Trang chủNewsKinh tếKinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam


Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu? Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Kinh nghiệm của các nước

Italia, một quốc gia có ngành công nghiệp thực phẩm phát triển lâu đời với các sản phẩm đa dạng, nổi tiếng thế giới, đã và đang rất thành công với việc thực hiện Chương trình quốc gia quảng bá cho ngành thực phẩm Italia – “The Extraordinary Italian Taste” (tạm dịch là Tuyệt vời hương vị Italia) cho toàn ngành thực phẩm của nước này.

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Tuần lễ hữu cơ Italia tại Việt Nam – “Italian Organic Week in Vietnam” từ ngày 23/10 đến 1/11/2023

Chính phủ Italia đã dành nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ Chương trình ở khắp nơi trên thế giới từ châu Âu, châu Mỹ tới châu Á, trong đó có Việt Nam. Tiếp cận quảng bá chung cho cả ngành thực phẩm của quốc gia này xuất phát từ thực tế cấu trúc của ngành thực phẩm Italia vốn bao gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sự lựa chọn này vừa giúp quốc gia có thể tập trung nguồn lực để làm nổi bật hình ảnh của một cường quốc về thực phẩm, vừa giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng lợi từ hình ảnh chung, dành thời gian, nhân lực, vật lực đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm, sáng tạo ra các sản phẩm mới.

Chính phủ Hàn Quốc xác định ngành công nghiệp thực phẩm Hàn Quốc là một trong những nền tảng cho sự phát triển của Hàn Quốc nói chung và văn hóa Hàn Quốc nói riêng. Theo đó, Hàn Quốc cũng xây dựng thương hiệu quốc gia ngành thực phẩm, với thương hiệu chung “Hansik – The Taste of Korea”, hướng tới tiêu đưa thực phẩm Hàn Quốc trở thành một trong năm loại thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới.

Đi kèm với đó là số lượng nhà hàng Hàn tại nước ngoài đang tăng mạnh, ước đạt con số 40.000 năm 2017. Không những thế, việc phát triển công nghiệp thực phẩm giúp đẩy mạnh cơ hội kinh doanh cho các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, nhà hàng, du lịch cũng như văn hóa của nước này.

Cà phê Colombia (Caffe de Colombia) là một thương hiệu quốc gia của Colombia cho sản phẩm cà phê.
Caffe de Colombia là một thương hiệu quốc gia của Colombia cho sản phẩm cà phê

Caffe de Colombia là một thương hiệu quốc gia của Colombia cho sản phẩm cà phê. Thương hiệu này thể hiện những giá trị của sản phẩm về nguồn gốc, chất lượng và quy trình mang tính truyền thống được chứa đựng trong sản phẩm. Thương hiệu cà phê Colombia là giá trị về uy tín, sự đảm bảo của nhà nước Colombia đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới về các đặc tính của cà phê.

Tại Đông Nam Á, Thái Lan cũng tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm nông sản chủ lực. Chính phủ ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia ngành thực phẩm.

Từ thương hiệu quốc gia “Thailand – Kitchen of the world” với mong muốn Thái Lan trở thành Gian bếp của thế giới, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thực phẩm của nước này đang ở con số rất ấn tượng 10%/năm. Hiện tại thực phẩm Thái Lan đang được đánh giá là xếp thứ 4 (sau Italia, Pháp và Trung Quốc) về mức độ nhận biết đối với thực khách trên thế giới, điều này cũng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy ngành du lịch và thương mại ở quốc gia này.

Với sản phẩm cụ thể, Thái Lan đã thành công trong xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm mang đặc trưng của họ. Thương hiệu THAI’S RICE là thương hiệu quốc gia của Thái Lan được dùng cho nhiều sản phẩm như: Thai Hom Mali, Thai Pathumthani (là 2 loại sản phẩm trong thương hiệu quốc gia về gạo). Thương hiệu quốc gia “THAI’S RICE” là sự bảo đảm của Chính phủ Thái Lan về các đặc tính của sản phẩm, bao gồm về chất lượng, nguồn gốc, truyền thống… đối với người tiêu dùng trên thế giới, thương hiệu này do Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại quản lý.

Thái Lan xây dựng nhận biết thương hiệu dựa trên uy tín về chất lượng, hương vị gạo Thái Lan trên thị trường và hình ảnh nhận diện chung gạo Thái Lan, nâng cao chất lượng và giống gạo để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Quan trọng hơn cả, Chính phủ và khu vực tư nhân có sự hợp tác để quảng bá chất lượng và hương vị gạo Thái trên thị trường thế giới.

Bài học cho Việt Nam

Thương hiệu quốc gia được các nước sử dụng là một công cụ để giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường sản phẩm thông qua các chương trình quảng bá, giới thiệu quy mô, có tầm ảnh hưởng lớn.

Đồng thời, kèm theo đó là các chính sách và giải pháp nhằm quản lý, kiểm soát và duy trì sự ổn định, uy tín của thương hiệu. Nó mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng, không bị bó hẹp bởi các đặc điểm về đối tượng, hình thức sở hữu hay yếu tố về văn hóa, điều kiện kinh tế – xã hội.

Thương hiệu gạo Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?
Thương hiệu gạo Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?

Ông Hồ Quang Cua – “cha đẻ” của “gạo ngon nhất thế giới” (giống ST25) – cho biết, Thái Lan đã làm thương hiệu quốc gia từ năm 1998. Đến nay họ đã nâng cấp, sửa đổi “phiên bản” đến sáu, bảy lần và mỗi lần sửa thì nâng cấp thành một quy chuẩn khắt khe hơn, chặt chẽ hơn. “Dưới bóng” thương hiệu quốc gia, họ xây dựng những quy chuẩn, doanh nghiệp nào làm đúng chuẩn mới được sử dụng thương hiệu quốc gia.

Kinh nghiệm từ Thái Lan, ông Hồ Quang Cua cho hay, tại Thái Lan phân hạng, theo đó, họ lấy gạo Hom Mali là gạo thơm quốc gia, cấp dưới hơn thì gọi là gạo thơm. Hai cấp này thể hiện hai giá trị khác hẳn nhau. Một cái tầm giá 1 USD/kg, còn một cái chừng 50-60 cent/kg. Nếu không có một sự phân biệt thì sẽ là hàng ngang tiến lên. Do đó, ông Hồ Quang Cua đề xuất, thương hiệu gạo quốc gia là sản phẩm tinh túy nhất của quốc gia. Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia cần Nhà nước làm, không nên giao cho hiệp hội, bởi hiệp hội thì mỗi ông một giống, dẫn đến dàn hàng ngang tiến lên. Xây dựng thương hiệu cần có trọng tâm, trọng điểm.

Còn theo bà Tô Thị Tường Lan – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam có 3 sản phẩm có thể làm thí điểm về thương hiệu quốc gia là gạo, cà phê và thủy sản, vì đây là ba sản phẩm “đạt mức độ độc đáo trên thế giới”. Riêng về thủy sản nên làm thương hiệu cho con tôm sú vì đây là sản phẩm đặc biệt của quốc gia, không nơi nào có, trong khi tôm thẻ thì phải cạnh tranh lớn với Ấn Độ, Ecuador.

Cùng là sầu riêng nhưng giống Musang King của Malaysia trồng tại Việt Nam đang được bán từ 500.000 – 800.000 đồng/kg. Trong khi giống sầu riêng RI6 của Việt Nam, chất lượng được đánh giá không hề thua kém nhưng giá cao nhất cũng chỉ khoảng 100.000 đồng/kg. Đây là sự khác biệt giữa một sản phẩm có thương hiệu và chưa có, hoặc có thương hiệu nhưng chưa đủ mạnh.

Một củ sâm có giá rất rẻ, chỉ vài USD nhưng Hàn Quốc không bán củ sâm đó mà tạo ra cả hệ sinh thái quảng bá. Nhà nước bảo trợ cho những điểm trưng bày sâm uy tín mà bất cứ đoàn du khách nào đến Hàn Quốc cũng nhất định phải tới để nghe câu chuyện về sâm Hàn Quốc và mua những sản phẩm được chế biến từ củ sâm. Cùng với đó, người Hàn Quốc cũng chú trọng việc khuyến nghị về lợi ích của sâm Hàn Quốc tới tất cả các nước, quảng bá qua cả phim ảnh…

Ông Trần Bảo Minh – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nutifood – cho rằng, thương hiệu nông sản Việt Nam muốn có vị thế, muốn cạnh tranh được trên trường quốc tế phải bắt đầu từ phân tích lợi thế. Nếu đem táo, lê của Việt Nam cạnh tranh với Australia thì không bằng, nhưng chôm chôm, sầu riêng thì có nhiều cơ hội. Nếu không biết lợi thế là gì thì sẽ rất khó để xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam vì làm nông nghiệp phải có đất, mà đất có giới hạn.

Thương hiệu quốc gia, vùng/địa phương và thương hiệu doanh nghiệp là các dòng giá trị luân chuyển song hành. Một mặt, thương hiệu quốc gia, vùng/địa phương tốt sẽ mang đến uy tín cho sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác, sự phong phú, đa dạng của thương hiệu doanh nghiệp với sản phẩm địa phương nổi bật sẽ góp phần duy trì và mở rộng uy tín của thương hiệu quốc gia, vùng/địa phương.

Xây dựng và phát triển thương hiệu là hướng đi phù hợp với tiềm năng về sản phẩm, kinh nghiệm và thực tiễn của các nước để nông sản của Việt Nam nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và vị trí trên thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho rằng, về vấn đề xây dựng thương hiệu nông sản nên có nghị định mới đủ cơ sở pháp lý để quản lý, còn nếu chỉ làm ở quy mô đề án thì không đủ.

TS Phan Văn Kiền – Viện trưởng Viện Đào tạo báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội – cho biết, định vị thương hiệu là câu chuyện sống còn của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đây là một quá trình cần đặt ra ngay từ giai đoạn đầu và phải thực hiện liên tục trong các chặng đường phát triển của doanh nghiệp.

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách, xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu





Nguồn

Cùng chủ đề

Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, có phương án đồng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

Xuất khẩu gạo 2024 khả năng đạt kỷ lục mới

Giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Giá xuất khẩu gạo giảm cùng chung xu hướng với các nhà xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, với kết quả xuất khẩu gạo tích cực từ đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới.Tại Bangladesh, các quan chức cho biết nước này đang xem xét giảm thuế nhập khẩu gạo hơn nữa do...

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Để sản xuất ra trà Shanam, TAFOOF đã làm việc với bà con dân tộc từ những ngày đầu. Những công nhân đầu tiên được mời vào trong nhà máy thậm chí còn không biết chữ, học mấy tháng cũng chỉ biết ký tên. Nhưng đến nay, họ đều đọc thông viết thạo và thậm chí giao tiếp với người Kinh rất giỏi. Hiện nay, công nhân thu mua trà nguyên liệu cũng như công...

Đột phá phát triển trong ngành dược mỹ phẩm Việt Nam

Công ty TNHH Dược phẩm Inolab Derma Việt Nam là doanh nghiệp uy tín chuyên kinh doanh dòng sản phẩm dược mỹ phẩm. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển Inolab Derma ngày càng khẳng định...

Đồng hành cùng hội viên, phụ nữ liên kết sản xuất, phát triển thương mại miền núi

Ngay trong địa bàn tỉnh Cao Bằng, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và các hộ gia đình sản xuất ngày càng chủ động hơn trong việc kết nối chặt chẽ với các đơn vị phân phối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách. Trên cả nước hiện có rất nhiều dự án đầu tư công đội vốn, chậm tiến độ, hiệu quả đầu tư kém, lãng phí nguồn lực, gây bức xúc lớn trong dư luận. Các dự án này được xác định...

Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng “leo thang”

Các cuộc tấn công từ Israel vào các cơ sở y tế, gây thương vong cho nhiều người trong những ngày gần đây khiến tình hình chiến sự Trung Đông càng căng thẳng. Trong những ngày gần đây, tình hình an ninh ở Lebanon đang ngày càng căng thẳng do các cuộc tấn công từ Israel vào các cơ sở y tế, gây thương vong cho nhiều người. Bộ Y tế Công cộng...

Ngành thép ‘sáng cửa’ tăng trưởng những tháng cuối năm

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép đang “sáng sủa” hơn. Kỳ vọng, năm 2025 trở đi, ngành thép sẽ có đà tăng trưởng cao trở lại. Nhìn thấy đà hồi phục của doanh nghiệp thép Lợi nhuận của khối doanh nghiệp ngành thép trong quý III/2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ. Đầu tiên phải kể đến Công ty cổ phần...

Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào? Đó là thông tin được Daniel Martindale tiết lộ. Ngày 27/10, lực lượng an ninh Nga đã đưa công dân Mỹ Daniel Martindale ra khỏi lãnh thổ do Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) kiểm soát ở miền Đông. Người Mỹ này được đưa đến TP. Donetsk từ làng Bogoyavlenka. Cuộc sơ tán diễn ra...

Hà Nội nhân rộng mô hình “Chợ thông minh 4.0

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ. UBND quận Cầu Giấy vừa ra mắt mô hình "Chợ thông minh 4.0 – không dùng tiền mặt" tại chợ Đồng Xa (phường Mai Dịch). Trong thời gian qua, quận Cầu Giấy đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm mới nhằm đẩy...

Bài đọc nhiều

Kết nối giao thương giữa Tập đoàn CGC Japan và doanh nghiệp Việt Nam

(ĐCSVN)- Hội nghị mang đến cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cho mình những đối tác tiềm năng tương xứng và các cơ hội hợp tác kinh doanh - xuất nhập khẩu mới. ...

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng. Ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2822⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim...

Giá nông sản hôm nay 1/11/2024: Cà phê tăng giá, hồ tiêu giảm sâu

DNVN - Ngày 1/11/2024, giá cà phê tăng nhẹ 600 đồng/kg, dao động trong khoảng 108.800-109.200 đồng/kg, trong khi giá hồ tiêu giảm từ 2.000 - 2.500 đồng/kg so với hôm trước, đạt mức cao nhất 142.500 đồng. ...

Việt Nam giữ vững “ngôi vương” xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này. Theo thông tin thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo. ...

Bạc đồng loạt giảm cả thị trường trong nước và thế giới

Giá bạc hôm nay (3/11), thị trường bạc thế giới và bạc trong nước có mức giảm sâu nhất trong 2 tuần trở lại đây. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá...

Cùng chuyên mục

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt

(ĐCSVN) – Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1324/QĐ-TTg về việc thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại các đường ngang có người gác. ...

Ngành thép ‘sáng cửa’ tăng trưởng những tháng cuối năm

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép đang “sáng sủa” hơn. Kỳ vọng, năm 2025 trở đi, ngành thép sẽ có đà tăng trưởng cao trở lại. Nhìn thấy đà hồi phục của doanh nghiệp thép Lợi nhuận của khối doanh nghiệp ngành thép trong quý III/2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ. Đầu tiên phải kể đến Công ty cổ phần...

Khan nguồn cung căn hộ, khách mua đổ về “của hiếm” tại phía Đông Hà Nội

Trước đà phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm và tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, loại hình căn hộ đang trở thành mục tiêu săn đón của cả người mua ở thực và giới đầu tư. Khan nguồn cung căn hộ, khách mua đổ về “của hiếm” tại phía Đông Hà NộiTrước đà phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm và tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, loại hình...

Hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco (HDC) vẫn giảm mạnh

Trong quý III/2024, hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco mang về 124,5 tỷ đồng, giảm khoảng 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 13,33 tỷ đồng, giảm 58,9%. Hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco (HDC) vẫn giảm mạnhTrong quý III/2024, hoạt động kinh doanh bất động sản của Hodeco mang về 124,5 tỷ đồng, giảm khoảng 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 13,33...

Liên đoàn Khai vấn Quốc tế vinh danh AEON Việt Nam

Ngày 26/10, tại Hy Lạp, AEON Việt Nam được Liên đoàn Khai vấn Quốc tế (ICF) vinh danh với giải thưởng ICF Coaching Impact Awards 2024 dựa trên 4 tiêu chí: Tác động, Quy chuẩn, Chiến lược và Tính bền vững. Giải thưởng khẳng định vị thế của AEON Việt Nam trong việc thu hút và phát triển nhân tài tại khu vực.Kết nối môi trường làm việc tại doanh nghiệpVăn hóa khai vấn không chỉ phát triển...

Mới nhất

Ra mắt FSEL – nền tảng học ngoại ngữ cùng AI

Ngày 3/11, nền tảng học ngoại ngữ trực tuyến tương tác cùng AI - FSEL ra mắt, hứa hẹn mang lại bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ, góp phần thu hẹp khoảng cách học tiếng Anh ở mọi vùng miền trên cả nước. Buổi lễ ra mắt FSEL gây ấn tượng mạnh mẽ với...

Đại tá Nguyễn Hữu Phước làm Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa

Đại tá Nguyễn Hữu Phước (Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ) được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa, thay Đại tá Nguyễn Thế Hùng về Bộ Công an nhận nhiệm vụ mới. Chiều nay (4/11), tại tỉnh Khánh Hòa, quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán...

Ông Trump phát biểu sốc sau tấm kính chống đạn ở Pennsylvania

Chỉ hơn 48 giờ trước ngày bầu cử, cựu Tổng thống Donald Trump cho rằng đáng lý ông không nên rời Nhà Trắng sau khi thất cử hồi 2020 và không quên mỉa mai truyền thông Mỹ.   "Khi tôi rời đi, chúng ta đã có biên giới an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ", ông Donald Trump nói tại...

Học sinh cải biên vở cải lương ‘Khách sạn Hào Hoa’ thành kịch để học lịch sử

Đây là một trong những hoạt động do các em tự lên ý tưởng và thực hiện để học lịch sử theo dự...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái...

Mới nhất