Trang chủPolitical ActivitiesKích thích tiêu dùng, mở rộng thị trường cho sản phẩm công...

Kích thích tiêu dùng, mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo


Kích thích tiêu dùng, mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc và có đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khẳng định vai trò dẫn dắt với tốc độ tăng 8,67%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Cùng với đó, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023, trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II đạt cao hơn so với quý I/2024. Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu ước đạt 160,3 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023 và tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu (84,3%) trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, thông qua “Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ”, Cục Công nghiệp đã triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và có cơ hội tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Các hoạt động hỗ trợ điển hình như: Hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; kết nối với các Tập đoàn lắp ráp đa quốc gia và các nhà cung ứng lớp trên thế giới nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI…

Tuy nhiên, ông Phạm Tuấn Anh cũng chỉ ra những khó khăn hiện nay. Theo đó, quy mô chủ yếu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ nên đa số có trình độ công nghệ, quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế… dẫn tới khó có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của đối tác về tiêu chuẩn, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng…

Sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp cũng đang kìm hãm sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các doanh nghiệp trong nước chưa tham gia được sâu vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (88%), thiếu thông tin thị trường và cơ hội tiếp cận khách hàng.

Mở rộng đơn hàng xuất khẩu, khơi thông lượng hàng hóa tồn kho

Theo Bộ Công Thương, trong các tháng cuối năm 2024, bối cảnh quốc tế và trong nước có những yếu tố thuận lợi nhưng phát triển sản xuất và thương mại đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm. Cùng với đó, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, giá cước vận tải tăng cao tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế có độ mở lớn của Việt Nam.

Về phía Cục Công nghiệp, ông Phạm Tuấn Anh cho rằng, để lấy lại đà tăng trưởng cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, các Bộ, ngành, hệ thống ngân hàng, các địa phương tiếp tục có các biện pháp tích cực hơn nữa hỗ trợ sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đầu ra cho sản xuất thông qua các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng đơn hàng xuất khẩu, khơi thông lượng hàng hóa tồn kho. Cụ thể:

Thứ nhất, các địa phương cần khẩn trương có các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài chính với các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến, chế tạo để các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh ổn định. Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, tập trung nâng cao năng lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần bám sát thị trường mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối chuỗi sản xuất – tiêu thụ; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền cũng như chất lượng sản phẩm, bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu. Quan trọng là các hiệp hội, ngành hàng cần tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của nhau. Doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm chi phí và giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, qua đó cải thiện hiệu quả và thích ứng linh hoạt với tình hình mới. Đồng thời, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm tìm kiếm các đơn hàng và khách hàng mới. Tích cực hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành, các hiệp hội và cơ quan nhà nước để tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu mới bên cạnh các thị trường truyền thống, giảm áp lực tồn kho.

Thứ ba, Cục Công nghiệp sẽ tập trung các giải pháp trọng tâm triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được Chính phủ thông qua nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đặc biệt trong các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày và các ngành nền tảng như ôtô, cơ khí, thép… Thúc đẩy đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng năng lực phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Về việc tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng đơn hàng xuất khẩu, bà Trần Thị Thu Quỳnh – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada – cho hay, hiện nay, cơ cấu hàng xuất khẩu công nghiệp nội địa của Việt Nam sang Canada chủ yếu là nhóm ngành hàng dệt may, đồ chơi và đồ gỗ nội thất (40% giá trị kim ngạch), nhóm mặt hàng này dự báo khó có khả năng giữ mức tăng trưởng cao trong năm 2024 và các năm tới.

Đối với nhóm mặt hàng điện thoại, linh kiện, máy móc thiết bị và sản phẩm điện tử (50% tổng kim ngạch) là nhóm ngành hàng chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung ứng hiện phụ thuộc mạnh về nguồn cung đầu vào của các sản phẩm và linh kiện trung gian; hiện nay thị trường Canada đang có sự chững lại về nhu cầu và xu hướng dịch chuyển đối tác sang các nước đồng minh như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức. Bà Trần Thu Quỳnh dự báo, trong các năm tới, nhóm mặt hàng vẫn có khả năng tăng trưởng xuất khẩu tốt là: da giày, sản phẩm từ da, sản phẩm mũ đội đầu.

Nhóm các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như cao su, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu và hoá chất (5%)… có sự sụt giảm mạnh và tiềm năng tăng trưởng trở lại phụ thuộc vào tốc độ khôi phục các đơn hàng và tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Canada.

Các ngành hàng cơ khí hàng hải, ô tô, cơ khí chính xác và túi xách vẫn là những lĩnh vực duy trì được tăng trưởng và có lợi thế cạnh tranh. Đáng lưu ý, đây hầu như là những ngành hàng Trung Quốc chiếm thị phần khá lớn, vì vậy Việt Nam có nhiều lợi thế để được các doanh nghiệp Canada tìm đến như nguồn cung thay thế. Đối với các lĩnh vực ngành hàng này (trừ túi xách), Việt Nam đều có thị phần chưa lớn và hoàn toàn có tiềm năng mở rộng thị phần trong thời gian tới”- bà Trần Thị Thu Quỳnh nhấn mạnh.

Ngoài việc triển khai nhiều sự kiện quảng bá tiềm năng công nghiệp và đầu tư ở khắp các tỉnh bang Canada để giới thiệu năng lực sản xuất và trình độ công nghiệp hoá cao của Việt Nam, Thương vụ cũng dành chuyên mục để giới thiệu quảng bá Cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam cũng như để giới thiệu từng doanh nghiệp cụ thể trên trang web tiếng Anh nhằm truyền thông cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Thương vụ cũng phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội (Hiệp hội da giày túi xách, Hiệp hội công nghiệp phụ trợ…) và Cục Công nghiệp để chuyển các cơ hội kết nối giao thương và các đơn hàng của các doanh nghiệp Canada có yêu cầu. Các doanh nghiệp có nhu cầu có thể gửi thông tin về Thương vụ để được hỗ trợ. Ngoài ra, trong Mục Kinh doanh tại Canada, Thương vụ có các bài hướng dẫn các doanh nghiệp cụ thể theo từng ngành hàng cũng như các đơn hàng tại Canada.

Tiếp nối thành công của đoàn gồm gần 200 doanh nghiệp Canada vào Việt Nam hồi tháng 3/2024, trong tuần từ 21-23 tháng 11 năm 2024, Thương vụ đang phối hợp với Quỹ châu Á-Thái Bình Dương tổ chức cho 25 doanh nghiệp công nghệ của Canada trong các lĩnh vực thực phẩm, năng lượng, y sinh… vào Việt Nam (TP Hồ Chí Minh) để tìm kiếm để tìm kiếm các cơ hội và đối tác hợp tác làm ăn kinh doanh ở Việt Nam.

Về biện pháp xúc tiến thương mại hiệu quả với thị trường, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy- Tham tán thương mại Việt Nam tại Thụy Điển cũng chia sẻ. các nước Bắc Âu luôn đi tiên phong trong xu hướng tiêu dùng và công nghệ ứng dụng mới. Do vậy, để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận mới công nghệ sản xuất mới này, cần thúc đẩy nhiều hơn nữa các hoạt động hợp tác, tổ chức đoàn nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, cần có các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khu vực Bắc Âu, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, tăng xuất khẩu tại chỗ và đào tạo nhân lực trong nước.





Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/kich-thich-tieu-dung-mo-rong-thi-truong-cho-san-pham-cong-nghiep-che-bien-che-tao.html

Cùng chủ đề

30 đội sinh viên tranh tài tại cuộc thi Dancing robot

Chiều 19-12, gần 30 đội là sinh viên tranh tài tại cuộc thi Dancing robot do Viện Công nghệ thông minh và tương tác (Đại học Kinh tế TP.HCM) tổ chức. Giúp sinh viên làm chủ công nghệBạn Cao Thị Minh Tâm chia sẻ:...

Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: Bị thương tích khi chế tạo pháo

(Dân trí) - Do tò mò, 3 học sinh ở Đắk Lắk đã lên mạng đặt mua diêm về chế tạo pháo nổ. Quá trình lắp đặt, vật này phát nổ khiến cả 3 em bị thương tích nặng. Ngày 15/12, lãnh đạo Công an huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đang làm rõ vụ việc 3 học sinh bị thương tích khi chế tạo pháo nổ.Cả 3 nạn nhân được xác định là học sinh lớp...

Biến rong biển thành nhiên liệu xe hơi, hóa giải nguy cơ khủng hoảng môi trường

DNVN - Năm 2011, khi lượng lớn tảo biển dạt vào bờ biển Caribe, người dân địa phương rơi vào cảnh hoang mang và không biết cách xử lý. ...

Phát hiện nhóm học sinh ở Hà Tĩnh chế tạo hơn 800 quả pháo nổ

Lực lượng công an ở Hà Tĩnh vừa phát hiện 11 thanh thiếu niên, trong đó có 8 học sinh có hành vi chế tạo, tàng trữ hơn 800 quả pháo nổ. Sáng 25/11, Công an thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự, kinh tế, ma túy - Công an huyện Hương Khê phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng gồm Đ.B.D. (16 tuổi), L.V.D....

Sinh viên sản xuất chén đĩa từ mo cau, lá chuối… góp sức cho ‘sống xanh’

Nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng ưa chọn sử dụng chén, đĩa có nguồn gốc từ vật liệu hữu cơ, nhóm sinh viên ở TP.Đà Nẵng đã chế tạo máy ép chén đĩa từ vật liệu thân thiện môi trường thay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất siêu vào Singapore tăng mạnh trong 11 tháng năm 2024

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 23,44 tỷ SGD (giảm 5,6%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 34,95 tỷ SGD (tăng 13,74%), chiếm lần lượt 40,15% và 59,85% tổng kim ngạch XK của Singapore.Tính chung cả 11 tháng của năm 2024, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt hơn 1.170,45 tỷ SGD, tăng 5,64% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó...

Lấy ý kiến dự thảo 2 Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị …

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 24 Thông tư số 47/2023/TT-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Phiếu trình về việc thông qua Dự thảo 2 Nghị định của...

Quy định mới của EU về tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông …

1. Nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20% và vẫn áp dụng tại Phụ Lục I, lý do trong thời gian qua, tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc BVTV trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang EU vẫn còn cao. 2. EU áp dụng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với Thanh long từ 30%; đậu bắp và ớt, áp dụng tần suất kiểm tra đều...

Ngành Công Thương dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá, hoàn thành vượt mức …

Tham dự Hội nghị trực tiếp tại điểm cầu Bộ Công Thương có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc Hội; ông Ngô Đông Hải, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương… Cùng đại diện lãnh đạo các Ban, bộ, ngành trung ương, Lãnh đạo các địa phương và đơn vị liên quan.Về phía...

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

1. Là năm đột phá trong công tác tham mưu chính sách với hàng loạt Luật, Nghị định, Thông tư được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân và các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo; tách A0 ra khỏi EVN để đổi mới...

Bài đọc nhiều

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Nam Định có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thu hút các dòng khách di chuyển từ các địa phương trọng điểm du lịch của Vùng như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng. Quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra một không gian mới, định hình động lực và những cơ hội phát triển mới.Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn...

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. ...

Đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023

Chiều 26/12, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức Phiên họp “Đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023”. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn - Trưởng Tiểu...

Chuẩn bị diễn ra chương trình Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

Tiếp nối thành công của năm 2023, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi phục vụ phát triển du lịch, từ ngày 27-29/12/2024, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) sẽ tổ chức Chương trình...

Phát triển Châu Đốc thành đô thị du lịch thông minh, hiện đại

Ngày 02/4, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Châu Đốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. ...

Cùng chuyên mục

Phát động phong trào học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục

Ngày 27/12, tại tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Lễ phát động phong trào học ngoại ngữ, nhân rộng các mô hình tự học, tự nâng cao trình độ, xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục. ...

Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD

Báo cáo về thành tích của ngành, Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP, cho biết: Năm nay, ngành thủy sản đặt mục tiêu trọng tâm là đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại mức 10 tỷ USD, trong bối cảnh lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Bên cạnh đó,...

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Cần thiết ban hành sửa đổi Luật Giáo dục đại học, hướng tới kỉ nguyên công nghệ cao

“Cần thiết ban hành sửa đổi Luật số 34/2018/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34), bởi chúng ta đang hướng tới kỉ nguyên mới - kỉ nguyên của công nghệ cao, đúng như tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW. Vì...

Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổng kết hoạt động năm 2024

Chiều 27/12, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Văn Phúc dự và phát biểu tại hội nghị. ...

Chuẩn bị diễn ra chương trình Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

Tiếp nối thành công của năm 2023, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi phục vụ phát triển du lịch, từ ngày 27-29/12/2024, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) sẽ tổ chức Chương trình...

Mới nhất

Đa dạng giải pháp giáo dục tài chính trong nhà trường

Giáo dục tài chính cho HS ngày càng quan trọng tuy nhiên hiệu quả triển khai còn khiêm tốn và cần có giải pháp triển khai mạnh mẽ hơn. ...

Thua sốc Philippines, Thái Lan bị đẩy vào thế chân tường

(Dân trí) - Thái Lan đã bất ngờ thất bại với tỷ số 1-2 trước Philippines ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024. Kết quả này khiến "Voi chiến" bị đẩy vào thế chân tường ở lượt về. Thái Lan tràn đầy tự tin bước vào trận đấu với Philippines trên sân Rizal Memorial ở lượt đi bán...

Đồng Yên Nhật tiếp tục giảm tại các ngân hàng

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 28/12/2024: Đồng Yên Nhật tiếp tục giảm tại các ngân hàng. Đổi 1 Man bằng bao nhiêu VND? Eximbank là ngân hàng mua Yen cao nhất. Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 28/12/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng 28/12/2024 tại các...

Sơn Tùng, MONO, Soobin, Trúc Nhân, Bích Phương… là những ca sĩ có MV gây sốt năm 2024

Sơn Tùng M-TP, MONO, Soobin, Bích Phương, Vũ Cát Tường, Vũ., Amee, Trúc Nhân, Đen Vâu... là những ca sĩ Việt Nam có sản phẩm âm nhạc gây sốt năm 2024. ...

Băng rừng nguyên sinh đẹp ma mị, săn mây trên đỉnh núi cao ở Sơn La

Đỉnh núi ở Sơn La được nhiều du khách lựa chọn chinh phục vào mùa đông nhờ cung leo vừa sức, khung cảnh ấn tượng với rừng nguyên sinh đầy ma mị và dễ săn mây, dải ngân hà. Cách Hà Nội khoảng 240km, đỉnh Sa Mu – U Bò (thường gọi là đỉnh Sa Mu, thuộc xã Tà Xùa,...

Mới nhất