Trang chủNewsNhân quyềnKiến nghị xử lý hàng trăm tỷ đồng triển khai Chương trình...

Kiến nghị xử lý hàng trăm tỷ đồng triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới


(Dân sinh) – Kết quả kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 cho thấy, tại 13 địa phương có tình trạng phân bổ vốn không đúng tiêu chí; lập, thẩm định, phê duyệt dự toán còn sai sót về khối lượng… Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 145,728 tỷ đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai quy định 46,3 triệu đồng…
Chương trình nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt nhiều làng quê.

Chương trình nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt nhiều làng quê.

Nhiều chỉ tiêu chưa đạt

Cụ thể, theo kết quả kiểm toán, một số tỉnh chưa thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chưa hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp theo quy định; tổ chức mô hình và cơ chế làm việc của Văn phòng điều phối các cấp tại địa phương chưa thống nhất; chưa ban hành một số văn bản hướng dẫn tổ chức, thực hiện Chương trình theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Đối với nguồn ngân sách nhà nước, các địa phương không xác định được chính xác số liệu huy động vốn thực hiện Chương trình năm 2021, 2022 đối với nguồn vốn giao hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, xã. Nguyên nhân một phần do không dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động, danh mục dự án đầu tư; không có quy định cụ thể về cơ chế lồng ghép, quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn ghép; chưa xác định giải pháp huy động nguồn vốn thực hiện Chương trình…

Đối với nguồn vốn tín dụng, không xác định được chính xác các khoản tín dụng vay để đầu tư thực hiện cho các nội dung thành phần của Chương trình do nguồn vốn tín dụng được Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố tổng hợp trên tất cả các khoản vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại trên địa bàn nông thôn, không nêu cụ thể các chương trình vay, các khoản vay liên quan đến các nội dung của Chương trình.

Một số địa phương chưa ban hành cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu và các chương trình, dự án khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; chưa lập danh mục chi tiết các dự án thuộc Chương trình, danh mục các dự án lồng ghép mục tiêu, đối tượng của Chương trình.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chưa đạt so với chỉ tiêu, kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28.5.2022. Cụ thể, có 6/13 địa phương chưa hoàn thành chỉ tiêu số huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 01/01 địa phương chưa hoàn thành chỉ tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 5/13 địa phương chưa hoàn thành tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới; 7/13 địa phương chưa hoàn thành tỷ lệ xã nông thôn mới nâng cao; 3/6 địa phương chưa hoàn thành tỷ lệ xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Phân bổ vốn chưa đúng, số liệu chênh lệch lớn

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, trong thực hiện kế hoạch đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương chung cả cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, không giao cụ thể kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn chi tiết cho dự án (TP. Hà Nội); danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (TP. Hồ Chí Minh); chưa trình HĐND trước khi UBND ban hành Quyết định về kế hoạch đầu tư công (tỉnh Phú Thọ); không ban hành Quyết định phân bổ kế hoạch trung hạn sau khi HĐND ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn (tỉnh Tây Ninh).

Về giao dự toán, phân bổ vốn thực hiện Chương trình, công tác tổng hợp số liệu nguồn vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho Chương trình trong năm 2021, 2022 của các địa phương báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung toàn quốc (không bao gồm vốn lồng ghép) và Kho bạc Nhà nước Trung ương theo dõi, tổng hợp còn có sự chênh lệch lớn. Một số địa phương không phân bổ cụ thể, chi tiết nguồn vốn cho Chương trình nông thôn mới; chưa phân bổ vốn sự nghiệp; chưa phân bổ dự toán cho Chương trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, một số địa phương phân bổ vốn ngân sách chưa đúng theo tiêu chí, định mức, nội dung, đối tượng quy định tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22.02.2022, Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản quy định liên quan đến Chương trình giai đoạn 2021-2025 như: trả nợ cho các công trình giai đoạn 2016 – 2020, chi xây dựng trụ sở xã, chi thưởng cho các công trình phúc lợi…; chậm điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm; chậm phân bổ vốn sự nghiệp (nguồn ngân sách Trung ương).

Khẩn trương hoàn thiện, ban hành cơ chế lồng ghép nguồn vốn

Kết quả kiểm toán các dự án đầu tư tại 13 địa phương cho thấy, còn một số tồn tại trong việc xác định tổng mức đầu tư dự án. Công tác khảo sát, thiết kế tại một số dự án thuộc Chương trình chưa tuân thủ đầy đủ quy định về thiết kế. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán còn sai sót về khối lượng, chưa phù hợp với các quy định làm tăng giá trị dự toán đã được phê duyệt là 15,1 tỷ đồng. Công tác quản lý, thực hiện nghiệm thu, thanh toán tại nhiều dự án vẫn có sai sót về xác định khối lượng, đơn giá, kết quả kiểm toán kiến nghị giảm 10,460 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị, UBND các tỉnh được kiểm toán phải chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình HĐND tỉnh, thành phố ban hành cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành giai đoạn 2021-2025; kiểm tra, rà soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu các nguồn vốn đã đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (năm 2021, 2022) của địa phương; tăng cường kiểm tra, rà soát các dự án trong Chương trình bảo đảm bố trí vốn thực hiện đầu tư đúng nội dung, đối tượng và bố trí nguồn vốn phù hợp với quy định Chương trình giai đoạn 2021-2025.

Đối với Bộ NN&PTNT, KTNN kiến nghị rà soát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình để kịp thời tham mưu cho các cơ quan chức năng sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nhằm đảm bảo thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương (vùng, miền), phát huy hiệu quả của Chính sách, đảm bảo thuận lợi cho các địa phương thực hiện Chương trình.

Bộ NN&PTNT cần phối hợp với các bộ, ngành chủ trì các nội dung thành phần của Chương trình xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình, thống nhất chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm dự kiến giao cho từng bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện. Phối hợp với các địa phương thực hiện Chương trình rà soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu các nguồn vốn đã đầu tư cho Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (năm 2021, 2022) của tỉnh, thành phố đảm bảo tính chính xác, có căn cứ để đánh giá, tổng hợp số liệu cho công tác quyết toán kinh phí của Chương trình…

Đối với Bộ KH&ĐT, khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thành Hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình MTQG theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP để đảm bảo cho việc cập nhật, lưu trữ thông tin giám sát, đánh giá các Chương trình MTQG trên phạm vi toàn quốc. Chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với những hạn chế trong việc chậm ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình.

Đối với Bộ Tài chính, cần phối hợp với Bộ NN&PTNT và các đơn vị liên quan rà soát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình thuộc trách nhiệm ban hành của Bộ để kịp thời xem xét sửa đổi, điều chỉnh những vướng mắc nhằm đảm bảo thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương (vùng, miền), phát huy hiệu quả của Chính sách trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Khẩn trương phối hợp với Bộ NN&PTNT và các đơn vị liên quan tổng hợp, đề xuất cân đối vốn sự nghiệp nguồn NSTW thực hiện Chương trình giai đoạn 5 năm, thông báo số kiểm tra kinh phí sự nghiệp dự toán hàng năm và giai đoạn hai năm tiếp theo để làm cơ sở cho chủ chương trình xây dựng phương án phân bổ, thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn NSTW thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định để các đơn vị thực hiện Chương trình có căn cứ triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

Qua kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình) tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng 13 địa phương, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 145,728 tỷ đồng, trong đó thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai quy định 46,3 triệu đồng; thu hồi kinh phí thừa 36,724 tỷ đồng; giảm thanh toán 6,597 tỷ đồng; bố trí vốn ngân sách địa phương hoàn trả cho chương trình 102,36 tỷ đồng.

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý khác 307,259 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là điều chỉnh không tổng hợp vào quyết toán kinh phí của Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 là 298,932 tỷ đồng.

 

NGUYỄN SÍU



Source link

Cùng chủ đề

10 sản phẩm OCOP nào được Quảng Ngãi chọn giới thiệu phân phối ở Mỹ?

Quảng Ngãi vừa chọn 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng ký tham gia quảng bá, giới thiệu ở một số hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ. Cùng với việc đưa...

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao Hợp tác...

Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo

DNVN - Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành TP đổi mới sáng tạo (ĐMST), trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại miền Trung - Tây Nguyên rất cần sự chung tay của các cơ quan nhà nước, các viện trường, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và người dân. ...

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lao động tại Nhật, Hàn Quốc về nước là nguồn nhân lực cao cho doanh nghiệp

Đó là đánh giá của đại diện Đại sứ quán Nhật Bản cũng như Hàn Quốc tại Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM JaPan về nước. Anh Phạm Văn Chiên, Giám đốc sản xuất công ty TNHH TM&CN Minh Quang là một trong 45 đơn vị tham gia tuyển dụng lao động tại hội chợ việc làm chia sẻ, công ty đang trong quá trình mở rộng sản xuất nên có nhu...

Hà Nội sẽ hỗ trợ 3,6 triệu đồng/tháng với Cảnh sát hình sự và Cảnh sát PCCC

Dự kiến sẽ hỗ trợ hàng tháng mức cao nhất là 3,6 triệu đồng/người với lực lượng Cảnh sát hình sự và Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Công an thành phố Hà Nội. HĐND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến để ban hành Nghị quyết quy định một số nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CN-CH)...

Nâng cao chất lượng văn bản, đồng thuận của xã hội khi xây dựng chính sách

(LĐXH) - Tăng cường công tác phản biện xã hội, truyền thông để thông tin về chính sách, từ đó nâng cao chất lượng các văn bản, đồng thuận của xã hội trong xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh tại Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) với chủ đề "Giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH và...

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải trọng tâm, có dấu ấn

Các hoạt động trọng tâm dịp kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải được tổ chức sâu rộng, hiệu quả nhưng đảm bảo tiết kiệm, không phô trương hình thức, mang tính giáo dục truyền thống cao. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại cuộc họp Ban chỉ đạo Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VI ngành LĐ-TB&XH (Ban chỉ đạo) diễn ra chiều 6/11 tại...

Xây dựng ASEAN tự cường, bảo vệ phúc lợi và đẩy nhanh tăng trưởng khu vực

Kế hoạch Chiến lược ASCC sau năm 2025 khi thông qua sẽ góp phần tạo ra Cộng đồng năng động và tự cường, không chỉ bảo vệ phúc lợi của người dân mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ trong khu vực. Ngày 5/11, Bộ LĐ-TB&XH với vai trò là Cơ quan chủ trì Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Kế hoạch Chiến lược...

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Mèo Vạc (Hà Giang): Khởi sắc ở xã biên giới Thượng Phùng

Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời...

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Mới nhất

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ...

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Mới nhất