Trang chủDi sảnKinh đô Vạn Lại-Yên Trường trong lịch sử Vương triều Lê

Kinh đô Vạn Lại-Yên Trường trong lịch sử Vương triều Lê


Di tích Vạn Lại-Yên Trường ở xã Thuận Minh và Thọ Lập, huyện Thọ Xuân ngày nay chỉ còn lưu giữ các dấu tích trong lòng đất, nhưng nơi đây từng là căn cứ địa, kinh đô của nhà Lê (1546-1593) trong sự nghiệp Trung hưng nhà Lê.

Qua 48 báo cáo của 58 tác giả tham dự hội thảo đã cung cấp cơ sở dữ liệu chung, quy mô, cấu trúc, hiện trạng, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản Vạn Lại-Yên Trường. Các chuyên gia, nhà nghiên cứu, khoa học đã phát huy thế mạnh chuyên môn cùng phương pháp đặc thù khi thực hiện nội dung nghiên cứu theo phương pháp liên ngành và khu vực học.

Giá trị của di sản được phát lộ qua các đợt thăm dò, khai quật khảo cổ học, được luận giải, đối chiếu trong thư tịch, chính sử cũ, trong tri thức bản địa của dòng chảy văn hóa dân gian cùng kết quả nghiên cứu gần đây của các cơ quan khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử Trung ương, địa phương.

Qua đó, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, di sản phác thảo về diện mạo Vạn Lại-Yên Trường, từ vị trí địa lý, môi trường, cảnh quan, quy mô kiến trúc…; phân tích cơ sở thiết chế, so sánh, đối chiếu nguồn dữ liệu đa ngành và khuyến nghị nên thống nhất nhận thức và tên gọi là kinh đô Vạn Lại-Yên Trường.

Tuy nhiên, cấu trúc cụ thể, chuẩn xác của hệ thống cung điện, đền đài, kho tàng, cửa quan, cửa lũy, hào lũy, thành lũy, bến bãi, các hoạt động của triều đình, cuộc sống hoàng gia, các trận kịch chiến bảo vệ kinh thành tuy đã hé mở một số thông tin nhưng cần tiếp tục nghiên cứu, có thêm tư liệu, các dữ liệu để kiểm chứng, làm sáng rõ giá trị di sản phục vụ bảo tồn, phát huy.

Kinh đô Vạn Lại-Yên Trường trong lịch sử Vương triều Lê -0
 Các đại biểu tham quan hình ảnh giới thiệu về dấu tích kinh đô Vạn Lại-Yên Trường.

Thay mặt các đơn vị chủ trì hội thảo, GS, TS, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá, hội thảo được chuẩn bị bài bản, công phu, bắt đầu từ đề xuất của Thanh Hóa và giới sử học cùng mong muốn nhìn nhận khách quan, toàn diện, công bằng, trung thực về triều Lê Trung hưng.

Hội thảo có cái nhìn rộng mở, sâu hơn về một giai đoạn lịch sử, cùng lắng nghe với thái độ cầu thị, trao đổi, thống nhất ý thức xây dựng; nâng tầm nhận thức về vai trò, vị trí của kinh đô Vạn Lại-Yên Trường trong lịch sử triều Lê Trung hưng cũng như trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu liên ngành, khu vực học, dựng lại diện mạo kinh đô Vạn Lại-Yên Trường, từ vị trí, môi trường, cảnh quan, quy mô, kiến trúc, các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội và văn hóa trong gần nửa thế kỷ của nhà Lê Trung hưng.

Trên cơ sở đó, đánh giá vai trò, chức năng, kinh đô Vạn Lại-Yên Trường trong lịch sử triều Lê Trung hưng cũng như trong tiến trình lịch sử Việt Nam, góp phần bổ sung, nâng cao nhận thức không chỉ về kinh đô Vạn Lại-Yên Trường mà cả về một giai đoạn phức tạp của lịch sử dân tộc đang còn những quan niệm, nhận thức khác nhau.

Mục đích sâu xa của hội thảo là hướng đến nhận thức đúng,nhận thức đủ, đánh giá chuẩn xác về di sản văn hóa kinh đô Vạn Lại-Yên Trường nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phục vụ hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị hóa nông thôn, công nghiệp hóa văn hóa gắn liền phát triển du lịch, phát huy nguồn nhân lực con người, thực hiện các chiến lược phát triển của huyện Thọ Xuân và tỉnh Thanh Hóa.

Trước mắt, cần mở rộng thêm các hoạt động thăm dò, khai quật khảo cổ học, thu nhập chứng cứ liên quan làm cơ sở xây dựng hồ sơ xếp hạng từng di tích cụ thể, hướng tới xếp hạng quần thể di tích kinh đô Vạn Lại-Yên Trường ở cấp cao hơn.

Cần quan tâm hơn việc giáo dục truyền thống, tăng cường giáo dục về giá trị di sản, nâng cao chất lượng các bộ sử quốc gia chính thức đến sách giáo khoa lịch sử phổ thông, sách, báo địa phương viết về kinh đô Vạn Lại-Yên Trường; đồng thời, gắn chặt bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, phát triển du lịch, du lịch kết nối di sản, công nghiệp hóa văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân.





Nguồn: https://nhandan.vn/kinh-do-van-lai-yen-truong-trong-lich-su-vuong-trieu-le-post679862.html

Cùng chủ đề

Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong năm 2024 tiếp tục có...

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Đây là cây lim xanh gần 1.000 năm tuổi còn sót lại của rừng già Thanh Hóa, cây cổ thụ cao hơn 50m

Nằm sừng sững ở địa phận giáp ranh 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và Tân Bình (huyện Như Xuân) của tỉnh Thanh Hóa, một cây cổ thụ-cây lim xanh gần nghìn năm tuổi được đồng bào người dân tộc Thái xem là “báu vật” còn sót lại của rừng...

Làng cổ nổi tiếng ở Thanh Hóa có núi Rồng hang Tiên, đi đâu cũng đụng đồ cổ, chuyện cổ. nhà cổ

Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 3km, Làng cổ Đông Sơn thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) là ngôi làng đã có hàng ngàn năm tuổi, gắn với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. ...

Thanh Hóa từng có tên gọi nào khác?

Từ năm 1843, tên gọi Thanh Hoá được giữ ổn định cho đến ngày nay. Trước đó, tên gọi tỉnh này từng nhiều lần thay đổi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải pháp phát triển hạ tầng giao thông xanh

NDO - Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Tân Phát Sài Gòn (Tân Phát Etek) tổ chức Hội thảo “Giải pháp công nghệ thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp cho bảo dưỡng, sửa chữa và sạc ô-tô điện”. Tham dự của các chuyên gia, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề khu vực miền nam cùng hơn 150 doanh nghiệp đang hoạt động...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

NDO - Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 27 lượt phát biểu ý kiến...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah

Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. ...

Việt Nam-Cộng hòa Séc hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Séc, đối tác hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà lưu niệm cho Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc - Morava Petr Simunek. (Ảnh: Ngọc Biên/TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 13-16/11 theo lời mời của Thủ...

Bài đọc nhiều

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Dự Án Trùng Tu Di Tích Mỹ Sơn Với Sự Hỗ Trợ Từ Ấn Độ

Quần thể di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một trong những kỳ quan kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, đã được đón nhận một luồng sinh khí mới nhờ vào dự án bảo tồn và trùng tu do chính phủ Việt Nam và Ấn Độ hợp tác thực hiện. Thông qua chương trình hợp tác này, các khu tháp A, H, K tại Mỹ Sơn đã được bảo tồn, trùng tu trong hơn sáu năm dưới...

Hội An và Luang Prabang hợp tác văn hoá, du lịch

VHO - Hai thành phố thống nhất hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, trùng tu, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Đặc biệt, hai địa phương sẽ hợp tác mạnh mẽ trên lĩnh vực du lịch, tổ chức các tour du lịch kết nối giữa hai di sản văn hoá thế giới. Ngày 17.10, tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào đã diễn ra lễ ký...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh

VHO - Sau mấy chục năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) chuẩn bị được triển khai tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, là nơi các vua Nguyễn thiết triều và tiếp sứ bộ ngoại giao. Dưới triều Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20...

Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản

VHO - Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng...

Cần giải pháp bảo tồn phù hợp

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã nhấn mạnh như vậy tại buổi kiểm tra hiện trường khai quật và làm việc với đơn vị chủ trì khai quật khảo cổ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) vào chiều qua 12.11. Cùng dự buổi làm việc còn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học về lịch sử, văn hóa; Cục Di sản văn hóa và đơn vị chức năng của Hà Nội.“Vấn...

Mới nhất

Cách hỗ trợ từ gốc cho sản xuất nông nghiệp

Ông Nguyễn Tuấn Hồng - HTX Bắc Hồng Trước đây khi áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2008, phân bón là đối tượng chịu thuế GTGT 5%. Tuy nhiên, Luật số 71 ban hành ngày 26-11-2014 quy định phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng...

Trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho bà Jennifer Bahen

Sáng 15/11, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Cục trưởng Cục Hợp tác tác quốc tế Phạm Quang Hưng đã có buổi tiếp và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo...

Nhiều ngành cần nhân lực, tuyển sinh rất chật vật

Tại hội thảo thảo gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ chiều 15/11, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đại học đã trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Đào tạo chưa bám sát nhu cầu Giám...

Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ. ...

Quyết liệt đổi mới giáo dục và đào tạo căn bản và toàn diện hơn nữa

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng; giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu; sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn...

Mới nhất