Powered by Techcity

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân


Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố với 4.500 đại biểu. Tại điểm cầu Kiên Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giang Thanh Khoa chủ trì hội nghị, cùng sự tham dự của các sở, ban, ngành, Hội Nông dân tỉnh và 20 nông dân, lãnh đạo các hợp tác xã tiêu biểu.

Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giang Thanh Khoa chủ trì hội nghị tại điểm cầu Kiên Giang.

Tại hội nghị đối thoại, nông dân kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; đồng thời, có giải pháp đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu. 

Nông dân một số tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu Netzero, triển khai đề án phát triển 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, giảm phát thải; có chính sách tiếp tục khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đối với các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa chịu ảnh hưởng do thiên tai và cơn bão Yagi…

Tại hội nghị, các ý kiến, kiến nghị của nông dân được Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành giải đáp cụ thể.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị đối thoại với nông dân. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trong thành tựu chung của cả nước năm 2024, ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn, nông dân đóng góp rất quan trọng. Nổi bật là kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản dự kiến vượt 62,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,7% so năm 2023.

Các mặt hàng nông sản Việt Nam có mặt tại 190 nước trên thế giới. Nước ta không chỉ làm đủ ăn mà còn xuất khẩu trên 9 triệu tấn gạo, mang về 5 tỷ đô la Mỹ, góp phần bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới. Nông nghiệp vẫn phát huy vị trí là trụ đỡ của nền kinh tế.

“Những thành tựu, kết quả này góp phần khẳng định tính đúng đắn của chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh – đây là khát vọng rất lớn, là tinh thần tự hào dân tộc mà chúng ta phải thực hiện, khó mấy cũng phải làm”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Nhấn mạnh 9 vấn đề quan trọng mà các chủ thể liên quan cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn nông dân tiếp tục góp ý cùng xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, gồm cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, phí, lệ phí, về vốn tín dụng… 

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, công tác quy hoạch cần được quan tâm hơn nữa, nhất là quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục rà soát pháp luật, quy định để giải phóng nguồn lực từ đất đai, phát huy cao nhất hiệu quả từ đất đai, cùng với đó là khai thác cả không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm để mang lại lợi ích cho nông dân, phát huy sức mạnh của nông dân, phát triển nông thôn, nông nghiệp.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang Đỗ Trần Thịnh (thứ hai, từ phải qua) tham quan mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của Chi hội nghề nghiệp nông dân nuôi cá lồng bè khu phố Ba Hòn, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, muốn thúc đẩy nông nghiệp theo hướng phát triển xanh, phát triển các ngành chủ lực theo quy hoạch, phát triển các mặt hàng mà thế giới có nhu cầu cần có chính sách tín dụng và bảo hiểm theo nguyên tắc đóng – hưởng để khuyến khích nông dân; đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác, hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nông dân để bảo đảm đầu vào, đầu ra cho sản xuất; đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng. 

“Nhà nước phải tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của người nông dân, người nông dân phải bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu cho nông sản, cùng với mẫu mã, bao bì, đóng gói thuận tiện, bắt mắt để chiếm lĩnh thị phần. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, số hóa nông nghiệp trong tất cả các khâu từ trồng cây gì, nuôi con gì, kinh doanh gì đến xây dựng chỉ dẫn địa lý, đẩy mạnh chế biến sâu, nghiên cứu bao bì, mẫu mã…”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương định kỳ đối thoại, lắng nghe nông dân, tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo và đoàn kết, thống nhất, đây là điểm tựa tinh thần của dân tộc ta, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, để đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.

Tin và ảnh: ĐẶNG LINH



Nguồn: https://www.baokiengiang.vn/trong-nuoc/thu-tuong-chinh-phu-doi-thoai-voi-nong-dan-23856.html

Cùng chủ đề

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt 6 vấn đề “nóng”

Chiều 3-1, Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng. Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Báo cáo tình hình phát triển của vùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của vùng...

Kiên Giang thực hiện 40 hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch năm 2025

Ngày 3-1, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang Quảng Xuân Lụa cho biết, UBND...

3 vận động viên Kiên Giang lên đội tuyển điền kinh trẻ quốc gia

Danh Thị Thúy (hàng sau, bìa trái) đoạt 2 huy chương bạc tại giải vô địch điền kinh U18 Đông Nam Á năm 2024.  Ngày...

Kiên Giang cất và sửa chữa gần 1.300 căn nhà đại đoàn kết

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lê Thanh Việt (thứ năm, từ phải qua) trao bằng khen cho các đơn...

Ngư dân vùng biển Tây Nam gặp khó đủ đường

Việc ra khơi đánh bắt cá biển hiện nay tăng chi phí, khó tìm ngư phủ nhưng sản lượng cá ít là một trong nhiều nguyên nhân khiến tàu biển Tây Nam nằm bờ – Ảnh: BỬU ĐẤU Ngư trường cạn kiệt, chi phí tăng Ngày 3-1, ngư dân Trương Văn Vững, ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau – cho biết ông hành nghề câu mực nhưng mấy năm nay đánh bắt khó khăn, chi phí cao nhưng nguồn lợi...

Cùng tác giả

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt 6 vấn đề “nóng”

Chiều 3-1, Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng. Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Báo cáo tình hình phát triển của vùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của vùng...

Kiên Giang thực hiện 40 hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch năm 2025

Ngày 3-1, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang Quảng Xuân Lụa cho biết, UBND...

3 vận động viên Kiên Giang lên đội tuyển điền kinh trẻ quốc gia

Danh Thị Thúy (hàng sau, bìa trái) đoạt 2 huy chương bạc tại giải vô địch điền kinh U18 Đông Nam Á năm 2024.  Ngày...

Kiên Giang cất và sửa chữa gần 1.300 căn nhà đại đoàn kết

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lê Thanh Việt (thứ năm, từ phải qua) trao bằng khen cho các đơn...

Ngư dân vùng biển Tây Nam gặp khó đủ đường

Việc ra khơi đánh bắt cá biển hiện nay tăng chi phí, khó tìm ngư phủ nhưng sản lượng cá ít là một trong nhiều nguyên nhân khiến tàu biển Tây Nam nằm bờ – Ảnh: BỬU ĐẤU Ngư trường cạn kiệt, chi phí tăng Ngày 3-1, ngư dân Trương Văn Vững, ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau – cho biết ông hành nghề câu mực nhưng mấy năm nay đánh bắt khó khăn, chi phí cao nhưng nguồn lợi...

Cùng chuyên mục

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt 6 vấn đề “nóng”

Chiều 3-1, Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng. Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Báo cáo tình hình phát triển của vùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của vùng...

Kiên Giang cất và sửa chữa gần 1.300 căn nhà đại đoàn kết

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kiên Giang Lê Thanh Việt (thứ năm, từ phải qua) trao bằng khen cho các đơn...

Ngư dân vùng biển Tây Nam gặp khó đủ đường

Việc ra khơi đánh bắt cá biển hiện nay tăng chi phí, khó tìm ngư phủ nhưng sản lượng cá ít là một trong nhiều nguyên nhân khiến tàu biển Tây Nam nằm bờ – Ảnh: BỬU ĐẤU Ngư trường cạn kiệt, chi phí tăng Ngày 3-1, ngư dân Trương Văn Vững, ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau – cho biết ông hành nghề câu mực nhưng mấy năm nay đánh bắt khó khăn, chi phí cao nhưng nguồn lợi...

Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025: Tôn vinh di sản gắn với sáng tạo

Ngày 31.12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp báo công bố Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025. Tại họp báo, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam. Khách du lịch quốc tế đến Việt...

Chính sách và mức chi đặc thù cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên Giang đón Tết Trung thu. Theo nghị quyết, đối tượng áp dụng là trẻ em...

Giá heo hơi hôm nay 3/1/2025: Cao nhất 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (3/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục giá đi ngang trong ngày thứ ba của năm mới 2025. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang tiếp tục duy trì là tỉnh có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong khu vực đang giao dịch...

Nhộn nhịp cảng cá Tắc Cậu ngày đầu năm 2025

Nhộn nhịp mua bán cá tại cảng cá Tắc Cậu – Ảnh: BỬU ĐẤU Ngày 2-1, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, số lượng tàu cá trở về cập cảng ngày càng đông đúc. Chuyến biển cuối năm 2024 đã mang theo những kỳ vọng của ngư dân, khoang tàu đầy ắp cá tôm để có một cái Tết đầy đủ cho gia đình. Sản lượng được cải thiện,...

Kiên Giang hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực biên giới

Người dân huyện Giang Thành (Kiên Giang) được khám, cấp thuốc miễn phí trong hoạt động Tết quân - dân năm 2025. Tại Kỳ họp...

Chào năm mới 2025: Sức bật mới từ đất mẹ Kiên Giang

Một góc của TP. Hà Tiên. Ảnh: HOÀNG GIÁM Năm 2024 khép lại như một bản trường ca về ý chí, nghị lực và sự đồng lòng. Dù phải đối mặt với những thử thách không nhỏ, từ biến động kinh tế đến những tác động khó lường của thời cuộc, Tỉnh ủy Kiên Giang đã vững vàng chèo lái con thuyền quê hương vượt sóng dữ, đạt được những thành tựu vượt bậc, tạo tiền đề cho một giai...

Xây dựng đội ngũ cán bộ ngành nội chính Đảng thực sự “chắc – sắc – đắc”

Chiều 31-12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành nội chính Đảng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất