạo áp lực lớn hơn cho HS lớp 9.

Nhiều phụ huynh Trung Quốc vẫn kỳ vọng con em mình vào ĐH để sau này có công việc với mức thu nhập tốt hơn học trường nghề. Theo báo cáo thường niên của Công ty tư vấn giáo dục ĐH MyCOS Research (thuộc nhà nước Trung Quốc), thu nhập trung bình của sinh viên tốt nghiệp ĐH là 5.990 nhân dân tệ (gần 21 triệu đồng)/tháng và trường nghề là 4.595 nhân dân tệ (hơn 16 triệu đồng)/tháng. Ở những khu vực kinh tế phát triển, sau 3 năm làm việc, sinh viên tốt nghiệp ĐH có mức lương trung bình lên đến 10.398 nhân dân tệ/tháng, cao hơn đáng kể so với mức 7.773 nhân dân tệ của học viên tốt nghiệp trường nghề cùng độ tuổi.

Dù vậy, hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp ĐH ở Trung Quốc đang phải đối diện nguy cơ thất nghiệp. Thậm chí, có người sở hữu bằng thạc sĩ vẫn chưa chắc tìm được việc làm. Truyền thông Trung Quốc cũng đã nhiều lần phản ánh tình trạng sinh viên tốt nghiệp ĐH làm những công việc không liên quan đến trình độ học vấn.

Trong nỗ lực thay đổi quan điểm của phụ huynh lẫn HS, chính quyền một số địa phương ở Trung Quốc đã sáp nhập trường nghề vào ĐH, phát triển một mô hình được gọi là “ĐH dạy nghề” nhằm khuyến khích HS chọn con đường học nghề.

TRƯỜNG NGHỀ MỞ RỘNG HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP

Thái Lan không có chính sách phân luồng cứng nhắc như Trung Quốc. Thay vào đó, hệ thống giáo dục được phân cấp gần giống các nước phương Tây nhằm tạo điều kiện cho HS lựa chọn học nghề hoặc ĐH.

Cụ thể, HS Thái Lan trải qua 6 năm bậc tiểu học còn bậc trung học (6 năm) chia làm 2 giai đoạn (3+3) và HS bắt buộc phải hoàn thành lớp 9. Trong 3 năm còn lại ở bậc phổ thông, HS có 2 lựa chọn: tiếp tục học văn hóa theo định hướng vào ĐH hay vừa học văn hóa vừa học nghề (được cấp chứng chỉ nghề). Mỗi lựa chọn đều có kỳ thi riêng. Số liệu thống kê cho thấy khoảng 40% HS lớp 9 chọn con đường học nghề. Kết thúc bậc trung học, để có bằng nghề, HS học thêm 3 năm tại trường nghề, sau đó có thể học liên thông lên ĐH.

Thái Lan có hơn 400 trường nghề công lập (chưa kể trường tư thục). Trong những năm qua, chính phủ nước này nỗ lực áp dụng nhiều chính sách khuyến khích HS theo định hướng học nghề để đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề. Các trường nghề mở rộng hợp tác với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để phát triển chương trình đào tạo, tăng cơ hội việc làm cho học viên mới ra trường.

Tuy nhiên, ở Thái Lan, trường nghề vẫn chưa đủ sức hấp dẫn phụ huynh lẫn HS. Nhiều phụ huynh vẫn kỳ vọng con vào ĐH để có công việc tốt, lương cao, theo trang Modern Diplomacy.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Tiếp tục phát triển quy mô trường lớp: Cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp ngành giáo dục, quy hoạch đất (mở trường), tăng số lớp. Xã hội hóa xây dựng trường lớp, bên cạnh chính sách hiện hành, cần tính toán, hỗ trợ các tổ chức tôn giáo tham gia.

Điều hòa chất lượng giáo viên giữa các trường: Cuộc chạy đua vào lớp 10 căng thẳng, có phần vì phụ huynh muốn chọn thầy cô giáo có năng lực. Thường số này tập trung ở các trường chất lượng cao, trường đóng trên địa bàn thuận lợi, kinh tế phát triển. Để giải quyết, có thể tăng cường dạy học trực tuyến, giúp nhiều HS được học với thầy cô dạy giỏi, có bài học hay, luyện tập nhiều tình huống.

Đổi mới đào tạo, quản trị trường học: Đội ngũ mạnh, trường học tiến bộ nhanh, phụ huynh sẽ tin tưởng. Nhiều trường cùng thay đổi, HS chia đều các trường, căng thẳng thi vào lớp 10 sẽ giảm đáng kể.

Giảm chênh lệch chất lượng giữa các cơ sở giáo dục bằng cách cấp kinh phí hoạt động cho các trường chất lượng thấp, trường trên địa bàn khó khăn. Đầu tư phòng học bộ môn, phòng đọc sách, trang thiết bị dạy học… Trường lớp khang trang, thầy cô được tạo điều kiện mọi mặt, học trò vui vẻ đến trường thì phụ huynh chắc chắn gửi con em mình theo học.

Phân luồng sau THCS, kết hợp vừa học vừa làm ở THPT. Nhiều năm, phân luồng sau THCS bị hiểu méo mó, công tác này làm hình thức, đối phó. Một bộ phận người học vừa muốn học văn hóa vừa muốn học nghề ở THPT nên mở rộng loại hình trường THPT vừa học vừa làm.

TS Nguyễn Hoàng Chương




Nguồn: https://thanhnien.vn/giam-cang-thang-thi-lop-10-kinh-nghiem-phan-luong-giao-duc-tu-cac-nuoc-185240621200832194.htm

Cùng chủ đề

Tạo đột phá trong đào tạo nghề để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Để hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, mới đây Bộ LĐTBXH đã tham vấn để Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản có liên quan nhằm tăng cường, đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ...

Có nên đặt nặng tỷ lệ cho học sinh?

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, việc phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ sớm là cần thiết nhưng đặt mục tiêu 30% hay 40% đều mang tính...

Mời nhà báo dạy kỹ năng cho học sinh phổ thông để tư vấn nghề

(Dân trí) - Để học sinh học tốt kỹ năng xử lý văn bản thông tin và văn bản báo chí, trường mời nhà báo lâu năm về cho học sinh trực tiếp phỏng vấn những điều các em quan tâm. Ý tưởng trên được giáo viên bộ môn Văn ở trường THPT Phú Nhuận (TPHCM) triển khai nhằm giúp các em học sinh được học tập một cách trực quan, đồng thời kết hợp chương trình hướng nghiệp trong...

Chính sách tín dụng đối với HS-SV học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chính phủ sẽ hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt khi theo học tại các các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chính phủ sẽ hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để các em có thể trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt khi...

TPHCM tổ chức ngày hội tư vấn giáo dục nghề nghiệp tại 22 quận, huyện

Ngày 19/10, tại Trường Trung học phổ thông Võ Trường Toản (quận 12), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) TPHCM năm 2024.Tại các gian hàng của trường nghề, học sinh quan tâm đến các ngành nghề yêu thích sẽ được giáo viên, sinh viên đang học tại trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

CLB chủ quản lên tiếng!

Xu hướng áo polo kẻ ngang khuấy đảo phong cách đường phố mùa này

Với những đường kẻ ngang tinh tế, kiểu áo này tạo cảm giác khỏe khoắn, thoải mái và...

Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?

Barron, con trai 18 tuổi của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, được cho là người có tiếng nói cuối cùng về việc ông Trump sẽ xuất hiện trên podcast nào trong chiến dịch tranh cử của ông. ...

Lãnh đạo Vietjet truyền cảm hứng cho phụ nữ thành công

Tại Hội nghị Phụ nữ Việt Nam 2024 với chủ đề "Những người tạo thay đổi", bà Hồ Ngọc Yến Phương, Thành viên HĐQT và Phó tổng giám đốc Tài chính Vietjet, đã mang đến những chia sẻ giá trị về hành trình của mình trong ngành hàng không - một lĩnh vực thường được coi là "sân chơi" của nam giới, nơi mà giá trị tài sản tàu bay lên đến hàng tỉ USD. Bà Hồ Ngọc Yến Phương,...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Hoa hậu Ngọc Hân đạp xe diễu hành lan tỏa lối sống xanh và tiết kiệm

Sáng nay, 10/11/2024, Hoa hậu Ngọc Hân cùng các đại biểu, cán bộ, sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đã đạp xe diễu hành qua các tuyến đường ở Hà Nội cùng với thông điệp tiết...

Tặng 500 lá cờ Tổ quốc cho chiến sĩ Vùng 3 Hải quân

(NLĐO) – Đây là hoạt động ý nghĩa thuộc chương trình “Sinh viên Trường Cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng với biển, đảo quê hương”. ...

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh nhà giáo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 năm 2024 được TP.HCM tổ chức như một sự ghi nhận và tôn vinh những giáo viên, nhà quản lý xuất sắc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thêm chính sách phát triển nhà giáo*...

Chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, các địa phương chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng. ...

Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định

Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật. Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8), Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm. Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những...

Mới nhất

Thanh Hương kể chuyện tình yêu Chí Phèo, Thị Nở bằng âm nhạc

(Dân trí) - Tối 9/11, ca sĩ Thanh Hương giới thiệu MV "Chuyện của Chí Phèo". Sản phẩm được phát hành trên các nền tảng mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của khán giả. Sau khi tham gia chương trình Sàn chiến giọng hát 2024, Thanh Hương quyết định theo đuổi sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp....

300 gian hàng tại Hội chợ Xúc tiến thương mại gắn với Lễ hội Ok Om Bok

Hội chợ Xúc tiến thương mại, sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP gắn với Lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh năm 2024, thu hút 300 gian hàng của 165 doanh nghiệp. Cụ thể, tối 9/11, tại quảng trường Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương Trà Vinh đã tổ chức khai mạc...

Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100-300 đồng/kg; giá gạo biến động

Giá lúa gạo hôm nay 10/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Tuần qua, giá lúa tăng, giảm trái chiều; giá gạo biến động. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và...

Phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Chile

NDO - Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile, chiều 9/11 theo giờ địa phương (sáng 10/11, giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn...

Mới nhất

CLB chủ quản lên tiếng!