Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamKhuyến khích phát triển các dạng năng lượng xanh trong sản xuất...

Khuyến khích phát triển các dạng năng lượng xanh trong sản xuất điện


Khuyến khích phát triển các dạng năng lượng xanh trong sản xuất điện


Trong xu thế phát triển hiện nay, việc đầu tư phát triển cho năng lượng xanh đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm giải quyết bài toán đảm bảo năng lượng để phát triển.

Việt Nam đang đứng trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn do quá trình phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, chuyển dịch năng lượng xanh không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững mà còn là cam kết quốc tế, tiêu biểu như mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị COP26 và Tuyên bố Chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) năm 2022.

Tại Việt Nam, các nguồn năng lượng tái tạo phát điện được sản xuất từ các nguồn như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí sinh học.

Việc phát triển năng lượng tái tạo, các dạng năng lượng mới sẽ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hóa thạch như dầu, than và khí tự nhiên. Nguồn tài nguyên không tái tạo có sự hữu hạn nên sẽ bị cạn kiệt nếu sử dụng quá nhiều. Phát triển năng lượng tái tạo có thể tận dụng ánh nắng mặt trời, sức gió, nước và nguồn năng lượng sinh khối, từ đó giúp bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt và vẫn duy trì đến tương lai.


Phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo sẽ tạo ra nhiều việc làm thúc đẩy phát triển kinh tế (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo sẽ tạo ra nhiều việc làm thúc đẩy phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh, phát triển các lĩnh vực liên quan đến phát triển kinh tế xanh, công nghệ xanh. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững.

Theo Quy hoạch điện VIII, trong thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố JETP với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%. Đồng thời, xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn, hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Cũng theo Quy hoạch điện VIII, dự kiến đến năm 2030, hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi; Phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu; Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000-10.000 MW.

Để thực hiện những mục tiêu trên, khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ nhất hiện nay chính là tạo cơ chế, hành lang pháp lý thuận lợi, có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia tích cực vào đầu tư phát triển các dạng năng lượng xanh để sản xuất điện trong thời gian tới.

Trong Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đang được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã bổ sung quy định mới tại Chương III nhằm thúc đẩy phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới. Đây là bước tiến nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 55-NQ/TW, bao gồm các cơ chế đột phá để khuyến khích nguồn năng lượng sạch thay thế năng lượng hóa thạch và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Thông báo 292/TB-VPCP (2023). Dự thảo này cũng hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về “0” vào năm 2050, phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia.


Điện gió ngoài khơi đang thiếu những cơ chế ưu đãi, khuyến khích để phát triển (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, hiện tại trong Dự thảo Luật vẫn còn nhiều điểm vướng mắc, chưa thực sự mở ra một hành lang pháp lý thông thoáng để phát triển cho các dạng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, điển hình như điện gió ngoài khơi. Hiện tại, các quy định của Dự thảo Luật Điện lực cũng chưa định hình rõ cơ chế để Chính phủ có thể xây dựng lộ trình, mô hình phát triển, huy động nguồn lực trong nước, phát huy thế mạnh và sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác với đối tác quốc tế, phương án tiếp cận phù hợp với ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam trong các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn khởi tạo/thí điểm.

Không chỉ hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện năng trong nước, việc đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi còn mở ra cơ hội xuất khẩu điện năng, đóng góp vào nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam. Điều này đã được nêu rõ trong Quy hoạch điện VIII. Để hiện thực hóa tiềm năng này, cần xây dựng khung pháp lý đồng bộ, quy định chi tiết và khả thi, giúp doanh nghiệp tự tin triển khai các dự án mà vẫn đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về an ninh quốc phòng. Cũng như phải có các cơ chế ưu đãi, khuyến khích đối với các dự án điện gió ngoài khơi và các cơ chế bán điện/xuất khẩu điện trực tiếp ra nước ngoài từ nguồn điện gió ngoài khơi. Không chỉ bổ sung các điều khoản liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo mà cần xem xét sửa đổi một số quy định trong các luật khác để đồng bộ hệ thống pháp lý.

Việc đảm bảo an ninh năng lượng giữ vai trò quan trọng, then chốt của việc phát triển kinh tế – xã hội. Chính vì vậy, cần phải kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, mở đường, khuyến khích phát triển các dạng năng lượng xanh để tạo động lực đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh, cũng như đảm bảo an ninh và phát triển bền vững ngành năng lượng trong tương lai.

PV


Bình luận



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/52424f02-2abf-47ea-9ef9-bf6d98cd4358

Cùng chủ đề

Hà Nội quyết liệt đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công văn số 3929/UBND-KTTH về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2024. Hà Nội quyết liệt đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công văn số 3929/UBND-KTTH về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải...

Doanh nghiệp địa ốc mắc kẹt vì tiền sử dụng đất

Dù đã xây dựng hơn 20 tầng, nhưng dự án vẫn chưa được đóng tiền sử dụng đất cho nhà nước, nên chưa thể bán nhà trong tương lai, khiến doanh nghiệp lâm vào thế khó. Dù đã xây dựng hơn 20 tầng, nhưng dự án vẫn chưa được đóng tiền sử dụng đất cho nhà nước, nên chưa thể bán nhà trong tương lai, khiến doanh nghiệp lâm vào thế khó. ...

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi để phát triển điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi để phát triển điện khí LNG | 30/11/2024 Lượt xem: ...

Rộn ràng không khí Giáng sinh tại TP.HCM

Gần một tháng nữa mới đến Giáng sinh nhưng không khí tại TP.HCM đã rất nhộn nhịp. Các trung tâm thương mại, nhà thờ, quán cà phê đã dần hoàn thiện phần trang trí, trở thành những điểm 'check-in' độc đáo. ...

Lý giải khoa học phía sau ngọn lửa vĩnh cửu

Theo Giuseppe Etiope, nhà địa chất học ở Viện Địa vật lý và Núi lửa học Quốc gia tại Rome, Italy, ngọn lửa vĩnh cửu có thể coi là một trường hợp rò rỉ khí gas đặc biệt từ nguồn dự trữ sâu trong lòng đất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi để phát triển điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi để phát triển điện khí LNG | 30/11/2024 Lượt xem: ...

Cần làm rõ vai trò của Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp

Cần làm rõ vai trò của Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp | 30/11/2024 Lượt xem: ...

Chủ tịch VIOD: Petrovietnam tiên phong thay đổi nhận thức quản trị công ty ở Việt Nam

Chủ tịch VIOD: Petrovietnam tiên phong thay đổi nhận thức quản trị công ty ở Việt Nam | 30/11/2024 Lượt xem: ...

Thông cáo báo chí-VNG bổ nhiệm ông Lê Hồng Minh làm Chủ tịch HĐQT

Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa thông báo về việc ông Võ Sỹ Nhân sẽ chính thức từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) VNG kể từ ngày 22/11/2024 theo nguyện vọng cá nhân. Ông Lê Hồng Minh, Nhà sáng lập VNG, sẽ kế nhiệm vị trí này và là Người Đại diện pháp luật của Công ty.  Nhằm tuân thủ quy định hiện hành đối với công ty đại chúng, HĐQT...

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cần quy định rõ để tạo đà cho điện gió ngoài khơi

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cần quy định rõ để tạo đà cho điện gió ngoài khơi Vai trò tiên phong của doanh nghiệp Nhà nước trong việc phát triển ĐGNK Theo Bộ Công Thương, ĐGNK là lĩnh vực còn nhiều thách thức về kỹ thuật, pháp lý và an ninh quốc phòng. Để đảm bảo triển khai hiệu quả, Bộ đề xuất giao các tập đoàn kinh tế nhà nước như Petrovietnam, EVN,...

Bài đọc nhiều

Phát triển điện gió Việt Nam những gợi mở từ Na Uy

PTSC thực hiện công tác lắp đặt cáp ngầm cho dự án điện gió Tân Thuận Việt Nam có thể trở thành trung tâm ĐGNK Thị trường ĐGNK Việt Nam được đánh giá là đầy hứa hẹn, với tốc độ gió cao hàng đầu thế giới và điều kiện đáy biển thuận lợi. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng đang được ngành Dầu khí trong nước sử dụng, kết hợp với cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ...

Petrovietnam gặp mặt kỷ niệm 63 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam

Petrovietnam gặp mặt kỷ niệm 63 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam Toàn cảnh buổi gặp mặt Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Lê Mạnh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; đồng chí Lê Ngọc Sơn - Tổng Giám đốc Tập đoàn; đồng chí Trần Quang Dũng - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng...

Quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh Thông tư này quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh (viết tắt là thị trường điện) bao gồm các quy định chính sau đây: đăng ký tham gia thị trường điện; lập kế hoạch vận hành thị trường điện; cơ chế chào giá; cơ chế lập lịch huy động; đo đếm điện năng trong thị trường điện;...

Dịch vụ kỹ thuật dầu khí làm chủ công nghệ, vươn ra thế giới

Chào mừng kỷ niệm 63 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) Dịch vụ kỹ thuật dầu khí làm chủ công nghệ, vươn ra thế giới Dịch vụ kỹ thuật dầu khí làm chủ công nghệ, vươn ra thế giới Trong thập niên 90, dịch vụ dầu khí đã trưởng thành, phát triển toàn diện và trở thành ngành công nghiệp vững mạnh ở 3 khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ...

Cần bổ sung chính sách phát triển và vận hành điện khí trong Luật Điện lực (sửa đổi)

Cần bổ sung chính sách phát triển và vận hành điện khí trong Luật Điện lực (sửa đổi) Theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW (23 dự án), trong đó, tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng khí khai thác trong nước là 7.900 MW (10 dự...

Cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi để phát triển điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi để phát triển điện khí LNG | 30/11/2024 Lượt xem: ...

Cần làm rõ vai trò của Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp

Cần làm rõ vai trò của Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp | 30/11/2024 Lượt xem: ...

Chủ tịch VIOD: Petrovietnam tiên phong thay đổi nhận thức quản trị công ty ở Việt Nam

Chủ tịch VIOD: Petrovietnam tiên phong thay đổi nhận thức quản trị công ty ở Việt Nam | 30/11/2024 Lượt xem: ...

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cần quy định rõ để tạo đà cho điện gió ngoài khơi

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cần quy định rõ để tạo đà cho điện gió ngoài khơi Vai trò tiên phong của doanh nghiệp Nhà nước trong việc phát triển ĐGNK Theo Bộ Công Thương, ĐGNK là lĩnh vực còn nhiều thách thức về kỹ thuật, pháp lý và an ninh quốc phòng. Để đảm bảo triển khai hiệu quả, Bộ đề xuất giao các tập đoàn kinh tế nhà nước như Petrovietnam, EVN,...

Nhiệt điện khí chờ cơ chế đột phá

Hoàn thiện cơ chế cam kết sản lượng điện hợp đồng tối thiểu Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VIII đã xác định, đến năm 2030, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam phải đạt khoảng 150.000 MW (gần gấp 2 lần so với hiện nay) để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Đồng thời, phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nguồn cung sang...

Mới nhất

Cần làm rõ vai trò của Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp

Cần làm rõ vai trò của Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp | 30/11/2024 ...

Hoa hậu Brazil loạng choạng, suýt ngất xỉu khi đang thi ứng xử

Hoa hậu Brazil suýt ngất xỉu khi đang thể hiện phần thi ứng xử tại chung kết cuộc thi Miss Teen Charm International 2024. Ngày 30/11, tại đêm chung kết Miss Teen Charm International 2024 ở Colombia, đại diện Brazil - Maju Portela suýt ngất khi thi ứng xử. Khoảnh khắc Maju Portela suýt ngất xỉu trên sân khấu: Trong đoạn video...

Cả thị trấn tồn tại gần 1.000 năm tuổi tạc trong vách đá, có tới 150 phòng và 100 cư dân sinh sống

Cliff Palace nằm trong vườn quốc gia Mesa Verde ở Colorado (Mỹ) được đánh giá là công trình nhà ở trên vách đá lớn nhất ở Bắc Mỹ. Công trình được xây dựng bởi người Pueblo cổ đại vào...

Thủ tướng chủ trì phiên họp tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 30/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ...

Đại tướng Phan Văn Giang: Mở thêm một ngày cho nhân dân vào xem triển lãm quốc phòng

Đó là lưu ý của Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tại buổi làm việc, nghe báo cáo công tác tổ chức, chuẩn bị cho Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

Mới nhất

Nhạc sĩ Lã Văn Cường