Powered by Techcity

Hào khí Quân đội nhân dân, bản lĩnh đất Kiên Giang


Ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập với 34 chiến sĩ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Với tuyên ngôn “Chính trị trọng hơn quân sự”, đội quân nhỏ bé này đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, làm công tác tuyên truyền cách mạng, kết nối lòng dân. Chính từ ý thức ấy, Quân đội nhân dân Việt Nam dần lớn mạnh, không ngừng chứng minh bản chất của một đội quân anh hùng, bách chiến bách thắng, vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

Trong dòng chảy lịch sử hào hùng ấy, lực lượng vũ trang tỉnh Kiên Giang, được thành lập vào tháng 9-1945, không ngừng trưởng thành và khẳng định vai trò là đội quân trung kiên của Đảng, là biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất. Là một tỉnh ven biển phía Tây Nam, Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc cũng như trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo quốc gia.

Từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, lực lượng vũ trang tỉnh Kiên Giang đã sớm gánh vác nhiệm vụ nặng nề. Thời điểm ấy, với quân số ít ỏi, vũ khí thô sơ, lực lượng vũ trang tỉnh đã sử dụng chiến thuật du kích linh hoạt, lấy “yếu chống mạnh” dựa vào lòng dân để xây dựng căn cứ kháng chiến tại vùng U Minh Thượng và các khu vực trọng yếu khác.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Kiên Giang là nơi diễn ra nhiều trận đánh lớn, nổi bật là trận Ba Hòn vào năm 1949, khi quân dân tỉnh nhà phá tan âm mưu càn quét của địch. Tại đây, chiến thuật phục kích và đánh tiêu hao của bộ đội địa phương đã gây thiệt hại nặng nề cho thực dân Pháp, đồng thời nâng cao tinh thần kháng chiến của nhân dân. Số liệu cho thấy, chỉ trong giai đoạn 1946-1954, lực lượng vũ trang tỉnh đã đánh hơn 300 trận lớn nhỏ, tiêu diệt hàng ngàn tên địch, thu giữ nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh, góp phần vào thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Kiên Giang trở thành một trong những chiến trường ác liệt nhất của miền Tây Nam Bộ. Địch đã tổ chức các cuộc càn quét, đánh phá vùng căn cứ, chúng sử dụng chiến thuật “tát nước bắt cá” nhằm phá hoại thế trận lòng dân. Trước tình hình đó, lực lượng vũ trang Kiên Giang đã kiên cường bám đất, bám dân, tổ chức nhiều trận đánh vang danh. Điển hình là chiến thắng Hòn Đất năm 1969, nơi quân và dân địa phương đã tiêu diệt gần 200 lính địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giữ vững vùng giải phóng. Đặc biệt, hình ảnh nữ Anh hùng lực lượng vụ trang nhân dân Phan Thị Ràng hy sinh oanh liệt tại Hòn Đất đã trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của quân và dân Kiên Giang.

Trong giai đoạn 1968-1975, lực lượng vũ trang Kiên Giang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với quân dân cả nước trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ những trận đánh cắt giao thông, chặn tiếp viện, đến các cuộc tấn công giải phóng các vùng nông thôn ven biển, Kiên Giang đã góp phần quan trọng vào thắng lợi ngày 30-4-1975 để đất nước hoàn toàn thống nhất. Theo thống kê, chỉ riêng giai đoạn 1972-1975, lực lượng vũ trang tỉnh đã đánh hơn 200 trận lớn nhỏ, tiêu diệt hàng ngàn lính địch, thu giữ hàng trăm tấn vũ khí, góp phần mở rộng vùng giải phóng.

Sau ngày đất nước hòa bình, Kiên Giang tiếp tục đối mặt với những thử thách lớn trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam. Là tỉnh giáp ranh Campuchia, Kiên Giang là một trong những địa phương hứng chịu sự xâm lấn từ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Lực lượng vũ trang tỉnh đã không ngại hy sinh, phối hợp với quân dân cả nước đập tan âm mưu xâm lược, đồng thời thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả, giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Những chiến sĩ Kiên Giang mang trong mình ý chí thép và tinh thần quốc tế vô sản đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân hai nước.

Trong thời bình, lực lượng vũ trang Kiên Giang tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vừa đồng hành cùng nhân dân trong công cuộc xây dựng quê hương. Với đặc thù là tỉnh ven biển, Kiên Giang thường xuyên đối mặt với thiên tai, bão lũ. Mỗi khi thiên tai xảy ra, những người lính Kiên Giang lại có mặt ở tuyến đầu, cứu hộ cứu nạn, giúp dân khắc phục hậu quả. Từ năm 2010 đến nay, lực lượng vũ trang tỉnh đã tham gia hàng trăm lượt cứu hộ trên biển, cứu sống hàng ngàn ngư dân, thể hiện tinh thần “vì nhân dân phục vụ” một cách chân thực và sinh động nhất.

Đặc biệt, lực lượng vũ trang Kiên Giang còn tham gia tích cực vào các chương trình xây dựng nông thôn mới, giúp dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay, lực lượng vũ trang tỉnh đã huy động hàng ngàn ngày công, đóng góp hàng chục tỷ đồng để xây dựng đường giao thông, trường học, trạm y tế tại các vùng khó khăn. Những việc làm ấy không chỉ cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân mà còn củng cố niềm tin của dân đối với Đảng và Quân đội.

Nhìn lại chặng đường 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Cùng với đó, lực lượng vũ trang Kiên Giang – một phần máu thịt của Quân đội đã chứng minh phẩm chất anh hùng qua mọi giai đoạn lịch sử, trong mọi hoàn cảnh đất nước. Những chiến công oanh liệt, những hy sinh thầm lặng đó đã làm nên trang sử vàng cho quê hương Kiên Giang, góp phần tô điểm thêm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Mỗi công dân Việt Nam luôn tự hào trước truyền thống bất khuất, anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, đội quân mang danh “Bộ đội Cụ Hồ”. Những người lính ấy đã chiến đấu cho hòa bình và độc lập đã cống hiến máu xương vì hạnh phúc của nhân dân. Với truyền thống bách chiến bách thắng, Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có lực lượng vũ trang Kiên Giang sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho Đảng và Nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu và đóng góp xây dựng quê hương , đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

TRỌNG NGHĨA



Nguồn: https://www.baokiengiang.vn/xa-luan/hao-khi-quan-doi-nhan-dan-ban-linh-dat-kien-giang-23715.html

Cùng chủ đề

Đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi không ngừng cải thiện

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng...

Thí sinh Nguyễn Hồng Mai đăng quang Hoa khôi Du lịch Kiên Giang năm 2024

Thí sinh cuộc thi Hoa khôi Du lịch Kiên Giang trong đêm chung kết, tối 29-12. Đêm chung kết, top 20 thí sinh cuộc...

Khai mạc Kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X

Đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 31 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X. Sáng 30-12, Ủy viên Trung...

Rạch Giá: Đô thị tỉnh lỵ hướng đến tầm cao mới

Một góc đô thị Rạch Giá. Ảnh: HOÀNG GIÁM Đây là sự khẳng định của một đô thị tỉnh lỵ năng động, là minh...

Gạo đẹp tăng giá nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều so với hôm qua ở cả mặt hàng lúa và gạo. Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/12: Gạo đẹp nhích, lúa đứng giá. Ảnh: Thanh Minh Trong đó, với mặt hàng lúa, lượng giao dịch chậm, giá lúa đứng so với hôm qua. Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa...

Cùng tác giả

Đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi không ngừng cải thiện

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng...

Thí sinh Nguyễn Hồng Mai đăng quang Hoa khôi Du lịch Kiên Giang năm 2024

Thí sinh cuộc thi Hoa khôi Du lịch Kiên Giang trong đêm chung kết, tối 29-12. Đêm chung kết, top 20 thí sinh cuộc...

Khai mạc Kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X

Đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 31 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X. Sáng 30-12, Ủy viên Trung...

Rạch Giá: Đô thị tỉnh lỵ hướng đến tầm cao mới

Một góc đô thị Rạch Giá. Ảnh: HOÀNG GIÁM Đây là sự khẳng định của một đô thị tỉnh lỵ năng động, là minh...

Gạo đẹp tăng giá nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều so với hôm qua ở cả mặt hàng lúa và gạo. Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/12: Gạo đẹp nhích, lúa đứng giá. Ảnh: Thanh Minh Trong đó, với mặt hàng lúa, lượng giao dịch chậm, giá lúa đứng so với hôm qua. Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa...

Cùng chuyên mục

Đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi không ngừng cải thiện

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng...

Khai mạc Kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X

Đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 31 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X. Sáng 30-12, Ủy viên Trung...

Rạch Giá: Đô thị tỉnh lỵ hướng đến tầm cao mới

Một góc đô thị Rạch Giá. Ảnh: HOÀNG GIÁM Đây là sự khẳng định của một đô thị tỉnh lỵ năng động, là minh...

Gạo đẹp tăng giá nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều so với hôm qua ở cả mặt hàng lúa và gạo. Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/12: Gạo đẹp nhích, lúa đứng giá. Ảnh: Thanh Minh Trong đó, với mặt hàng lúa, lượng giao dịch chậm, giá lúa đứng so với hôm qua. Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa...

Phú Quốc trên hành trình vươn mình trở thành đô thị loại I

Một phần của bìa Đề án phân loại Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.  Sự kiện Hội đồng...

Đứng giá ngày cuối tuần

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (29/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận giá đi ngang sau nhiều quay đầu giảm tại một số tỉnh thành như Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương… Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 29/12/2024: Đồng loạt đứng giá (ảnh: Phúc Lộc) Trong đó, các tỉnh thành như Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên và Nam Định,...

Thu nhập kém không dám kết hôn, về quê bị hỏi ‘combo’ lương nhiêu, bao giờ lấy chồng

Cô gái “độc thân vui tính” về quê ăn Tết bị ba má la – Tranh minh họa: Tuổi Trẻ Cười Để “trốn kiếp nạn” này, người chọn về quê ở luôn trong nhà không đi đâu, số khác lại chọn đi du lịch cùng bạn bè hoặc ở lại thành phố làm thêm, qua Tết mới về quê. Có người thậm chí nghĩ cách trả lời thẳng thắn. Năm nào cũng bị hỏi lương bổng, chồng con “Chán không muốn...

Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang Mai Hoàng Khởi (giữa) trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho các...

Năm 2025, Kiên Giang phấn đấu phát triển 10.000 đoàn viên Công đoàn

Chiều 27-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2024 và triển...

Miền Bắc duy trì đà giảm

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (28/12/2024) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận quay đầu giảm tại một số tỉnh thành như Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương với giá 68.000 đồng/kg. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh thành như Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên và Nam Định, Hà Nội, Bắc Giang và Thái Bình có giá heo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất