Trang chủKinh tếNông nghiệpKhuyến nông Hà Nội hỗ trợ nông dân Gia Lâm trong hành...

Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ nông dân Gia Lâm trong hành trình huyện lên quận


Sở NN&PTNT vừa phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức “Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là nông dân, chủ trang trại, giám đốc hợp tác xã trên địa bàn huyện Gia Lâm; cùng đội ngũ cố vấn là các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành.

Các đại biểu tham dự diễn đàn Nhịp cầu nhà nông tại huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc
Các đại biểu tham dự diễn đàn Nhịp cầu nhà nông tại huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc

Giải đáp kịp thời những băn khoăn

Những năm qua, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Văn Đức thường xuyên được ngành nông nghiêp Hà Nội và huyện Gia Lâm hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật sản xuất cho thành viên. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì hiệu quả việc sản xuất kinh doanh 250ha rau an toàn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Văn Đức Nguyễn Văn Minh kiến nghị TP, UBND huyện Gia Lâm, Sở NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ xã về vấn để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, quỹ đất sản xuất.

Sơ chế rau an toàn tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm). Ảnh: Ánh Ngọc 
Sơ chế rau an toàn tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm). Ảnh: Ánh Ngọc 

Giải đáp câu hỏi này, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Đoàn Đức Dân cho biết: về chính sách tín dụng, HTX Dịch vụ nông nghiệp Văn Đức đã tiếp cận được nguồn vốn vay của Quỹ khuyến nông TP bằng hình thức thế chấp tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của các thành viên tham gia Ban quản trị HTX.

Với vay vốn để phát triển sản xuất liên kết với các tổ chức tín dụng thì Nghị quyết  Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐNcủa HĐND TP Hà Nội quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp TP đã nêu rất rõ: TP sẽ hỗ trợ lãi suất vay vốn của tổ chức tín dụng trong thời hạn 3 năm, tương ứng với tiến độ giải ngân. Lãi suất này đều được trả theo hợp đồng vay vốn giữa đơn vị vay vốn và đơn vị cho vay vốn.

Về đất đai, theo ông Đoàn Đức Dân, đây không chỉ là vấn đề riêng của Gia Lâm mà ở tất cả hầu hết các quận, huyện trên địa bàn. Trong đó, nổi cộm nhất là thời hạn hợp đồng nông dân, chủ trang trại ký với địa phương để xây dựng mô hình trang trại trước đây theo quy định là 5 năm. Để tạo thuận lợi và khuyến khích nông dân, hợp tác xã phát triển sản xuất, Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Thủ đô (sửa đổi) sắp được đưa vào triển khai chắc chắn sẽ tháo gỡ được những bất cập, vướng mắc liên quan đến hợp đồng thuê đất của các hộ dân, thuê đất của các địa phương. Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục tham mưu với UBND TP có văn bản hướng dẫn cụ thể tới các địa phương, người dân.

Chuyển đổi, phát triển sản xuất theo hướng hiện đại

Thông tin về định hướng phát triển nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết: mặc dù mục tiêu phấn đấu phát triển thành quận vào cuối năm 2024, song Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Nghề trồng hoa giấy mang lại thu nhập khá cho nông dân xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc 
Nghề trồng hoa giấy mang lại thu nhập khá cho nông dân xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc 

Quá trình đô thị hoá mạnh khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp của huyện cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức về thị trường giá cả, đầu ra không ổn, biến đổi khí hậu khó lường, thời tiết cực đoan. Tuy vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chuyển dịch tích cực, nhiều tiến bộ khoa học mới được ứng dụng vào sản xuất, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi đều tăng.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 606 tỷ đồng, đạt 54,6% kế hoạch năm và tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2023. Hiện, toàn huyện Gia Lâm hiện có 1.070ha lúa, trên 1.000ha rau màu các loại, hơn 1.800ha cây ăn quả tập trung; hoa cây cảnh hơn 300ha; 660ha trang trại tổng hợp…  Huyện có tổng đàn đàn trâu bò đạt trên 6.800 con, trong đó đàn bò sữa là 1.952 con cho sản lượng sữa ước đạt 17 tấn/ngày; đàn gia cầm, thuỷ cầm đạt 298.000 con; diện tích nuôi trồng thủy sản 265 ha.

Quang cảnh diễn đàn Nhịp cầu nhà nông tại huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc 
Quang cảnh diễn đàn Nhịp cầu nhà nông tại huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc 

Đáng chú ý, tổng số hộ chăn nuôi trên địa bàn 3.400 hộ (khoảng 85% số hộ là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, trong khu dân cư). Thực hiện nghị quyết 02/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 của HĐND TP Hà Nội, đến nay thị trấn Trâu Quỳ và thị trấn Yên Viên của huyện không còn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tại các xã: Văn Đức, Trung Mầu, Phù Đổng, Lệ Chi, Đặng Xá với tổng diện tích quy hoạch 20,3ha cũng đang thực hiện các phương án chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư.

“Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định, chưa gắn được sản xuất đi đôi với sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm… luôn là trăn trở của các nhà quản lý và nông dân. Do đó, diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông là cơ hội giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cũng như tổ chức lại sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.”- ông Trương Văn Học thông tin.

 

Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông là một trong những hoạt động trọng tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội được tổ chức luân phiên tại các huyện, thị xã trên địa bàn TP. Diễn đàn đã lan tỏa hiệu quả và tạo được uy tín với sự tham gia của Ban cố vấn là các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực chăn nuôi – thú y, thủy sản, trồng trọt – bảo vệ thực vật.Ban cố vấn không chỉ giải đáp cho nông dân về kỹ thuật sản xuất mà còn giúp họ hiểu rõ, nắm bắt chính sách của Nhà nước, TP về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/khuyen-nong-ha-noi-ho-tro-nong-dan-gia-lam-trong-hanh-trinh-huyen-len-quan.html

Cùng chủ đề

Nguồn vốn cứu tinh của nông dân Hà Nội

Vơi nỗi lo tìm nguồn vốn đầu tư Trang trại của hộ ông Lê Văn Trẻo ở thôn Châu Mai, xã Liên Châu (huyện Thanh Oai) có quy mô gần 10ha đang nuôi cả nghìn con vịt đẻ và cá thương phẩm. Với hình thức chăn nuôi vịt khép kín kết hợp nuôi cá ứng dụng công nghệ cao, trung bình mỗi năm, gia đình ông Trẻo bán ra thị trường hơn 4 triệu quả trứng vịt và gần...

Làm giàu từ dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp

Hiện anh Hiển có 3 máy cày, 2 máy gặt, trị giá 1,5 tỷ đồng, đây một cơ ngơi khiến nhiều nông dân phải nể phục. Khởi nghiệp cách đây 10 năm, lúc đó anh Chiển mới chỉ có đủ tiền để mua một chiếc máy cày cũ của Nhật. Làm được vài năm anh mới liên hệ với cán bộ khuyến nông TP Hà Nội để vay Quỹ khuyến nông, rồi tìm đến Công ty Chính Đạt để...

Lợi ích kép từ Quỹ Khuyến nông Hà Nội

Giúp nông dân tự tin làm chủ kỹ thuật Trong năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ thuật quản lý, vận hành máy cơ giới hóa cho 200 nông dân, chủ máy trực tiếp quản lý, sử dụng máy cơ giới nông nghiệp trên địa bàn 4 huyện: Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất và Thanh Oai. Tham dự lớp tập huấn, các học viên đã được giảng viên khoa...

Đồng hành cùng nông dân khôi phục sản xuất

Thiệt hại lớn về nông nghiệp Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lũ, ngập lụt kéo dài, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội bị thiệt hại lớn về sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn, gây thiệt hại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chỉ đạo rà soát lại công tác quy hoạch, trật tự xây dựng khu bãi sông

Kinhtedothi-Qua phiên giải trình cho thấy, công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện, đạt nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét, nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Sau một thời gian làm việc tập trung, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao, phiên giải trình của Thường...

Làm rõ giải pháp, trách nhiệm trong xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

Kinhtedothi-Sáng 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội, các đại biểu chất vấn lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của TP liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP. Tự ý chuyển đất nông nghiệp sang kinh doanh thương mại Tại phiên giải trình, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP...

Đưa phong trào “Dân vận khéo” trở thành công việc hàng ngày, thường xuyên, liên tục

Kinhtedothi - Sáng 19/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư T.Ư Đảng khoá XII; tổng kết 15 năm triển khai thi đua phong trào “Dân vận khéo”. Tham dự hội nghị về phía T.Ư có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận T.Ư Phạm Tất Thắng. Đại biểu TP Hà Nội có Phó Bí thư Thường trực Thành...

Phát động cuộc thi “Sáng tác bài hát về phòng, chống tác hại của thuốc lá”

Cuộc thi dành cho tất cả nhạc sĩ đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, không hạn chế độ tuổi. Tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 300 triệu đồng, trong đó giải nhất 50 triệu đồng. Thông qua các ca khúc, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, tác hại của hút thuốc thụ động, kêu gọi mọi người không hút thuốc, bỏ thuốc để cùng nhau xây dựng môi trường...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thúc tiến độ dự án đường 14E

Tiến độ gần như “đắp chiếu” Thời gian qua, dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 14E (QL14E) đi qua các huyện Thăng Bình, Hiệp Đức và Phước Sơn đang gây bức xúc cho người dân địa phương. Dù đã gần hết năm 2024 nhưng tiến độ thực hiện dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”, mới thảm được đoạn ngắn đi qua xã Bình Định Bắc (huyện Thăng Bình). Chưa kể, quá trình bàn giao mặt...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ về mô hình tổ chức, tư cách pháp nhân và thiếu nguồn lực hoạt động; năng lực của một số...

Cả nước đào tạo được 756 giảng viên về sức khỏe cây trồng

Ông Đỗ Văn Vấn - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã đào tạo được 756 giảng viên IPHM (chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp triển trên nền tảng IPM trước đây) trên...

Trồng nhãn Ido, mai vàng, mai chiếu thủy, cây hạnh kiểng, một người Cần Thơ giàu hẳn lên

Với sự năng động của một nhà nông làm kinh tế giỏi, ông Lê Văn Hiền, khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng nhãn Ido, kết hợp đầu tư mô hình trồng cây...

Bông sậy, thứ hoa dại của cỏ hoang vạ vật triền sông trong gió lạnh đầu mùa sao lại đẹp đến thế?

Khi những cơn lạnh ùa về, ta mới nhận ra thêm một mùa gió nữa đi qua trong đời. Nhìn những bông sậy trổ cờ, bay phất phới trong làn gió bấc mênh mông, lòng chợt sống dậy một miền ký ức xưa xa. ...

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn ràng, người dân tất bật chăm sóc, tưới tiêu để kịp mùa Tết. ...

Mới nhất

[Ảnh] Đông đảo giáo viên và học sinh Thủ đô trải nghiệm Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng...

NDO - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), Báo Nhân Dân tổ chức triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh” tại Trụ sở Bộ Biên tập (71 Hàng Trống, Hà Nội). Trong ngày 19/12, đông đảo giáo viên và học sinh tại...

Google ra mắt công cụ tạo hình ảnh AI từ hình ảnh thật

(CLO) Google vừa ra mắt công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên "Whisk", cho phép người dùng tải ảnh lên để lấy lại hình ảnh kết hợp do...

Ông Putin tổ chức họp báo cuối năm, nhận hơn 2 triệu câu hỏi

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu buổi họp báo thường niên và phiên hỏi đáp vào 16 giờ hôm nay 19.12...

Vướng mắc cuối được tháo gỡ, metro số 1 TPHCM sẵn sàng vận hành thương mại

TPO - Gói thầu CP1a và CP2 thuộc dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vừa được liên danh nhà thầu bàn giao cho chủ đầu tư. Như vậy, tất cả 4 gói thầu chính của dự án đều đã được tiếp nhận, sẵn sàng cho công tác vận hành chính thức vào ngày 22/12...

Thủ tướng: Việt Nam xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng khả năng tự vệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam chủ trương xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng tự vệ, bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa. Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại...

Mới nhất