Trang chủNewsThời sựKiên Giang: Nhiều thành quả quan trọng từ thực hiện Quyết tâm...

Kiên Giang: Nhiều thành quả quan trọng từ thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại hội các DTTS lần thứ III

Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ III, năm 2019, trong 5 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhờ đó đến nay, diện mạo nông thôn, đô thị của Kiên Giang đã có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của Nhân dân được nâng lên.Tỉnh Yên Bái đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, nhằm giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội được học nghề, có việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.Chiều 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã họp phiên toàn thể để nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 6, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất. Chắp cách ước mơ” cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức. “Tiếp lửa” truyền thống múa sư tử mèo cho thế hệ trẻ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tết “Sử Giề Pà” hay còn có các tên gọi “Tết 8/4”, “Lễ Tạ ơn trâu thần”, được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hình thành qua câu chuyện truyền thuyết của người Bố Y về ngày trâu thần đã dẫn họ tìm được nguồn nước.Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), ngày 28/10, tại Abu Dhabi, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm hẹp với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan. Nhân dịp này, hai Nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.Được ví như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hơn 20 năm gắn bó với vai trò là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thuộc Đoàn Thanh niên quản lý, bà Trần Thị Tầm là người Tổ trưởng cần cù, tâm huyết với công việc, là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thôn Tân Lập. Qua đó góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.Tỉnh Yên Bái đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, nhằm giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội được học nghề, có việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.Tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, nhiều tiếng nói, chữ viết của các DTTS đang có nguy cơ bị mai một, bởi vậy việc bảo tồn, gìn giữ sự đa dạng về tiếng nói, chữ viết trong đời sống cộng đồng là vấn đề cấp thiết.Mặc dù được kéo giảm, song tình trạng tảo hôn vẫn đang là bài toán nan giải ở huyện nghèo Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thay vì được đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, nhiều em đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng phải tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…Lựa chọn ngành học, nghề nghiệp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, bởi họ là những người đang đứng trước ngưỡng cửa tự lập, đương đầu với cuộc sống, gây dựng tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một trào lưu cực kỳ tai hại, review (đánh giá), tư vấn lệch lạc, sai sự thật về các ngành học, khiến cho người trẻ và phụ huynh học sinh hoang mang, lo lắng.Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, với khoảng 800 người tham gia. Hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.Với phương châm hỗ trợ sinh kế cho người dân theo nhu cầu, những năm qua, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã triển khai hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ III, năm 2019, trong 5 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhờ đó đến nay, diện mạo nông thôn, đô thị của Kiên Giang đã có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của Nhân dân được nâng lên.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang từng bước được cải thiện
Nhờ thực hiện tốt các chính sách dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang từng bước được cải thiện

Nhìn từ kết quả thực hiện chính sách dân tộc

Tỉnh Kiên Giang có 12/15 huyện, thành phố, với 49/144 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào DTTS sinh sống; trong đó, 46 xã đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, 1 xã khu vực II và 2 xã khu vực III; có 15 ấp đặc biệt khó khăn.

Ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, cho biết: Trên địa bàn có 27 thành phần dân tộc cùng sinh sống. Đông nhất là 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Đồng bào DTTS chiếm khoảng 14,94% dân số của tỉnh, trong đó, dân tộc Khmer chiếm 13,19%, dân tộc Hoa chiếm 1,69%; các DTTS khác chiếm 0,06%.

Theo ông Danh Phúc, những năm qua, tỉnh Kiên Giang luôn xác định, việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng; được triển khai một cách tích cực và toàn diện và được triển khai trên cơ sở “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”.

Trong giai đoạn 2019 – 2024, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư nhiều hơn, qua các nguồn và hình thức đầu tư, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng trên địa bàn xã ĐBKK, thôn ĐBKK. 

Với tổng kinh phí trên 446.628 triệu đồng được phân bổ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ đất ở cho 31 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 603 hộ; nâng cấp, mở rộng 21 công trình nước sinh hoạt tập trung; xây dựng 62 công trình đường giao thông; xây dựng mới, sửa chữa 22 cây cầu; sửa chữa 4 điểm trường học; xây dựng mới, sửa chữa 15 nhà văn hóa ấp, 34 thiết chế văn hoá thể thao; nâng cấp, sửa chữa 5 trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở…

Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tặng Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng lần thứ IV năm 2024
Ông Danh Phúc – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tặng Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Giồng Riềng lần thứ IV, năm 2024

Trong giai đoạn 2019-2024, với nguồn vốn thực hiện 361.872 triệu đồng đến từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư xây dựng thêm nhiều các công trình đường giao thông, cầu, nạo vét kênh thủy lợi, hệ thống điện, công trình nước sạch… tập trung triển khai 113 dự án, hỗ trợ 808 hộ, trong đó 254 hộ DTTS phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Cũng trong 5 năm qua, thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững, với tổng nguồn vốn được phân bổ là 340,157 tỷ đồng, tỉnh cũng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, có 103 công trình (cầu, đường, nhà văn hóa) đã hoàn thành đưa vào sử dụng; thực hiện trên 50 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, cho 309 hộ. Hỗ trợ vay vốn cho 4.854 hộ nghèo, hộ cận nghèo với số tiền 150,395 tỷ đồng…

Nhờ vậy, giai đoạn 2019 – 2024, kinh tế – xã hội của Kiên Giang tiếp tục ổn định và có bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2023 ước đạt 63 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm bình quân giảm 0,4-1%, đến nay có 7/9 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. Đồng thời, toàn tỉnh hiện đã có 37/41 xã vùng đồng bào DTTS được công nhận là xã nông thôn mới, trong đó 6 xã đã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Các Sư, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã cẩn thận lưu trữ báo Dân tộc và Phát triển được cấp không thu tiền
Các sư và Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã cẩn thận lưu trữ báo Dân tộc và Phát triển được cấp không thu tiền

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc

Với đặc thù có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, cùng với phát triển kinh tế, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Kiên Giang luôn quan tâm. Các lễ hội văn hóa truyền thống, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng được bảo vệ tốt hơn và được đầu tư nhiều hơn cả về nhân lực, vật lực để giữ gìn, phát huy bản sắc truyền thống trên tiến trình hội nhập.

Tỉnh Kiên Giang đã khôi phục, duy trì và phát triển các loại hình văn hóa, như: ghe ngo, các điệu múa truyền thống, Nhạc Ngũ âm, hội diễn văn nghệ quần chúng của người Khmer; các đội văn nghệ múa Lân-Sư-Rồng… của người Hoa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Tăng cường thực hiện công tác đầu tư xây dựng trùng tu, tôn tạo một số cơ sở di tích. Năm 2023, tỉnh đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho 8 Hội tương tế người Hoa trong tỉnh tổ chức thành công Đại hội.

Trong lễ hội truyền thống, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang luôn tổ chức đoàn đi thăm, chúc mừng và tặng quà đồng bào DTTS
Trong các lễ hội truyền thống, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang luôn tổ chức đoàn đi thăm, chúc mừng và tặng quà đồng bào DTTS. (Trong ảnh: Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang Tống Phước Trường tặng quà cho Hòa thượng Danh Đổng, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước tỉnh, Trụ trì Chùa Cà Nhung dịp lễ Sen Dolta năm 2024)

Trong các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện duy trì và tổ chức tốt. Tiêu biểu, Lễ hội Óc Om Bóc của đồng bào Khmer được nâng cấp thành Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch cấp tỉnh; Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Dolta truyền thống của đồng bào Khmer, tỉnh đều tổ chức họp mặt cho tổ chức, cá nhân tiêu biểu là đồng bào dân tộc Khmer; tổ chức đoàn đi thăm, chúc mừng và tặng quà cho các chùa hệ phật giáo Nam tông Khmer, các vị chức sắc, gia đình chính sách…

Trưởng ban Dân tộc Danh Phúc thông tin: Tỉnh hiện đã có 5 chùa Khmer là di tích được đưa vào dự án bảo tồn và phát triển; tỉnh cũng đã hỗ trợ xây dựng 59 lò hỏa táng cải tiến (sử dụng củi), cơ bản đáp ứng được về phong tục tập quán của đồng bào. Giai đoạn 2019 – 2024, tỉnh chủ trương xây dựng 02 cơ sở hỏa táng (sử dụng điện và gas) cho đồng bào Khmer.

Toàn tỉnh cũng đang có 43 điểm trường dạy song ngữ, với 223 lớp có 5.898 học sinh là dân tộc Khmer theo học mỗi năm; có 41 chùa tổ chức dạy chữ Khmer trong dịp hè với khoảng 190 lớp và gần 5.000 học sinh dân tộc Khmer theo học mỗi năm. Hằng năm, ngân sách tỉnh đều hỗ trợ kinh phí gần 600 triệu đồng để mua sách giáo khoa song ngữ Khmer và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên, sư sãi dạy chữ Khmer trong dịp hè, góp phần bảo tồn tiếng nói chữ viết của đồng bào Khmer.

Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang còn giải quyết kịp thời các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng liên quan đến tôn giáo và hoạt động tín ngưỡng của đồng bào DTTS phù hợp với quy định của pháp luật. Hỗ trợ, hướng dẫn Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, các Hội Tương tế người Hoa ở cơ sở hoạt động đúng pháp luật và điều lệ của Hội…

Xín Mần (Hà Giang): Phát triển mô hình trồng cây sa nhân tím ở xã biên giới Nàn Xỉn





Nguồn: https://baodantoc.vn/kien-giang-nhieu-thanh-qua-quan-trong-tu-thuc-hien-quyet-tam-thu-dai-hoi-dai-hoi-cac-dtts-lan-thu-iii-1730124274162.htm

Cùng chủ đề

Bụng to bất thường, khó thở, đi khám phát hiện khối u buồng trứng nặng 15 kg

Khối u buồng trứng nặng 15 kg vừa được các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang phẫu thuật thành công, tách khỏi cơ thể bệnh nhân. ...

Siêu du thuyền đưa hơn 2.000 khách quốc tế đến Phú Quốc

(NLĐO)- Trong hơn 2.000 khách quốc tế vừa cập cảng ở Phú Quốc bằng tàu du lịch, có 60% là khách châu Âu, còn lại là khách Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc). ...

Tàu du thuyền chở hơn 2 nghìn khách quốc tế đến tham quan tại Phú Quốc

(PLVN) - Ngày 13/12, Nha Trang - Khánh Hòa chào đón chuyến tàu biển quốc tế mang tên SPECTRUM OF THE SEAS, với 4.748 du khách đến từ nhiều quốc gia cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tham quan trong thời gian từ 6 - 16h cùng ngày. (PLVN) -  Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 diễn ra từ ngày 20/12 đến 22/12 với...

Khởi công 120 căn nhà Đại đoàn kết tại Kiên Giang và Cần Thơ

Trong ngày 17/12, TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng tổng cộng 120 căn nhà Đại đoàn kết từ nguồn tài trợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Sáng 17/12, Ban Thường...

Kiên Giang linh hoạt đóng cống ven biển ứng phó hạn mặn trong mùa khô 2024-2025

Hạn mặn mùa khô 2024-2025 dự báo có xu thế tăng nhanh và xâm nhập sâu vào nội đồng. Kiên Giang chủ động vận hành linh hoạt đóng hệ thống cống ven biển trữ ngọt, ứng phó hạn mặn, bảo vệ năng suất mùa vụ địa phương. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái làm việc với Đoàn giám sát. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các...

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bình Thuận lần thứ IV năm 2024: “Khát vọng vươn lên, phát triển bền vững”

Ngày 19/12, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024, với tinh thần “Đồng bào các DTTS tỉnh Bình Thuận khát vọng vươn lên, phát triển bền vững”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông về dự và chỉ đạo Đại hội.Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự quan tâm trở lại với loại hình vận tải mới này. Taxi bay eVTOL (electric vertical take...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái làm việc với Đoàn giám sát. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo và thảo luận, cho ý...

Xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. ...

Dự báo thời tiết 20/12/2024: Miền Bắc nhiệt độ giảm sâu, sương mù dày buổi sáng

Dự báo thời tiết 20/12/2024, miền Bắc giảm khoảng 3 độ so với ngày 19/12. Sương mù dày đặc vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và giao thông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/12, nhiệt độ ở miền Bắc giảm so với ngày 19/12. Nhiệt độ Hà Nội thấp nhất được dự báo chỉ còn 10-13 độ, giảm 3 độ so với ngày 19/12. Sáng sớm, những...

Mới nhất

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực hiện Đề án Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non”. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang...

Xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. ...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tiếp Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương

(ĐCSVN) - Đại tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị thời gian tới, quân đội hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai các nội dung đã thống nhất, tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực: Trao đổi đoàn, đối thoại - tham vấn, đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, gìn giữ...

Hơn 1.400 giáo viên tham dự chương trình tập huấn AI

NDO - Đại học RMIT Việt Nam triển khai tập huấn miễn phí cho giáo viên trên cả nước trong khuôn khổ sáng kiến của trường nhằm hỗ trợ người làm công tác giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh trong các hoạt động dạy và học....

Mới nhất