Trang chủNewsThế giớiKhủng hoảng trần nợ phủ bóng chuyến công du châu Á của...

Khủng hoảng trần nợ phủ bóng chuyến công du châu Á của ông Biden


Ông Biden muốn tận dụng hội nghị G7 để thúc đẩy lập trường về Trung Quốc, nhưng bế tắc trong đàm phán trần nợ Mỹ làm lu mờ nỗ lực này.

Trước khi Tổng thống Joe Biden tới Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh G7 cuối tuần trước, Nhà Trắng thông báo ông sẽ kết hợp công du ba nước trong dịp này, gồm Nhật Bản, Papua New Guinea và Australia. Đây được coi là một phần trong nỗ lực của ông Biden nhằm tập hợp đồng minh và đối tác trong khu vực nhằm ứng phó với ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc.

Nhưng khi ông Biden lên chuyên cơ từ Hiroshima, Nhật Bản để trở về Mỹ ngày 21/5, sớm hơn 4 ngày so với kế hoạch, rõ ràng mục tiêu đó đã bị lu mờ, khi hàng loạt vấn đề chính trị nảy sinh đã phủ bóng chương trình nghị sự của ông.

Ngay từ khi đặt chân tới Nhật, ông Biden luôn phải đối mặt với những câu hỏi từ giới phóng viên tới các lãnh đạo thế giới khác về cuộc khủng hoảng trần nợ ở Washington, vốn có nguy cơ làm đảo lộn nền kinh tế toàn cầu.

Vấn đề đó thu hút nhiều chú ý hơn những kết quả mà ông Biden đạt được để thuyết phục các lãnh đạo G7 nhất trí về một tuyên bố chung cảnh báo Trung Quốc về hoạt động “quân sự hóa” ở Biển Đông và phản đối “mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc biện pháp cưỡng ép”.

Đây là những tuyên bố mạnh mẽ nhất của G7 nhắm vào Trung Quốc, kể từ khi nhóm này lần đầu tiên đề cập tới Bắc Kinh trong tuyên bố chung trong hội nghị cách đây hai năm ở Anh. Tuy nhiên, ông Biden đã bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy quan điểm đó khi phải hủy lịch trình thăm Papua New Guinea và Australia để trở về Mỹ giải quyết vấn đề trần nợ công, theo bình luận viên Tyler Pager và Matt Viser của WP.





Tổng thống Mỹ Joe Biden tại buổi họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản ngày 21/5. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại buổi họp báo sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản ngày 21/5. Ảnh: Reuters

Trong lần xuất hiện cuối cùng tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima ngày 21/5, ông Biden đã bắt đầu với vấn đề khiến ông phải cắt ngắn lịch trình công du châu Á: cuộc khủng hoảng trần nợ.

“Trước khi chuyển sang phần công việc quan trọng mà chúng ta phải hoàn thành tại G7, tôi muốn dành vài phút để đề cập tới các cuộc đàm phán ngân sách mà tôi cần sớm về nước để giải quyết”, ông nói.

Tổng thống Mỹ sau đó nói kỹ hơn về các cuộc đàm phán, chỉ trích đảng Cộng hòa vì không chịu thay đổi “lập trường cực đoan”, ca ngợi những nỗ lực của chính quyền để cắt giảm chi phí và cố gắng tìm kiếm những lỗ hổng trong lập luận về cắt giảm ngân sách của đảng Cộng hòa.

Đây không phải tình huống lạ lẫm với ông Biden. Những vấn đề chính trị trong nước thường xuyên làm lu mờ các chuyến công du nước ngoài và nỗ lực tập trung cho các ưu tiên toàn cầu của Tổng thống Mỹ. Hội nghị G7 năm ngoái diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tòa án Tối cao Mỹ hủy phán quyết về quyền phá thai, làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình phản đối ở nước này.

Năm nay, việc đảng Cộng hòa và Dân chủ chưa thể đạt thỏa thuận nâng trần nợ, giới hạn vay của chính phủ để thanh toán các hóa đơn và nghĩa vụ hiện tại, khiến thị trường tài chính và các lãnh đạo nước ngoài lo sợ. Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo nếu khủng hoảng trần nợ không thể giải quyết, Mỹ sẽ đối mặt nguy cơ vỡ nợ vào ngày 1/6 và có thể tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu.

Ông Biden liên tục đối mặt với những câu hỏi về bế tắc trần nợ từ khi hạ cánh xuống Nhật Bản ngày 18/5 cho đến lúc rời đi vào ngày 21/5. “Các quốc gia đều muốn biết cuộc đàm phán của chúng tôi sẽ diễn ra như thế nào?”, Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, nói.

Ban đầu ông Biden đã cố gắng phớt lờ vấn đề này. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Fumio Kishida, ông Biden không trả lời câu hỏi về đàm phán trần nợ ở Mỹ. Nhưng cuối cùng, ông đã phải giải đáp các thắc mắc, nói rằng ông lạc quan về một thỏa thuận mà phe Dân chủ và Cộng hòa có thể đạt được để nâng trần nợ công.

“Tôi vẫn tin rằng chúng tôi có thể tránh nguy cơ vỡ nợ”, ông nói trước cuộc gặp với Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 20/5.

Tổng thống Mỹ liên tục được cập nhật thông tin về tình hình đàm phán giữa Nhà Trắng và quốc hội trong suốt chuyến công du. Nhà Trắng ngày 19/5 đăng ảnh ông Biden cùng các trợ lý tham gia cuộc họp qua Zoom với nhân viên ở Washington về cuộc đàm phán với phe Cộng hòa. Nhưng khi ông vắng mặt, nỗ lực đàm phán ở Washington vẫn rơi vào bế tắc.

Các nghị sĩ Cộng hòa đã tạm ngừng đàm phán ngày 19/5, đổ lỗi cho Nhà Trắng vì không đồng ý cắt giảm chi tiêu liên bang. Cuộc đàm phán được nối lại vài giờ sau đó, nhưng không đạt được kết quả.

Ngày 20/5, các nghị sĩ Cộng hòa từ chối đề nghị của Nhà Trắng về hạn chế chi tiêu trong năm tới cho các chương trình quân sự và loạt hoạt động khác. Cuối ngày hôm đó, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói ông nghĩ rất khó để nối lại đàm phán cho tới khi ông Biden trở về Mỹ.

Ông Biden không phải tổng thống Mỹ đầu tiên phải đối mặt với rắc rối trong nước khi công du nước ngoài. Tổng thống Barack Obama từng phải hủy chuyến thăm Indonesia và Brunei năm 2013 vì các cuộc đàm phán ngân sách gặp khó khăn. Tổng thống Bill Clinton cũng từng phải hủy chuyến công du Nhật Bản năm 1995 vì vấn đề trần nợ.

Trong chuyến công du gần đây tới Ireland, ông Biden đối mặt với vụ rò rỉ tài liệu mật và những câu hỏi liệu ông có tái tranh cử tổng thống hay không, khiến các ưu tiên về chính sách đối ngoại của ông bị lu mờ.

Trong chuyến công du Nhật Bản vào tháng 5/2022, Tổng thống Biden vui mừng với những tiến triển trong quan hệ giữa Mỹ với khu vực Đông Bắc Á. Nhưng trong hành trình ông bay về Mỹ, bầu không khí hân hoan chùng xuống khi vụ xả súng kinh hoàng xảy ra tại trường tiểu học Uvalde, bang Texas, khiến 19 học sinh và hai giáo viên thiệt mạng.

Vấn đề chính trị trong nước tiếp tục đeo bám ông Biden đến những giờ phút cuối cùng trong chuyến công du tới Nhật cuối tuần qua. Ngay khi bước chân lên chuyên cơ Không lực Một để rời Nhật Bản về Mỹ ngày 21/5, ông đã yêu cầu thu xếp cuộc gọi với Chủ tịch Hạ viện để tìm cách tháo gỡ nguy cơ vỡ nợ của nước Mỹ.

“Tôi hy vọng rằng Chủ tịch Hạ viện McCarthy chỉ chờ đợi để đàm phán với tôi khi tôi trở về Mỹ”, ông nói trên máy bay.

Thanh Tâm (Theo Washington Post)




Source link

Cùng chủ đề

Ông Trump sẽ rút Mỹ ra khỏi WHO vào năm 2025?

Các thành viên trong nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hiện chuẩn bị kế hoạch để Washington rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 20.1.2025. ...

Tổng thống Biden phê duyệt thêm 571 triệu USD viện trợ quân sự Đài Loan

Đài Loan tiếp tục được Mỹ phê duyệt viện trợ quân sự, vài ngày sau khi nhận 38 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams từ Mỹ. ...

Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

Hạ viện Mỹ ngày 20.12 thông qua luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, chỉ vài giờ trước thời hạn chính phủ Mỹ phải đóng cửa. ...

Rộ tin sắp đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Reuters hôm qua dẫn các nguồn thạo tin cho hay thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin tại Dải Gaza giữa Hamas và Israel có thể được ký kết trong vài ngày tới nhờ tiến triển trong cuộc đối thoại do Mỹ,...

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Ngày 24/12, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên được cho là đã giải thể toàn bộ khoảng 10 tổ chức chính thức phụ trách các vấn đề liên Triều.

Thổ Nhĩ Kỳ gửi thông điệp cứng rắn tới chính quyền Syria mới lẫn Mỹ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố Ankara sẽ làm 'bất cứ điều gì cần thiết' để đảm bảo an ninh của nước này nếu chính quyền Syria mới không thể giải quyết mối quan ngại về nhóm người Kurd mà...

Nga tấn công Ukraine ồ ạt trong ngày Giáng sinh?

Không quân Ukraine cáo buộc Nga đã phóng hơn 180 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào Ukraine trong ngày Giáng Sinh 25.12. ...

Cùng chuyên mục

Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ thăm Malaysia và Indonesia từ ngày 9-12/1 tới.

Tổng thống Đức giải tán quốc hội, ấn định ngày bầu cử sớm

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 27.12 tuyên bố giải tán quốc hội và thông báo đất nước sẽ tổ chức bầu cử sớm vào ngày 23.2.2025. ...

Hàn Quốc bắt đầu luận tội Tổng thống, Ukraine tuyên bố “bắt sống” binh sĩ Triều Tiên, chỉ huy quân đội Israel thiệt mạng...

Trung Quốc hạ thủy tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới, Belarus sẵn sàng triển khai tên lửa Oreshnik của Nga, Iran bác bỏ cáo buộc can thiệp vào Syria, Peru ban bố tình trạng khẩn cấp do tràn dầu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể "nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.

Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).

Mới nhất

Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kế hoạch năm 2024

Ngày 27.12.2024, tại thành phố Cần Thơ, lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Tập đoàn/Petrolimex) dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và Hội nghị Người lao động năm 2025 do Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ (Công ty/Petrolimex Cần Thơ) tổ chức. Nguồn: https://www.petrolimex.com.vn/nd/tin-chuyen-nganh/cong-ty-xang-dau-tay-nam-bo-thuc-hien-thang-loi-cac-nhiem-vu-ke-hoach-nam-2024.html

Thực hư vụ phụ huynh Hà Nội bức xúc vì con trai lớp 3 bị giáo viên kéo ra khỏi lớp, “tác động vật...

Xác nhận với báo Dân Việt, bà Bùi Thị Chuyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, tạm thời đình chỉ cô giáo 1...

Mưa lớn trong 2 giờ, cô gái chạy xe máy ngã nhào khi qua ‘rốn ngập’ ở Đồng Nai

Trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở Đồng Nai ngập sâu trong biển nước. Nhiều người đi xe máy bị sóng đánh ngã nhào xuống đường. Trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở Đồng Nai ngập sâu trong biển nước. Nhiều người đi xe máy...

Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ thăm Malaysia và Indonesia từ ngày 9-12/1 tới.

TP.HCM: 310 học sinh lớp 12 phải kiểm tra lại môn tiếng Anh

Tất cả học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Hữu Trang, TP.HCM phải làm bài kiểm tra lại môn tiếng Anh trong đợt thi cuối học kỳ 1. ...

Mới nhất