Trang chủNewsThời sựKiến tạo nền tảng văn hóa liêm chính

Kiến tạo nền tảng văn hóa liêm chính


Cùng với những bài học cảnh tỉnh đang có, điều quan trọng là thiết lập được cơ chế phòng ngừa chặt chẽ, để “không thể tham nhũng”, cơ chế phát hiện, xử lý hiệu quả để “không dám tham nhũng” và cơ chế bảo đảm, đãi ngộ hợp lý để “không cần, không muốn tham nhũng”.

Đưa quyền lực vào “lồng kiểm soát”

Từ những vụ việc vi phạm trong những năm qua cho thấy, một khi cán bộ được đặt vào vị trí có nhiều quyền lực, nếu không có cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ dễ dẫn tới có các hành vi lạm quyền, tham ô, tham nhũng… và đáng lo ngại hơn là không ít trường hợp đã trượt dài vào lối sống suy thoái, biến chất…

Những kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng liên tục chỉ ra những cán bộ chủ chốt ở các cấp, kể cả cấp T.Ư suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Không ít cán bộ, đảng viên đã lợi dụng quyền hạn của mình để vun vén cá nhân, lạm quyền, thu lợi bất chính, thậm chí để vợ, chồng, con cái, người thân nhúng tay, can thiệp, điều hành “ghế” quyền lực của mình.

Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Thành ủy Hà Nội về thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 15/4-2024 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành về Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính. Ảnh: Phạm Hùng
Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc với Thành ủy Hà Nội về thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 15/4-2024 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành về Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính. Ảnh: Phạm Hùng

Để đưa quyền lực vào “lồng kiểm soát”, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, nhiều văn bản nghị quyết, chỉ thị trong công tác xây dựng Đảng đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành và triển khai, trong đó đặc biệt đã chỉ ra những biểu hiện, hành vi tha hóa, biến chất, xa rời lý tưởng cộng sản của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Cùng với đó, Quốc hội, Chính phủ cũng tập trung xây dựng thể chế để cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, góp phần quản lý xã hội hiệu quả, ngày càng minh bạch, văn minh.

Có thể nói, chưa bao giờ, Đảng, Nhà nước lại quan tâm tới công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật như những năm gần đây. Chỉ tính riêng từ sau Đại hội XIII đến nay, đã có hàng loạt các quy định về công tác cán bộ được triển khai như: Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành T.Ư về “những điều đảng viên không được làm”; Quy định số 41-QĐ/TW ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; Quy định số 50-QĐ/TW ngày 27/12/2021 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ; Quy định số 58-QĐ/TW ngày 28/2/2018 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”; Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm; Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định số 96-QĐ/TW ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị…

 

Bộ Chính trị đã có các quy định về việc “kiểm soát quyền lực” trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác cán bộ, điều này khẳng định quyết tâm cao của Đảng trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những hạn chế trong công việc “gốc” của Đảng, những nhức nhối tồn tại suốt nhiều năm trong công tác cán bộ. Tuy nhiên, vẫn cần có cơ chế sâu hơn nữa, bởi chúng ta giao quyền lực và nguồn lực cho cán bộ nhưng không giám sát, sẽ không thể phòng, chống tham nhũng triệt để được. Vì quyền lực không giám sát thì tha hóa, đó là quy luật muôn đời.
PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu
chiến lược, Bộ Công an

Đặc biệt, trong năm 2023, Bộ Chính trị đã liên tiếp ban hành 3 quy định về kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực: Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đây đều là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Những quy định này ra đời đã tạo ra “lồng cơ chế” hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, lộng quyền vốn dĩ đã và đang gây ra nhiều lo lắng cho xã hội.

PGS.TS Lê Văn Cường (Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã nhận định, lần đầu tiên chúng ta ban hành và thực hiện một cách đồng bộ về mặt thể chế quyết liệt như vậy, tức là 3 vấn đề trọng tâm, nhạy cảm, phức tạp này đã được chỉ mặt, điểm tên và ban hành quy định. Đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị rất cao đúng theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” và chọn đúng các lĩnh vực mà cử tri, đảng viên và Nhân dân đang quan tâm.

Đề cao tự trọng, văn hóa công vụ

Một trong những điểm mới và cũng là điểm đột phá trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức là việc kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý, phụ trách, trên cơ sở đó, khuyến khích cán bộ tự giác nhận khuyết điểm, từ chức, xin thôi chức vụ, nghỉ công tác. Theo Phó Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Hữu Đông, từ đầu năm 2024 đến nay, cấp có thẩm quyền đã xem xét, cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện T.Ư quản lý.

Tính từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay đã có 32 cán bộ diện T.Ư quản lý bị xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác, trong đó, có 7 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 10 Ủy viên T.Ư Đảng. “Việc này thể hiện sự nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, đưa việc “có lên có xuống, có vào có ra” dần trở thành văn hóa, việc làm bình thường trong công tác cán bộ, tạo bước đột phá mới trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” – ông Nguyễn Hữu Đông thông tin.

Phải nói rằng, từ trước đến nay rất hiếm lãnh đạo xin từ chức, cho dù để xảy ra vi phạm tại các đơn vị, địa phương thuộc thẩm quyền… Chỉ khi phát hiện ra sai phạm, bị xử lý thì họ mới “buộc” phải nghỉ việc. Vì thế, đến lúc nên coi từ chức là văn hóa, là sự tự trọng của người cán bộ đảng viên. Việc cán bộ cấp cao từ chức nếu trở thành bình thường sẽ giúp triệt tiêu tư tưởng “làm quan” là “ăn trên, ngồi trốc” mà trở về đúng vị trí là “đầy tớ của dân”.

Thực tế miễn nhiệm, từ chức cũng không phải là phạm trù mới, bởi đã được thể chế hóa bằng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước từ nhiều nhiệm kỳ trước. Trên thực tế, Bộ Chính trị đã đưa ra những căn cứ cụ thể để xem xét cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức tại Quy định số 260-QĐ/TW, ngày 2/10/2009. Tuy nhiên, suốt thời gian dài thực hiện, câu hỏi khi nào miễn nhiệm, từ chức trở thành việc làm bình thường, cán bộ tự giác rời vị trí khi không còn đủ năng lực, uy tín trong hệ thống cơ quan Đảng, Nhà nước, vẫn chưa có lời đáp thỏa đáng. Từ thực tế đó, việc thực hiện nghiêm túc Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ diện T.Ư quản lý do vi phạm pháp luật thời gian qua đã khẳng định quyết tâm của Ðảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 

Theo Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa, để bịt những lỗ hổng, các cơ chế để đưa quyền lực vào “lồng kiểm soát” đang ngày càng hoàn thiện mạnh mẽ hơn, không chỉ bằng các quy định của Đảng mà cả các cơ chế giám sát để người có quyền lực không thể lạm quyền, lộng quyền. Thực thi kiểm soát quyền lực sẽ góp phần kiến tạo nền tảng văn hóa, đạo đức chính trị.

Thực tế thời gian qua cho thấy, từ thực thi các quy định, đã tạo ra những dấu ấn nổi bật là kỷ luật, kỷ cương đang dần được siết chặt, nhiều cán bộ sai phạm cho dù ở bất kỳ cương vị nào cũng bị đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. PGS.TS Bùi Thị An (nguyên đại biểu Quốc hội) nhận định, chúng ta đã đạt được những kết quả rất tốt trong xử lý tình trạng tham nhũng, lạm quyền. Hàng loạt vụ việc được đưa ra ánh sáng, được xét xử nghiêm minh. Qua đó, đã cho thấy quyết tâm chính trị rất cao, thể hiện được tuyên ngôn của Đảng, Nhà nước là xử lý tham nhũng không trừ một ai, không có ngoại lệ, đem lại niềm tin cho công chúng, cho người dân.

Việc nêu gương của T.Ư trong thực hiện Quy định 41-QĐ/TW đã lan tỏa thông điệp không có ngoại lệ, không có vùng cấm và đánh thức giá trị của lòng tự trọng trong mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Đồng thời thúc đẩy văn hóa công vụ, gắn trách nhiệm của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong toàn hệ thống chính trị. Đa số cán bộ, đảng viên đều cho rằng, những quyết định của T.Ư khi thực hiện nghiêm Quy định số 41 – QĐ/TW đã tạo niềm tin vào bước đột phá trong tư duy “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trong công tác cán bộ và nhất là sự nghiêm minh trong kỷ luật Đảng. Quy định đi vào cuộc sống đã góp phần quản lý, sàng lọc đội ngũ cán bộ, từng bước xây dựng và hình thành văn hóa từ chức trong các cơ quan công quyền.

Theo Chủ tịch Hội đồng tư vấn các vấn đề văn hóa xã hội (Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam) Nguyễn Túc, khi miễn nhiệm, từ chức trở thành việc bình thường, sẽ giúp hoàn thành mục tiêu xây dựng môi trường công vụ liêm chính với hiệu quả tối ưu. Bởi, nếu giáo dục, rèn luyện đảng viên không đạt được cần, kiệm, liêm, chính thì khi biết mình mắc sai lầm, khuyết điểm, không phải cán bộ nào cũng sẵn sàng từ chức. Việc T.Ư và một số cấp ủy triển khai thực hiện có hiệu quả Quy định số 41-QĐ/TW đã thể hiện rõ tinh thần song hành giữa xây và chống, để cán bộ, đảng viên biết giữ gìn, nhớ điều cấm, giữ giới hạn…, từ đó hình thành văn hóa liêm chính.

Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 Thành phố Hà Nội kiểm tra tại bộ phận ''một cửa'' UBND quận Nam Từ Liêm, sáng 22/7/2024. Ảnh: Phong Thu
Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 Thành phố Hà Nội kiểm tra tại bộ phận ”một cửa” UBND quận Nam Từ Liêm, sáng 22/7/2024. Ảnh: Phong Thu

Tinh thần hành động của T.Ư đã lan tỏa xuống các tỉnh, TP, điển hình là Thành ủy Hà Nội đã ban hành hệ thống các văn bản cụ thể hóa, tổ chức thực hiện trong các cấp, ngành. Nổi bật là Chỉ thị 24/CT-TU ngày 7/8/2023 về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP Hà Nội”. Trong đó, đã đặt nội dung “kỷ cương” lên đầu tiên, tiếp đó là “kỷ luật”, “trách nhiệm”.

Đây chính là sự tăng dần mức độ, yêu cầu trong công tác quản lý hành chính và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị từ TP xuống cơ sở, để cán bộ không ngừng nâng cao tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, hiệu quả đối với công việc được giao; thường xuyên “tự soi, tự sửa”, liên hệ bản thân với 25 biểu hiện nhận diện vi phạm kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc. Hàng năm, Thành ủy Hà Nội tổ chức kiểm tra đối với 50/50 Đảng bộ trực thuộc về công tác tổ chức xây dựng Đảng, lồng ghép với với công tác giáo dục liêm chính…

Thực hiện công tác giáo dục liêm chính, Hà Nội đã xuất hiện những cách làm hay như việc xây dựng và nhân rộng các mô hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, TP đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai phần mềm iHanoi, trong đó, có mục phản ánh ý kiến người dân. Qua đó, người dân có thể phản ánh 24/24h các vấn đề góp phần nâng cao cải cách hành chính và đạo đức công vụ.

Tại cuộc làm việc với Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo T.Ư về thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 15/4/2024 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành về Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính, Thành ủy Hà Nội đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ở T.Ư nghiên cứu, thống nhất hướng dẫn toàn quốc việc tuyên truyền, giáo dục liêm chính, xác định không chỉ giáo dục trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị các cấp mà còn trong các ngành, lĩnh vực, môi trường xã hội khác. Bên cạnh đó, đề xuất T.Ư cho phép TP mở thí điểm lớp đào tạo về công tác giáo dục liêm chính cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Đây cũng là những giải pháp cần thiết tiếp theo để thúc đẩy việc kiến tạo văn hóa liêm chính.

 

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Nội chính T.Ư đã có Kế hoạch số 01-KH/BCĐ về việc xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính. Trong đó, đề án sẽ làm rõ thực trạng việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác giáo dục liêm chính của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương… để xác định các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác giáo dục liêm chính thời gian tới.

“Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải làm gì, làm như thế nào, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị đến đâu để đưa những chủ trương, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, để xây dựng được một Nhà nước liêm chính, một xã hội liêm chính, một quốc gia liêm chính, của dân, do dân, vì dân. Đây cũng chính là mục tiêu của Đề án Bộ Chính trị giao”.
Trưởng Ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc

(Còn nữa)



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bai-2-kien-tao-nen-tang-van-hoa-liem-chinh.html

Cùng chủ đề

Bộ Chính trị điều động ông Thái Thanh Quý làm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Chiều ngày 26/10, Ủy viên Bộ...

Tổng Bí thư dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên TW Đảng

Phát biểu tại Lễ khai giảng Lớp Bồi dưỡng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ...

cần chế tài mạnh, xử lý nghiêm

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng vi phạm TTXD trên địa bàn TP. Nhiều vi phạm phức tạp Thời gian gần đây, công tác quản lý TTXD đô thị trên địa bàn Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực. Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo TP cùng sự vào cuộc của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát,...

Lựa chọn kỹ công nghệ, mô hình quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 9/2024), Trung ương, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm. Tập trung đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển Hiện nay, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan đang khẩn trương...

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Kính thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị! Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10. Hội nghị diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt: đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, nhà tư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị xã Sơn Tây đón nhận vinh dự lớn trong ngày đại lễ

Kinhtedothi - Niềm vui được nhân đôi với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Sơn Tây trong buổi lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã và 555 năm danh xưng “Sơn Tây” khi vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Đảng và Nhà nước trao tặng. Xứng danh vùng đất “địa linh nhân kiệt” Tối 10/11, tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây long trọng diễn ra Lễ kỷ...

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang tập thể dục quá sức

Dần dần thiếu động lực tập thể dục Vì hệ thần kinh trung ương mệt mỏi, bạn sẽ dần mất đi động lực tập thể dục, thậm chí có thể muốn từ bỏ hoàn toàn việc tập thể dục. Trên thực tế, đây là cơ thể đang mách bảo: bạn đã tập luyện quá sức và cần nghỉ ngơi. Đau nhức bất thường sau khi tập thể dục vất vả Đau nhức sau khi tập thể dục là bình thường, nhưng...

Phát triển ngành hàng không trong bối cảnh mới

Kinhtedothi- Việc củng cố sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh cho các DN nhà nước nói chung, của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, là cần thiết nhằm phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế, tận dụng cơ hội phát triển... Đây là ý kiến chung của các chuyên gia tại Hội thảo “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã...

Xã Sơn Hà đồng lòng, bứt phá để về đích xã NTM nâng cao năm 2025

Bứt phá từ sự quyết tâm Những năm về trước, bất kỳ ai đến xã Sơn Hà đều nhận thấy những khó khăn, phức tạp của địa bàn, bởi hạ tầng cơ sở điện, đường, trường, trạm xuống cấp do chậm được quan tâm đầu tư. Công tác quản lý đất đai, xây dựng bị buông lỏng dẫn đến nảy sinh hàng loạt vi phạm và đơn thư khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định tình hình. Cùng với...

Lợi ích của trái cây màu đỏ đối với sức khỏe

Những lợi ích sức khỏe chính của việc tiêu thụ trái cây màu đỏ Ngăn ngừa một số loại ung thư Bởi vì trái cây màu đỏ rất giàu vitamin C, anthocyanin và catechin, các hợp chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do dư thừa, trái cây màu đỏ bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự tấn công của một số loại ung...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Ông Donald Trump lái xe rác vận động tranh cử

Ông Trump lên xe chở rác để vận động tranh cử.Ngày 30/10, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã gây chú ý với hình ảnh lái xe rác đến cuộc vận động tranh cử ở Green Bay tại bang Wisconsin, khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang đếm ngược với giờ G.Theo AP, cựu tổng thống Trump muốn thu hút sự chú ý đến phát biểu được đưa ra một ngày trước đó của đương kim Tổng thống...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Những kỳ vọng tại phiên chất vấn

Mục đích cuối cùng của hoạt động chất vấn là cả người hỏi và trả lời cùng nhau làm sáng tỏ các vấn đề nhằm giải quyết kịp thời, hiệu quả những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đặt ra. ...

Medvedev thua Fritz ở trận mở màn ATP Finals 2024

(Dân trí) - Taylor Fritz đã đánh bại Daniil Medvedev với tỷ số 6-4, 6-3 ở trận đấu mở màn ATP Finals 2024, tay vợt người Mỹ tạm thời vươn lên đứng đầu Bảng Ilie Nastase. Vào tối 10/11, Taylor Fritz đã có màn trình diễn ấn tượng để khởi động chiến dịch của mình tại ATP Finals 2024. Tay vợt người Mỹ đã giành chiến thắng 6-4, 6-3 trước hạt giống số 4 Daniil Medvedev, đánh dấu một khởi...

Thị xã Sơn Tây đón nhận vinh dự lớn trong ngày đại lễ

Kinhtedothi - Niềm vui được nhân đôi với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Sơn Tây trong buổi lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã và 555 năm danh xưng “Sơn Tây” khi vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Đảng và Nhà nước trao tặng. Xứng danh vùng đất “địa linh nhân kiệt” Tối 10/11, tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây long trọng diễn ra Lễ kỷ...

Việt Nam sẵn sàng cùng LHQ ủng hộ hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững

(ĐCSVN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, và ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, vai trò trung tâm của Liên hợp quốc (LHQ). Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chia sẻ, đóng góp, cùng LHQ triển khai các giải pháp toàn cầu, toàn diện, toàn dân cho các thách thức hiện...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). Tiếp tục tổ...

Mới nhất

Medvedev thua Fritz ở trận mở màn ATP Finals 2024

(Dân trí) - Taylor Fritz đã đánh bại Daniil Medvedev với tỷ số 6-4, 6-3 ở trận đấu mở màn ATP Finals 2024, tay vợt người Mỹ tạm thời vươn lên đứng đầu Bảng Ilie Nastase. Vào tối 10/11, Taylor Fritz đã có màn trình diễn ấn tượng để khởi động chiến dịch của mình tại ATP Finals 2024. Tay...

Nhiều doanh nghiệp về tay người Thái ‘chăm’ chia cổ tức

Từ đầu tháng 11 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Thậm chí một doanh nghiệp bất ngờ tăng tỉ lệ cổ tức bằng tiền mặt từ 24% lên 133%. ...

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. ...

9 năm không chia cổ tức, lợi nhuận giữ lại Sacombank tiến gần 1 tỉ USD

9 tháng đầu năm nay, Sacombank lãi sau thuế gần 6.500 tỉ đồng. Lợi nhuận hợp nhất chưa phân phối lũy kế đến cuối tháng 9 năm nay đạt 24.830 tỉ đồng. ...

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4...

Mới nhất