Trang chủChính trịNgoại giaoKiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN+1

Kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN+1


Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề nghị ASEAN và các đối tác cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại, tham vấn, xây dựng lòng tin, cùng ứng phó các thách thức chung thông qua các cơ chế do ASEAN chủ trì.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Ngày 26/7, tiếp tục chương trình làm việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và nước đối tác đã tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+1 với Australia, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, New Zealand, Liên bang Nga và Vương quốc Anh.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị này.

Tại các Hội nghị, các Trưởng đoàn bày tỏ vui mừng trước những tiến triển trong quan hệ và hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác. Các chương trình hợp tác và kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2025 giữa ASEAN và các đối tác tiếp tục được triển khai đúng tiến độ và đạt nhiều kết quả tích cực về thương mại, đầu tư, kết nối, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, giao lưu nhân dân, ứng phó các vấn đề an ninh phi truyền thống…

Thương mại và đầu tư giữa ASEAN và các đối tác tiếp tục ghi nhận các mức tăng trưởng tích cực, trong đó đặc biệt ASEAN và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nhau trong nhiều năm liên tiếp.

Hướng tới tương lai, các đối tác đều khẳng định tiếp tục thúc đẩy quan hệ với ASEAN thực chất hơn nữa, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó các thách thức chung. Các nước cũng khẳng định tôn trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tham gia và đóng góp tích cực vào các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)…

ASEAN và các đối tác cũng nhấn mạnh cam kết triển khai hiệu quả các thỏa thuận kinh tế, thương mại hiện có, đồng thời nhất trí hoàn tất theo kế hoạch việc đàm phán xây dựng, nâng cấp và rà soát các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada….

Đồng thời, các nước khẳng định tiếp tục mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới, tiềm năng như kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nông nghiệp thông minh, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững.

Các đối tác tiếp tục đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác phù hợp quan tâm chung như tăng cường hợp tác giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc, triển khai Sáng kiến kết nối toàn diện ASEAN-Nhật Bản, Quỹ Tương lai Số ASEAN-Ấn Độ, Sáng kiến trọng điểm về đổi mới sáng tạo số và về đối tác hành động giảm phát thải khí mê-tan ASEAN-Hàn Quốc, Sáng kiến Xanh và Gói Kết nối bền vững ASEAN-EU…

Tại Hội nghị, trao đổi về các vấn đề khu vực, quốc tế như Biển Đông, Myanmar, Bán đảo Triều Tiên, xung đột Nga-Ukraine, Trung Đông trên tinh thần đối thoại thẳng thắn và thực chất, ASEAN và các đối tác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững.

Kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN+1
Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN với Trung Quốc.

Phát biểu tại các Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt hoan nghênh tiến triển đạt được trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, nhấn mạnh cần phối hợp làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác hiện có, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cần là trụ cột và động lực đưa quan hệ phát triển thực chất, đẩy mạnh kết nối các nền kinh tế, tận dụng hiệu quả các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác.

Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị các nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhằm tận dụng hiệu quả các xu thế, động lực tăng trưởng mới, đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực mới như ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, hướng tới phát triển bền vững.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, Thứ trưởng đề nghị ASEAN và các đối tác cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại, tham vấn, xây dựng lòng tin, cùng ứng phó các thách thức chung thông qua các cơ chế do ASEAN chủ trì, góp phần định hình cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm, đề cao luật pháp quốc tế, với ASEAN đóng vai trò trung tâm; đồng thời trông đợi các đối tác tiếp tục ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, cũng như nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông là vùng biển hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Kết thúc các Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao thông qua nhiều văn kiện như Kế hoạch Hành động ASEAN-Australia giai đoạn 2025-2029, Tuyên bố chung ASEAN-Anh về tăng cường kết nối, Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về thúc đẩy hợp tác hành động mìn nhân đạo, Tuyên bố kỷ niệm 20 năm Nga tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).

Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc.
Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN với Hàn Quốc.

Trong khuôn khổ các Hội nghị ASEAN+1, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae Yul đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc.

Phát biểu thay mặt ASEAN, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng nhất của ASEAN, đánh giá cao cam kết của Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn với ASEAN, hoan nghênh Hàn Quốc đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN và đang tích cực phối hợp với Hàn Quốc hướng tới mục tiêu này nhân kỷ niệm 35 năm quan hệ hai bên trong năm 2024.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc gửi lời chia buồn sâu sắc đến đoàn Việt Nam về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Đánh giá cao chủ đề ASEAN năm 2024 “Thúc đẩy kết nối và tự cường”, Hàn Quốc đề cao những tiến triển trong hợp tác kết nối giữa ASEAN và Hàn Quốc về hạ tầng, thể chế và người dân, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hai bên tiếp tục phát triển năng động, tích cực thời gian tới.

Nhân dịp này, Hàn Quốc và các nước ASEAN cảm ơn và đánh giá cao nỗ lực và những đóng góp quan trọng của Việt Nam trong vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc ba năm qua, với nhiều kết quả tích cực mang đậm dấu ấn của nước điều phối, tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực nâng tầm quan hệ hai bên trong những năm tiếp theo.

Theo cơ chế luân phiên, Việt Nam đã chuyển giao cho Thái Lan vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc và tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Anh và ASEAN-New Zealand giai đoạn 2024-2027.

Ngày 27/7, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và đối tác sẽ tham dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ và các hội nghị trong các khuôn khổ ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).





Nguồn

Cùng chủ đề

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin làm cố vấn về ASEAN

(CLO) Ngày 16/12, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra làm "cố vấn cá nhân" không chính thức để hỗ trợ Malaysia trong vai trò chủ tịch ASEAN vào năm 2025. ...

ASEAN đang trở thành chủ thể kinh tế quốc tế ngày càng quan trọng

Với vị thế của ASEAN, Australia đang tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế, không chỉ nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ đối tác để bảo vệ chủ nghĩa đa phương và trật tự thương mại dựa trên luật lệ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BIDV và Bộ Công an là minh chứng sống động cho mục tiêu đưa dữ liệu dân cư vào cuộc sống, là bước tiến lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Tổng thống Ukraine thừa nhận điều cay đắng, Quốc vương Campuchia đến Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Cùng chuyên mục

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Một công ty Mỹ bị Nga đưa vào danh sách các tổ chức “không mong muốn”

Ngày 18/12, Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết đã đưa công ty an ninh mạng tư nhân của Mỹ Recorded Future (RF) vào danh sách các tổ chức "không mong muốn".

Lo “bão” thuế quan từ ông Trump, Italy kêu gọi EU cởi mở, ngăn chặn các tranh chấp thương mại

Liên minh châu Âu (EU) cần có cách tiếp cận thực tế với chính quyền sắp tới của ông Donald Trump để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại giữa châu Âu và Mỹ.

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Mới nhất

Hà Nội – TP.HCM lọt top 10 chặng bay bận rộn nhất thế giới, đường bay châu Âu ‘vắng bóng’

Chặng bay nội địa giữa Hà Nội (HAN) và TP.HCM (SGN) tiếp tục lọt top 10 đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2024. ...

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí...

Bức ảnh rùng rợn trên máy bay khiến nhiều người kinh hãi

Một bức ảnh được chụp trên máy bay khiến nhiều người phát hoảng. ...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ...

Tăng vốn đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long

(ĐCSVN) - Tổng mức đầu tư dự án này đã tăng hơn 16.000 tỷ đồng (khoảng 82%) so với tổng mức được phê duyệt năm 2008, do các thay đổi quy mô, tỷ giá quy đổi, biến động về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và tiền lương... dẫn đến chi phí xây dựng và chi...

Mới nhất