Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngKiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp

Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp


Tỉnh Kiên Giang vận dụng tốt các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp.





Kiên Giang huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Khu công nghiệp Thạnh Lộc
Kiên Giang huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Khu công nghiệp Thạnh Lộc

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhằm tạo quỹ đất “sạch” phục vụ thu hút đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong những năm qua, Kiên Giang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Kiên Giang có 2 khu công nghiệp đang hoạt động, gồm Khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành) và Khu công nghiệp Thuận Yên (TP. Hà Tiên).

Trong đó, Khu công nghiệp Thạnh Lộc đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng giai đoạn I được 154,85/155,167 ha, đạt 99,79%; đã triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, tỷ lệ đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thạnh Lộc giai đoạn I, quy mô 151,98 ha, là 52,03%.

Đến cuối năm 2023, tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc có 23 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 6.694 tỷ đồng, diện tích đăng ký 69,36 ha, tỷ lệ lấp đầy (giai đoạn I) đạt khoảng 63%. Lũy kế vốn đầu tư đến cuối năm 2023 ước đạt 5.517 tỷ đồng.

– Kiên Giang định hướng phát triển các khu công nghiệp có tính chất đa ngành, trong đó chú trọng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ và thân thiện môi trường. Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 840 ha.

 – Phát triển các cụm công nghiệp có tính chất đa ngành, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng địa phương. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và tăng tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đã thành lập. Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 595 ha.

Các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Thạnh Lộc đã tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp mới cho tỉnh như giày da, gỗ MDF, bia, nước giải khát, kính cường lực, phụ kiện ngành điện nước và gia tăng thêm một số sản phẩm công nghiệp khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng. Ngoài ra, các dự án đầu tư trong khu công nghiệp còn thúc đẩy một số lĩnh vực khác phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ, nguồn nguyên vật liệu…

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ. Trong giai đoạn 2017 – 2023, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc đạt khoảng 5.884 tỷ đồng/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ước đạt khoảng 900 triệu USD.

Đến cuối năm 2023, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc đã giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 12.100 lao động (trong đó, người lao động trong tỉnh chiếm khoảng 90%), đời sống của người lao động ngày càng được nâng lên. Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương. Đồng thời, giai đoạn 2017 – 2023, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 4.729 tỷ đồng, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Còn Khu công nghiệp Thuận Yên đã giải phóng mặt bằng được 131,37/133,95 ha, đạt 98,07%; thực hiện đầu tư hạ tầng một phần các trục đường trong KCN, tỷ lệ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp là 16,21%. Hiện tại, Khu công nghiệp Thuận Yên có một dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với vốn đăng ký đầu tư 292,5 tỷ đồng, diện tích đăng ký 22,60 ha, tỷ lệ lấp đầy 25,84%; giải quyết việc làm cho gần 100 lao động.

Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Kiên Giang, trong 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt 3.645 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 117 triệu USD; nộp ngân sách tỉnh khoảng 305 tỷ đồng.

Tuy đạt được những kết quả nêu trên, nhưng theo UBND tỉnh Kiên Giang, việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay vẫn chưa kêu gọi được nhà đầu tư cấp 1. Do ảnh hưởng của chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xử lý nền đất yếu và giá cho thuê đất cao, nên chi phí đầu tư dự án tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh khá cao, dẫn đến thời gian hoàn vốn của dự án dài, từ đó khó thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư dự án trong khu công nghiệp.

Thêm vào đó, Kiên Giang có vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm kinh tế lớn của cả nước; hạ tầng giao thông của tỉnh nói riêng cũng như toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trong quá trình hoàn thiện; hệ thống dịch vụ logistics, cảng biển trong vùng còn hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa… Đây là những trở ngại cho việc kêu gọi đầu tư phát triển khu công nghiệp.

Huy động các nguồn lực phát triển khu công nghiệp

Theo Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang có 5 khu công nghiệp, với tổng diện tích 840 ha, gồm Khu công nghiệp Thạnh Lộc (252 ha, chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I là 152 ha; giai đoạn II là 100 ha), Khu công nghiệp Thuận Yên (134 ha), Khu công nghiệp Tắc Cậu (68 ha), Khu công nghiệp Xẻo Rô (211 ha) và Khu công nghiệp Kiên Lương II (175 ha).

Ngày 8/8/2024, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Chương trình Đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp một cách đồng bộ, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhanh và bền vững; vận dụng tốt các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp.

Trong đó, tỉnh xác định tập trung phát triển các khu công nghiệp tại những vị trí thuận lợi về kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển và có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, với tổng quy mô phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030.

Kiên Giang đề ra mục tiêu đến năm 2025, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất – kinh doanh, phấn đấu lấp đầy phần diện tích còn lại của giai đoạn I – Khu công nghiệp Thạnh Lộc; đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành Khu công nghiệp Thạnh Lộc (giai đoạn II) và khu công nghiệp Thuận Yên; kêu gọi nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Xẻo Rô theo chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt (57/210,54 ha).

Sau năm 2025, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp còn lại theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Để đạt mục tiêu đề ra, trên cơ sở các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kiên Giang tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp theo hướng phù hợp và đồng bộ với quy hoạch chung của tỉnh và quy hoạch của các địa phương; sử dụng có hiệu quả quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch các khu công nghiệp phải có tính khả thi cao và phải thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng để đầu tư; tránh việc quy hoạch mà không có khả năng thực hiện (khắc phục tình trạng quy hoạch treo).

Tiến hành rà soát, xây dựng phương án phát triển các khu công nghiệp giai đoạn đến năm 2025; lựa chọn, quy hoạch và kêu gọi đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi, phù hợp với thực tế và kết nối với hạ tầng kinh tế – xã hội tại địa phương.

Tăng cường thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp theo hướng tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hình thức xúc tiến đầu tư, tổ chức các hội nghị chuyên đề về kêu gọi đầu tư, nhằm thu hút các doanh nghiệp có điều kiện, năng lực về tài chính tham gia đầu tư phát triển hạ tầng và đầu tư sản xuất – kinh doanh tại các khu công nghiệp theo quy hoạch.

Chủ động mời gọi các nhà đầu tư quan tâm, hướng dẫn nhà đầu tư từ khâu nghiên cứu, tìm hiểu môi trường đến khi thực hiện thủ tục đầu tư và trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển các khu công nghiệp của tỉnh. Đặc biệt, tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Huy động tốt các nguồn lực (kể cả nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ngoài ngân sách) để đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp. Trong đó, ưu tiên cân đối và bố trí vốn ngân sách tỉnh để hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp theo quy hoạch. Đây là yếu tố có tính quyết định sự thành công về đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, Kiên Giang sẽ nghiên cứu đề xuất và xây dựng mới các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với định hướng và tình hình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh để hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phù hợp với khả năng cân đối từ ngân sách tỉnh, nhằm chủ động và tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng “sạch” kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội cho địa phương.





Nguồn: https://baodautu.vn/kien-giang-tap-trung-phat-trien-ha-tang-khu-cong-nghiep-d224792.html

Cùng chủ đề

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động VHTTDL quốc gia

(Tổ Quốc) - Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra sáng 17/12 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Hội nghị do Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các...

Khai thác triệt để nguồn lợi từ nhà, đất

Lần đầu tiên, TP HCM công bố thu ngân sách vượt qua 500.000 tỉ đồng. Con số trên thuyết phục hơn bất cứ dẫn chứng nào khi "định nghĩa" về đầu tàu kinh tế TP HCM ...

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(Tổ Quốc) - Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến đầu tư thương...

Hòa Bình: Khẳng định vị thế trung tâm du lịch lớn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Với nhiều lợi thế, tiềm năng về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc, những năm qua, Hòa Bình đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với xứ sở Mường Bi này. Tỉnh Hòa Bình đang khẳng định vị thế là một trung tâm du lịch lớn của...

Tăng sức hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại các địa phương Nam Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư do là đô thị đặc biệt, là trung tâm về kinh tế, du lịch, văn hóa,... và là cửa ngõ giao thương quan trọng trong khu vực và thế giới. Nhằm phát triển du lịch hiệu quả, từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, nhiều địa phương ở Nam Bộ tăng cường quảng bá, giới thiệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai đồng bộ công tác quản lý an toàn thực phẩm

Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến và bảo quản. Vì vậy, công tác quản lý an toàn thực phẩm cần được triển đồng bộ. Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến và bảo quản. Vì vậy, công tác quản lý an...

TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”

UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại đưa dự án vào khai thác tránh lãng phí. TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại...

Lộ diện liên danh nhà đầu tư khu đô thị gần 5000 tỷ tại Thanh Hóa

Dự án Khu đô thị mới số 01, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa được UBND tỉnh chấp thuận cho liên danh nhà đầu tư thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 4.939 tỷ đồng. Lộ diện liên danh nhà đầu tư khu đô thị hơn 4.900 tỷ đồng tại Thanh HóaDự án Khu đô thị mới số 01, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa được UBND tỉnh...

Petrovietnam tìm động lực mới cho chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng

Với mục tiêu là trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia theo tinh thần Kết luận số 76 này, Petrovietnam đang nỗ lực tái tạo nguồn lực con người để có thể chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng thành công. Petrovietnam tìm động lực mới cho chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượngVới mục tiêu là trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia theo tinh thần Kết luận số 76 này, Petrovietnam...

Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12

Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp nhất từ 5/11. Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp...

Bài đọc nhiều

Tập trung phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ phía Nam Hà Nội

Quận Hoàng Mai có diện tích lớn thứ 4 TP Hà Nội với 41km2, chỉ sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm. Dân số quận Hoàng Mai trên 700 nghìn người, là quận/huyện đông dân nhất Thủ đô. Chính điều này khiến cho hạ tầng giao thông trở thành vấn đề sống còn để phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư đến với Hoàng Mai. Phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ...

Loạt dự án ở Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chưa bàn giao

Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Chiều 12/12, tại kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, ông...

FA”NU MEAL – Thương hiệu dinh dưỡng gia đình uy tín tại Việt Nam

Trong cuộc sống hiện đại, sức khỏe và dinh dưỡng là những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình. Nắm bắt được xu hướng này, Công ty TNHH FA"NU - Dinh dưỡng gia đình số 1 đã ra đời mang lại những sản phẩm dinh dưỡng vượt trội và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ

Theo quy hoạch, khu bến Cái Mép (bao gồm Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ) là khu bến chính của cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, được quy hoạch cho cỡ tàu trọng tải đến 250.000 DWT. Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép HạTheo quy hoạch, khu bến Cái Mép (bao gồm Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng...

Thị trường tăng tốc quý cuối năm, dự án hoàn hiện tăng sức hút

(Dân trí) - Thị trường bất động sản cuối năm ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc, sôi động. Phân khúc căn hộ tiếp tục dẫn dắt thị trường với mức giá diễn biến tăng ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Chu kỳ tăng trưởng mớiTheo số liệu từ Batdongsan.com.vn, trong quý III, chung cư là phân khúc dẫn dắt thị trường với tỷ lệ quan tâm tăng 24%. Giới chuyên gia phân tích, những cải cách...

Cùng chuyên mục

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng may mặc. Đáng nói, trong chuỗi 12 tiêu chí cạnh tranh, có một...

TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”

UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại đưa dự án vào khai thác tránh lãng phí. TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại...

Lùi thời hạn thực hiện Dự án metro Nam Thăng Long

Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ có thời gian thực hiện là từ 2009 đến 2031 thay vì hoàn thành vào năm 2015 như kế hoạch ban đầu. Lùi thời hạn thực hiện Dự án metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đến năm 2031Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ có...

gỡ vướng mặt bằng, không để dự án trăm tỷ “lỡ hẹn” về đích

Khối lượng thi công hạn chế Dự án cầu Bình Sa đi Bình Hải (cầu Tây Giang) được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 29/12/2021; chủ đầu tư là UBND huyện Thăng Bình với dự toán được duyệt hơn 203 tỷ đồng. Hạng mục cầu Tây Giang với 9 nhịp giản đơn, chiều dài cầu 371m; đường dẫn với chiều dài gần 3km, hệ thống điện chiếu sáng toàn tuyến. Công trình...

Hà Nội hủy dự án khu đô thị “treo” 14 năm tại huyện Đan Phượng

(Dân trí) - UBND TP Hà Nội đã hủy dự án khu đô thị của Công ty cổ phần Bất động sản Vinalines, Đầu tư Phát triển Sông Đà và Sông Đà 9.06 tại huyện Đan Phượng sau hơn thập kỷ không triển khai. Cử tri tại Hà Nội đề nghị UBND TP kiểm tra dự án Khu đô thị Vinaline và Bất động sản Đan Phượng; Khu đô thị Hồng Thái phía dưới mương Đan Hoài (huyện Đan Phượng)....

Mới nhất

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi đến các nhà lãnh đạo Pháp khi được tin cơn bão Chido gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte. Được tin cơn bão Chido đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. ...

Mới nhất