Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKiểm soát lạm phát để giữ đà tăng trưởng

Kiểm soát lạm phát để giữ đà tăng trưởng


Báo cáo của Chính phủ cho biết, tăng trưởng GDP quý II/2024 phục hồi mạnh, đạt 6,93%. Tính chung 6 tháng đạt 6,42%, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2023 (3,84%). Đáng chú ý xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, tính chung 6 tháng tăng 14,5% (khu vực trong nước tăng 20,6%; khu vực FDI tăng 13,9%); nhập khẩu tăng 17%; xuất siêu 11,63 tỷ USD.

img_9643.jpg
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong ảnh, người dân mua hàng tại siêu thị ở Hà Nội. Ảnh: Lê Minh.

Triển vọng và 2 kịch bản tăng trưởng

Từ thực tế 6 tháng đầu năm của nền kinh tế Việt Nam, nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Nhiều định chế tài chính như ADB, Standard Chartered, HSBC, IMF… dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam trên 6%.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Quốc Phương, kết quả tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm 2024 là rất tích cực, đặc biệt trong quý II. Ông Phương coi đây là sự tăng trưởng đột phá mở ra kỳ vọng vào tăng trưởng cuối năm 2024 sẽ tốt đẹp hơn.

Với 6 tháng còn lại của năm 2024, Bộ KHĐT đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Thứ nhất (kịch bản cơ sở): Tăng trưởng cả năm đạt 6,5%. Theo Bộ KTĐT, đây là mục tiêu hoàn toàn khả thi. Thứ hai (kịch bản cao): Dự kiến tăng trưởng cả năm đạt 7% (quý III tăng 7,4%, quý IV tăng 7,6%).

Theo Bộ KHĐT, mặc dù trên 7% là mức cao nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng phấn đấu được trong bối cảnh chúng ta cố gắng khắc phục các yếu tố hạn chế. “Chúng tôi báo cáo với Chính phủ lựa chọn phương án kịch bản mới, tăng trưởng cả năm khoảng 6,5-7%. Trong đó, Bộ KHĐT kiến nghị với Chính phủ đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn 7% để có những chỉ đạo quyết liệt hơn, hướng đến mục tiêu này” – Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.

Cùng đó, ông Phương lý giải 6 yếu tố tạo nên tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2024.

Đó là: (1) Xu hướng tăng trưởng tích cực của khu vực và thế giới. (2) Động lực để đầu tư bao gồm cả đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là đầu tư FDI, đều tăng trưởng tích cực. (3) Động lực về xuất khẩu đã phục hồi và tỉ lệ các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu tăng lên. (4) Du lịch phục hồi khá mạnh mẽ, lượt khách nội địa và quốc tế đều tăng. (5) Quốc hội đã thông qua hiệu lực của 3 luật rất quan trọng, là Luật Đất đai, Luật Bất động sản và Luật Kinh doanh nhà ở (áp dụng từ 1/8 tới).

3 luật này sẽ có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản mà 6 tháng đầu năm là mảng gặp rất nhiều khó khăn. Với các quy định mới thông thoáng hơn và tạo điều kiện hơn, thị trường bất động sản sẽ có tín hiệu khởi sắc trong 6 tháng cuối năm, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. (6) Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ rất quyết liệt; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đặt biệt 4 địa phương là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, phải quyết liệt hơn nữa trong việc thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng.

Tăng trưởng GDP dưới góc nhìn chuyên gia

Ở góc độ chuyên gia, nhiều ý kiến cũng đã đưa ra dự báo tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm của Việt Nam. Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), nhiều chỉ dấu cho thấy tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm có thể cao hơn mục tiêu đề ra. “Tôi cho rằng kinh tế cuối năm có thể có mức tăng trưởng cao hơn trong khoảng 6,8-7,3%” – ông Thịnh nói và nhấn mạnh các doanh nghiệp đã có quá trình phục hồi tương đối tốt và đã đạt được những kết quả khả quan.

Từ ngày 1/7, Chính phủ cũng đã giảm hơn 36 khoản phí và lệ phí với tổng số tiền phí giảm khoảng 700 tỷ đồng. Từ những thuận lợi đó, doanh nghiệp sẽ phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh nhờ có điều kiện cơ cấu lại tổ chức sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động.

Còn TS Nguyễn Quốc Việt (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách – VEPR) dự báo, 6 tháng cuối năm tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm trước.

Dù vậy, theo ông Việt, tăng trưởng mục tiêu 6,5% khó có thể đạt được trong năm bởi có sự thu hẹp trong khu vực công; cầu tiêu dùng còn yếu cả trong và ngoài nước, tác động tới chi tiêu khu vực tư nhân và tăng trưởng xuất khẩu; tỷ giá rủi ro tăng trong nửa cuối năm được thúc đẩy rủi ro lạm phát và giảm động lực đầu tư khu vực tư nhân.

Ông Việt cũng đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP trong năm 2024. Với kịch bản thứ nhất, tăng trưởng GDP ở mức 5,85%; lạm phát ở mức 4,5%, tỷ giá VND bình quân năm mất giá ở mức 5 – 6%. Kịch bản thứ hai, tăng trưởng GDP ở mức 6,01%; lạm phát ở mức 5%.

Như vậy, dù còn ý kiến khác nhau, dự báo khác nhau nhưng “mẫu số chung” vẫn là tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam là khá, nhất là việc kiểm soát lạm phát hiệu quả.

Kiểm soát chặt lạm phát trong bối cảnh mới

Hồi đầu năm, phát biểu tại hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024”, do Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức; nhiều ý kiến cho rằng trong năm 2024 dù còn nhiều khó khăn nhưng lạm phát sẽ tương đối “dễ thở”. Theo TS Nguyễn Đức Độ (Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính), lạm phát năm 2024 trong khoảng 3%.

Tại thời điểm này, theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2024, CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Đáng chú ý, giá cả hàng hóa rục rịch tăng trong bối cảnh tăng lương cơ sở (từ ngày 1/7) khiến nhiều ý kiến lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát trong cả năm 2024.

Theo PGS.TS Vũ Duy Nguyên (Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính), CPI bình quân ở khoảng 3,95% với giả định mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 6-6,5% và không có sự biến động bất thường về địa chính trị và giá dầu trên thế giới.

Tăng trưởng GDP cao là lý tưởng, nhưng nếu lạm phát cũng tăng cao thì cũng sẽ làm mất nhiều ý nghĩa. Để kiểm soát lạm phát trong những tháng còn lại của năm, bà Nguyễn Thu Oanh (Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê) cho rằng cần chủ động theo dõi sát diễn biến kinh tế, giá cả các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới; đồng thời đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kể từ ngày 1/7, áp dụng chế độ lương mới tăng, theo bà Oanh, đối với các loại hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước quản lý, thì không nên điều chỉnh tăng ở cùng một thời điểm. Và cũng không nên dồn vào cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng cao vì khi chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát.

Ý kiến chung của giới chuyên gia tài chính cũng cho rằng, cho dù một lượng tiền lớn “bơm” ra từ tăng lương, nhưng 6 tháng cuối năm CPI vẫn ở mức chấp nhận được, có nghĩa là không có khả năng lạm phát.

Nói như TS Trần Toàn Thắng (Bộ KHĐT), với khoảng 4 triệu lao động trong hệ thống công, mức tăng chưa thể thay đổi cấu trúc được nhiều cấu trúc tiêu dùng của một số loại hàng hóa. Những yếu tố gây biến động chỉ số lạm phát trong 6 tháng đầu năm đến từ giá thịt lợn, giá thực phẩm chỉ có tác động trong thời gian ngắn, chưa tạo tác động mặt bằng giá mới. “Mặt khác, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, chỉ số lạm phát khoảng 4% không phải quá lo ngại” – theo ông Thắng.



Nguồn: https://daidoanket.vn/kiem-soat-lam-phat-de-giu-da-tang-truong-10285321.html

Cùng chủ đề

Bitcoin vượt mốc 90.000 USD

Sau khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc, Bitcoin liên tiếp lập kỷ lục mới, tối ngày 13/11 Bitcoin đang giao dịch quanh mức 90.000 USD. Nhiều nhà phân tích nhận định: đà tăng của Bitcoin do các nhà đầu tư tin Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ban hành các quy định quản lý thân thiện hơn với ngành công nghiệp số so với chính quyền hiện tại. Tính riêng trong tháng 11, đồng tiền này...

Chính phủ đã thúc đẩy đưa ra các chính sách để hỗ trợ kích cầu tiêu dùng

Ngày 6/6, Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn đối với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. ĐB Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cho rằng, trong thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ...

Còn một chặng đường dài để đưa lạm phát của Mỹ trở lại mức 2%

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết cơ quan này hiểu những khó khăn mà lạm phát cao đang gây ra và cam kết mạnh mẽ đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. ...

Lạm phát cao hơn mức trung bình của Eurozone 8 tháng liên tiếp

Chỉ số giá tiêu dùng của Italy trong tháng 5 đứng ở mức 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ lạm phát hàng năm ở 20 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu là 6,1%. ...

IMF cảnh báo lạm phát và lãi suất vẫn sẽ ở mức cao

(HNMO) - Áp lực lạm phát liên tục và lãi suất cao hơn sẽ vẫn là vấn đề chính đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2024, cùng với đó là mối lo ngại bao trùm về triển vọng tăng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Lạng Sơn và Cao Bằng

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng về tình hình triển khai 2 dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). ...

Dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nhưng không có phòng Dân tộc cấp huyện

Điều này dẫn tới việc các địa phương của tỉnh Bắc Kạn khó khăn trong triển khai các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đạt thấp, nhiều chỉ tiêu không đạt theo kế hoạch. ...

Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ sẻ chia cùng Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chiều 14/11, tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ số tiền 50.000 USD từ Cơ quan Quản lý Thiên tai và Tình trạng Khẩn cấp (AFAD) của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ nhân dân 26 tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão Yagi gây ra. ...

Nhân dân là chủ thể, là mục tiêu hướng tới của mọi chính sách

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cho biết, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nhân dân là chủ thể, là mục tiêu hướng tới của mọi chính sách và phải thực hiện bằng được phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. ...

Việt Nam – Singapore thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm kết nối giữa nhân dân và chính phủ

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 13/11, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ (MOU) Chương trình trao đổi với Hiệp hội Nhân dân (PA) Singapore, theo đó hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong giai đoạn 2024-2026. ...

Bài đọc nhiều

Gần 50 ngân hàng, tổ chức tài chính ‘luyện quân’ để ứng phó tấn công mạng

Diễn tập thực chiến tấn công - phòng thủ không gian mạng DF Cyber Defense 2024 là dịp 46 tổ chức tài chính, ngân hàng ‘luyện quân’, góp phần nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng cho đội ngũ nhân sự CNTT, an toàn thông tin. Diễn tập thực chiến tấn công, phòng thủ không gian mạng DF Cyber Defense 2024 được Cục CNTT của Ngân hàng Nhà nước, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT và...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Trao giải cuộc thi tuyển ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hoá

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 12/11/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng. ...

Cùng chuyên mục

Tư duy như người không biết về công nghệ số để không sợ công nghệ số

Những người ứng dụng công nghệ số (CNS) hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào CNS, để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS. Báo VietNamNet giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển Kinh tế số và Xã hội số được tổ chức lần thứ 2 tại Bình Dương, ngày 14/11. Diễn đàn Quốc gia về phát triển...

Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trách nhiệm, đạo đức tại Việt Nam

Tham tán thương mại Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM Cho Young Je nói phải tạo bằng được cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trách nhiệm và có đạo đức tại Việt Nam. ...

Kỳ Duyên tiết lộ 2 chiếc đầm dạ hội trình diễn tại chung kết Miss Universe 2024

Nguyễn Cao Kỳ Duyên sinh năm 1996 tại Nam Định. Cô hai lần đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 và Miss Universe Vietnam 2024. Người đẹp cao 1,76m với số đo 3 vòng 86-60-94cm. So với hồi giành ngôi Hoa hậu Việt Nam, cô thay đổi rất nhiều về diện mạo, vóc dáng cũng đẹp hơn nhờ chế độ ăn uống, luyện tập đều đặn.Hiện Kỳ Duyên hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực thời trang. Cô từng được...

Việt Nam xin chào SSEAYP lần thứ 48

Con tàu Nippon Maru đã cập cảng tại TP.HCM cùng 168 đại biểu trẻ chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 từ chiều 14-11. Háo hức trở thành 'đại sứ trẻ' SSEAYPTTO - Vượt qua nhiều...

Mới nhất

Thêm i ốt vào thực phẩm: Chọn lọc hay bắt buộc toàn bộ?

Doanh nghiệp thực phẩm than vãn quy trình sản xuất bị đảo lộn, chi phí tăng mà hiệu quả chẳng ai biết khi áp dụng quy định bổ sung muối i ốt vào sản phẩm. ...

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này. Theo tờ The Hill, dù đưa ra một vài chi tiết cụ thể về kế hoạch của mình đối với AI,...

Tháo ghim bao quy đầu, khi nào cần thực hiện?

Phẫu thuật bao quy đầu thường được áp dụng đối với các trường hợp viêm bao quy đầu hay tái diễn hoặc bị hẹp bao quy đầu. Sau phẫu thuật, việc tháo ghim bao...

Hướng tới việc đưa quan hệ Việt Nam – Peru lên tầm cao mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, ngày 13.11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Peru; có các cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Chánh án Tòa án tối cao Peru. Trước đó, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra...

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam có thể đạt trên 60 tỷ USD. Trong con số này, ấn tượng nhất là...

Mới nhất