Trang chủNewsThời sựKiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật là khó hơn...

Kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật là khó hơn cả

Chiều 21/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực: Tư pháp; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Nội vụ; Thanh tra; Tòa án; Kiểm sát.
Chú thích ảnh

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/ TTXVN

Hàng loạt vấn đề liên quan đến những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp, việc xử lý trách nhiệm đối với cá nhân tham mưu, soạn thảo văn bản có quy định trái pháp luật, đã được đại biểu Quốc hội chất vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Khắc phục tình trạng ban hành văn bản có quy định trái pháp luật

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đặt vấn đề, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước và giám định tư pháp tuy được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Chế độ bồi dưỡng, chính sách đối với người giám định tư pháp còn thấp và lạc hậu, chưa được tháo gỡ và còn 2/13 bộ, ngành chưa ban hành quy trình giám định dẫn đến nhiều vụ án, vụ việc chậm đưa ra xử lý, có nguyên nhân từ công tác giám định tư pháp. Đại biểu chất vấn người đứng đầu Bộ Tư pháp về giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề trên.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, hiện nay, vấn đề liên quan đến chi phí giám định thực hiện theo Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã sơ kết, tổng kết, đánh giá và dự kiến sẽ trình một văn bản mới. Trong quá trình đó, chúng ta phải thực hiện Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, trong đó có lương hóa tất cả các khoản chi và phụ cấp, kể cả các khoản chi đặc thù nên việc này bị chậm lại. Pháp lệnh về chi phí tố tụng cũng có một số quy định chưa rõ về cách thức để chi và xử lý các nguồn chi, hoạt động chi.

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao đang trình Pháp lệnh về chi phí tố tụng, trong đó có xử lý một phần về giám định tư pháp. Phó Thủ tướng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục đẩy nhanh quá trình hoàn thiện văn bản này và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua.

Trước chất vấn của đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) về giải pháp căn cơ khắc phục tình trạng ban hành văn bản có quy định trái pháp luật, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân nhưng việc xem xét, xử lý trách nhiệm chủ yếu dừng lại ở mức phê bình, nhắc nhở, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tư pháp cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, các bộ, ngành có nhiệm vụ tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành. Bộ Tư pháp ngoài kiểm tra văn bản do Bộ ban hành, còn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và đề xuất biện pháp xử lý. Việc kiểm tra này chủ yếu tập trung vào thẩm quyền ban hành và tính hợp pháp, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

“Công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành thực hiện chưa tốt lắm. Năm 2023, trừ Bộ Tư pháp, chỉ có 4 bộ phát hiện có khoảng 20 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc trái pháp luật với các tiêu chí khác nhau”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết.

Theo ông, nguyên nhân do các bộ, cơ quan chưa chủ động thực hiện và cơ chế kiểm tra, giám sát còn mức độ. Chính phủ ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, đang đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó thiết kế cụ thể hơn, chi tiết hóa các hành vi liên quan đến thực hiện chức trách của Bộ trưởng, Trưởng ngành trong công tác ban hành văn bản, tự kiểm tra và có dẫn chiếu sang pháp luật về cán bộ, công chức để có chế tài xử lý phù hợp.

Về giải pháp, ông cho biết, Bộ Tư pháp sẽ tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát và làm việc trực tiếp với các cơ quan. Điểm rất quan trọng là phải thực hiện tốt Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Có nể nang trong thi hành bản án hành chính

Chất vấn người đứng đầu ngành Tư pháp, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) nêu thực tế, từ đầu năm đến ngày 5/5/2024 đã ban hành 37/49 văn bản thuộc nhiệm vụ ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, còn nợ 12 văn bản, chiếm 25%. Điều này tạo ra khoảng trống pháp lý, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương, khó khăn trong việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân. Đại biểu chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng về giải pháp cụ thể, quyết liệt, căn cơ và hiệu quả để khắc phục tình trạng trên.

Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, từ ngày 1/10/2023 đến nay, Chính phủ, các bộ phải xây dựng, ban hành 261 văn bản quy định chi tiết; trong đó 128 văn bản được ban hành quy định các luật đã có hiệu lực và 133 văn bản quy định các luật sắp tới sẽ có hiệu lực. Đối với 128 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết đã có hiệu lực, đã ban hành được 106, còn nợ 22.

Năm 2024, số lượng văn bản nợ chỉ chiếm trên 17% so với cùng kỳ năm 2023 là trên 24%. Trong số văn bản đã ban hành, có tới 58 văn bản ban hành cùng lúc với luật, pháp lệnh có hiệu lực. Cụ thể là chùm các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên, tình hình chậm ban hành văn bản vẫn còn. Nguyên nhân do số lượng nhiều, có những văn bản nội dung khó, bàn đi, bàn lại đến nay chưa có giải pháp như Nghị định về tổ chức đại diện của người lao động, thương lượng tập thể, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng…

Theo Phó Thủ tướng, vừa qua Chính phủ đã sửa gấp một số điều của Nghị định 34 quy định chi tiết ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đơn giản hóa một số yêu cầu liên quan đến đánh giá tác động, nới bớt các yêu cầu liên quan đến rút gọn và tăng cường công tác kiểm tra… Chính phủ đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của Chính phủ theo hướng quy định sát sao hơn, đôn đốc thực hiện tốt hơn quy trình các cơ quan trình và Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ tăng cường kiểm tra, đi làm việc trực tiếp để đôn đốc các bộ, ngành tích cực hơn trong công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết. Trong quá trình soạn thảo luật, cố gắng đếm đầy đủ và lượng được những khó khăn, thách thức trong quá trình ban hành văn bản quy định chi tiết để có hướng xử lý.

Về nội dung tỷ lệ chưa thi hành án hành chính hiện nay còn cao được đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa – Vũng Tàu) đề cập, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho hay, năm 2024 số lượng tuyệt đối có tăng. Tính tích tụ từ trước đến nay có trên 1.700 bản án hành chính mà Chính phủ và Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi. 10 tháng năm 2024 (kỳ báo cáo tính từ tháng 10/2024 – PV), đã thi hành xong 667/1.700 bản án, tăng 244 bản án, quyết định so với cùng kỳ năm 2023. Một số địa phương tồn đọng từ trước tới nay chưa xử lý được là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Kiên Giang và Hà Nội.

“Rõ ràng chúng ta chưa có thái độ đúng đối với việc tham gia tố tụng các vụ việc tố tụng hành chính nói chung và thi hành bản án hành chính. Có nể nang giữa các cơ quan trong các tỉnh và các đơn vị hành chính”, Phó Thủ tướng nói.

Ông cũng đề cập đến các giải pháp trước mắt và lâu dài, trong đó có việc xem xét sửa đổi, bổ sung các luật, tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao tổng kết, đánh giá và đề xuất những giải pháp mới khi sửa đổi, bổ sung Luật Tố tụng hành chính.

Tại buổi chất vấn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho biết có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật qua các vụ án tham nhũng kinh tế, kết luận của các vụ việc có vi phạm do cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm tra công bố, tuy nhiên mức độ của lợi ích nhóm đến đâu thì cần có căn cứ để khẳng định.

Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 178-QĐ/TW quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Trong số các quy định Bộ Chính trị ban hành trong thời gian vừa qua liên quan đến các lĩnh vực khác nhau: kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xây dựng pháp luật… thì Quy định 178 để kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực xây dựng pháp luật là khó hơn cả. Xuất phát từ đặc thù trong công tác xây dựng pháp luật, xây dựng thể chế, đây là một công trình tập thể, kinh qua các giai đoạn khác nhau. Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ quán triệt rất kỹ về công tác xây dựng pháp luật, nhận diện rõ những dấu hiệu của lợi ích nhóm trong công tác này. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục hiện thực hóa vấn đề này trong sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sắp tới.

Chu Thanh Vân (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/kiem-soat-quyen-luc-trong-xay-dung-phap-luat-la-kho-hon-ca-20240821182122935.htm

Cùng chủ đề

Khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu châu Á

Dự phiên khai mạc về phía lãnh đạo Trung ương có ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự khai giảng năm học mới tại trường vùng cao Hòa Bình

TPO - Ngày 5/9, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cùng Đoàn công tác đã đến dự lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 tại Trường Tiểu học và THCS Tuân Đạo, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), tặng máy tính và xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó. Cùng dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng; ông Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình;...

Bộ Chính trị giao thêm nhiệm vụ cho Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

Sáng 5/9, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chỉ định giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp đối với ông Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.Bày tỏ niềm vinh dự khi được Bộ Chính trị tin tưởng, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, được giao giữ chức vụ mới, môi trường mới với cá nhân ông vừa...

Gỡ vướng trong cấp phép nhập khẩu, quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid

Ngày 31-8, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 6254/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Thành Long về việc cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu, quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid. Theo công văn, Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Công thương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu...

Giới thiệu chữ ký của ba tân phó thủ tướng

Văn phòng Chính phủ vừa có các văn bản giới thiệu chữ ký của ba tân phó thủ tướng Chính phủ: ông Nguyễn Hòa Bình, ông Hồ Đức Phớc và ông Bùi Thanh Sơn. Giới thiệu chữ ký ba phó thủ tướng vừa được phê chuẩn bổ nhiệm - Ảnh: TTO Trước đó, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm bổ sung thêm ba phó thủ tướng Chính phủ gồm: ông Nguyễn Hòa Bình, ông Hồ Đức Phớc và ông Bùi Thanh Sơn.  Ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Mexico quyết tâm nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Trong 49 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam luôn là đối tác chính trị hàng đầu của Mexico tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mexico trên thế giới, vượt qua những bạn hàng truyền thống như Tây Ban Nha, Ấn Độ, Italy, Pháp và Anh.  Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh...

Công khai, minh bạch việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí ủng hộ bão lũ tạo niềm tin trong nhân dân

Mới đây, để đảm bảo tính minh bạch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đăng tải, công bố bước đầu 12.028 trang sao kê danh sách và số tiền các tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra tại tài khoản ngân hàng của Vietcombank từ ngày 1 - 10/9/2024, thu hút sự quan tâm lớn của toàn xã hội và nhận được sự...

Lào Cai: Tìm thấy toàn bộ thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở đất tại xã A Lù

Trưa 13/9, lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của tỉnh Lào Cai đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở đất xảy ra tại xã A Lù, huyện Bát Xát khiến 7 người mất tích. Ngay sau khi tìm thấy các thi thể nạn nhân xấu số, cấp ủy, chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình nạn nhân làm thủ tục mai táng theo phong tục địa phương. Hiện tại, ở huyện Bát...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:                                                  ...

Việt Nam giành huy chương tại Giải Billiards carom 3 băng nữ vô địch thế giới 2024

Tại tứ kết Giải Billiards carom 3 băng nữ vô địch thế giới diễn ra tại Pháp từ 10 - 12/9/2024, nữ cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi của Việt Nam đã chiến thắng đối thủ và làm nên lịch sử khi lần đầu lọt vào bán kết giải thế giới và giành Huy chương Đồng tại giải đấu. Thành tích của Yến Nhi cũng góp phần khẳng định vị thế của billiards carom 3 băng Việt Nam trên...

Bài đọc nhiều

(Trực tiếp) Số nạn nhân tử vong và mất tích ở thôn Làng Nủ là 112 người

(Dân trí) - Cập nhật mới nhất của nhà chức trách cho thấy, đến 11h ngày 12/9, tổng nạn nhân tử vong và mất tích ở thôn Làng Nủ là 112 người, trong đó tử vong tại chỗ 17, mất tích 95. Tình hình thiên tai miền Bắc ngày 12/9 Diễn biến mưa lũ, sạt lở, ngập lụt ở các tỉnh thành miền Bắc ngày 12/9. 2 giờ trước Số nạn nhân tử vong và mất tích ở thôn Làng Nủ là 112...

Những kỷ vật cuối cùng của 8 trẻ mất trong trận lũ quét Làng Nủ

(VTC News) - Trận lũ quét ở Làng Nủ (Lào Cai) cướp đi sinh mạng của 8 đứa trẻ, những đồ vật của các em ở trường giờ đây trở thành kỷ vật cuối cùng. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trận lũ quét tại thôn Làng Nủ vùi lấp 37 nóc nhà, ảnh hưởng đến 158 người, trong đó có 18 trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Đến nay, lực lượng chức năng xác định 8 em an toàn,...

Zalopay đồng hành cùng Báo Người Lao Động tổ chức quyên góp, kêu gọi hỗ trợ đồng bào thiên tai

Tiếp nối và phát huy tinh thần tương thân tương ái, nhằm tiếp sức đồng bào các tỉnh phía Bắc trong việc khắc phục thiệt hại sau khi cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) đi qua, ứng dụng thanh toán Zalopay vinh dự đồng hành cùng Báo Người Lao Động trong công tác tiếp nhận đóng góp của đồng bào cả nước. Theo thông tin từ Báo Người Lao Động, tính đến sáng ngày 10/9 đã ghi nhận 98...

24 giờ gấp rút di tản chạy lũ ở vùng ngoại thành Hà Nội

Trong thời khắc gấp rút chạy lũ cả ngày lẫn đêm, người dân nhiều thôn của xã Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội) và lực lượng cứu hộ đã có những lúc gặp phải tình huống chưa từng có trong đời. Tất cả cùng động viên nhau "tài sản mất đi có thể làm lại". 5 ngày nay, nhiều thôn tại xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) xảy ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng do mưa lớn...

Bên trong những chuyến trực thăng cứu hộ đồng bào vùng lũ

TPO - Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, nếu điều kiện thời tiết cho phép, ba tổ bay trực thăng Mi-171, Mi-17 và Mi-8 của Trung đoàn 916 thuộc Sư đoàn Không quân 371 sẽ cất cánh thả hàng cứu trợ người dân vùng lũ Yên Bái và Cao Bằng. Mời quý độc giả cùng theo dõi công tác chuẩn bị, khám phá bên trong những chuyến bay này có gì. Tienphong.vn  

Cùng chuyên mục

Toàn cảnh “cơn đại hồng thủy” cô lập hàng nghìn nhà dân ở Ninh Bình

(Dân trí) - Lũ trên sông Hoàng Long đang rút nhưng vẫn trên mức báo động 3, hàng nghìn nhà dân ở Ninh Bình vẫn chìm trong biển nước. Ngày 13/9, có mặt tại huyện Nho Quan (Ninh Bình), phóng viên Dân trí ghi nhận có hàng nghìn nhà dân đang bị nước lũ cô lập. Theo thống kê, huyện này còn hơn 2.700 căn nhà bị ngập lụt, trong đó xã Gia Thủy có 786 hộ, Lạc Vân 514 hộ, Đức...

Tăng cường phối hợp trong hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân

Ngày 13/9, tại Hải Dương, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kí kết chương trình phối hợp công tác với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương giai đoạn 2024-2028. Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng. ...

Quảng Trị: Điều tra thu thập thông tin 53 DTTS diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ

Cùng với Đakrông, ĐTV ở các huyện Hướng Hóa, Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam Lộ cũng tiến hành điều tra thu thập thông tin ở địa bàn được phân công. Để đảm bảo việc thu thập thông tin đúng quy trình và chính xác, các GSV cũng bám sát từng địa bàn theo kế hoạch. Đến ngày 18/8, Quảng trị hoàn thành điều tra thu thập thông tin ở 2.893 hộ, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó,...

Hơn 775 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Ngày 13/9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã tiếp nhận ủng hộ từ các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.  ...

Điện, thư, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng cơn bão số 3

Lực lượng cứu hộ khẩn trương tìm kiếm người mất tích  (Ảnh minh họa) ...

Mới nhất

Toàn cảnh “cơn đại hồng thủy” cô lập hàng nghìn nhà dân ở Ninh Bình

(Dân trí) - Lũ trên sông Hoàng Long đang rút nhưng vẫn trên mức báo động 3, hàng nghìn nhà dân ở Ninh Bình vẫn chìm trong biển nước. Ngày 13/9, có mặt tại huyện Nho Quan (Ninh Bình), phóng viên Dân trí ghi nhận có hàng nghìn nhà dân đang bị nước lũ cô lập. Theo thống kê, huyện này còn...

Tay không bới bùn tìm đồng bào bị vùi lấp ở Nậm Lúc, Lào Cai

Lực lượng cứu hộ chỉ có cuốc, xẻng và bới bùn bằng tay không tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở kinh hoàng ở xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, Lào Cai. Các lực lượng dùng mọi cách để đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm nạn nhân, kể cả dùng tay không, sau vụ sạt lở...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lên tiếng việc sao kê công khai ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3

Trưởng ban phong trào, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Cao Xuân Thạo nêu rõ việc sao kê để các tổ chức, cá nhân có thể thấy, yên tâm sự đóng góp đã đến đúng địa chỉ và sẽ về với người dân bị thiệt hại. Ông Cao Xuân Thạo - Ảnh: QUANG VINH Ủy ban Trung...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đã bám sát, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, cụ thể hóa bằng nghị quyết, kết luận, chương trình hành động...

Tọa đàm trực tuyến “Việt Nam

Việt Nam vốn sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp; văn hoá đặc sắc, đa dạng; ẩm thực phong phú, độc đáo; con người hiền hòa, thân thiện, có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch thông qua lĩnh vực điện ảnh, có cơ hội trở thành điểm đến mới...

Mới nhất