Trang chủNewsKinh tếKhủng hoảng của Boeing đe dọa đến phát triển của hàng không...

Khủng hoảng của Boeing đe dọa đến phát triển của hàng không toàn cầu


Nếu hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ tiếp tục để mất thị phần vào tay đối thủ Airbus thì toàn bộ chuỗi cung ứng và các hãng hàng không đều chịu tác động tiêu cực.

Trong khi các xưởng lắp ráp của hãng sản xuất máy bay đến từ châu Âu – Airbus, đang hoạt động hết công suất để đáp ứng đơn đặt hàng cho 7.197 chiếc máy bay Airbus A320 thân hẹp thì đối thủ là Boeing lại đang chìm trong khủng hoảng. Airbus A320 là dòng máy bay bán chạy nhất của hãng Airbus.

Vụ việc cửa chiếc máy bay của hãng hàng không Alaska Airlines (Mỹ) bị bung ra khi đang bay trên không vào ngày 5/1/2024 đã làm dấy lên những lo ngại về độ an toàn đối với dòng máy bay Boeing 737 Max. Dòng máy bay này là nguồn thu chính cho mảng máy bay thương mại của Boeing và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Airbus A320.

Khủng hoảng của Boeing đe dọa đến phát triển của hàng không toàn cầu- Ảnh 1.
Khủng hoảng của Boeing đe dọa đến phát triển của hàng không toàn cầu- Ảnh 2.

Các nhân viên cứu hộ tại hiện trường vụ rơi máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines vào năm 2019. Đây là vụ rơi máy bay thứ hai có liên quan đến dòng Max 737 của Boeing, sau vụ đầu tiên vào năm trước đó với hơn 100 nạn nhân (ảnh trái); một điều tra viên xem xét chiếc máy bay bị bung cửa giữa chuyến bay của hãng hàng không Alaska Airlines. Vụ việc đã khiến các máy bay dòng Max 9 của Boeing tạm thời bị cấm cất cánh. Ảnh: AP

Đây là sự cố mới nhất của của tập đoàn trị giá hàng trăm tỷ đô-la này. Vào năm 2018 và 2019, dòng máy bay 737 Max 8 liên quan đến hai vụ tai nạn khiến tổng cộng 346 người thiệt mạng. Phiên bản dài hơn là Max 9 cũng đã từng bị không cho phép cất cánh trước khi được các nhà chức trách Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm một vài tuần trước.

Các cuộc điều tra về quy trình sản xuất tại Boeing và Spirit AeroSystems, đơn vị chế tạo thân máy bay cho các dòng Max, đang được tiến hành. Các nhà đầu tư của Boeing hiện đang đề nghị câu trả lời từ tập đoàn. Alaska Airlines và United Airlines, các hãng hàng không đặt mua nhiều máy bay Max 9 nhất, cũng đã đều chỉ trích hãng sản xuất máy bay.

Cuộc khủng hoảng của Boeing không chỉ ảnh hưởng đến vị thế dẫn đầu của hãng. Một số chuyên gia cân nhắc khả năng cán cân quyền lực đã nghiêng về phía Airbus trong thế cạnh tranh của 2 ông lớn vốn chi phối ngành hàng không này.

Khủng hoảng của Boeing đe dọa đến phát triển của hàng không toàn cầu- Ảnh 3.

Một chiếc Boeing 747 chở hành khách giữa New York và London vào năm 1970. Quyết định mạo hiểm của Boeing để sản xuất dòng máy bay này được cho là đã khiến cho việc di chuyển bằng đường hàng không dễ tiếp cận hơn bởi có sự cạnh tranh về chi phí và công nghệ giữa 2 hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing. Ảnh: Getty Images

Boeing – Airbus: Hai gã khổng lồ của bầu trời

Trên thế giới hiện nay, hầu như mọi máy bay thương mại đều được chế tạo bởi Airbus hoặc Boeing. Cuộc cạnh tranh xuyên Đại Tây Dương kéo dài 5 thập kỷ của hai hãng là nền tảng cho sự bùng nổ về số lượng khách bay và đã dẫn đến những đổi mới giúp giảm chi phí bay và mang du lịch đến gần hơn với công chúng.

Những chuyên gia trong ngành hang không cho rằng, thế giới cần sự mạnh mẽ của cả Boeing và Airbus. Đây là yếu tố sống còn cho “sức khỏe” của ngành hang không thế giới. “Có một Boeing mạnh mẽ và một Airbus mạnh mẽ là hoàn toàn cần thiết. Việc cả hai hãng này đều khỏe để phải cạnh tranh với nhau, không chỉ kéo giảm chi phí mà còn có ý nghĩa quan trọng cả về phát triển công nghệ”, ông Michael O’Leary, Giám đốc điều hành Ryanair, một trong những khách hàng lớn nhất của Boeing, nói.

Khủng hoảng của Boeing đe dọa đến phát triển của hàng không toàn cầu- Ảnh 4.

Thế nhưng kỳ vọng trên hiện đang phụ thuộc khả năng xoay chuyển tình thế của Boeing trước có sự cố vừa qua. Nếu không thành công, chuỗi cung ứng của ngành và các hãng hàng không sẽ gánh chịu hậu quả. “Đã có sự thay đổi về quyền lực: Airbus đang bán nhiều hơn gấp hai lần Boeing đối với thị trường máy bay thân hẹp”, nhà phân tích Ron Epstein của ngân hàng Bank of America cho biết.

Theo công ty phân tích hàng không Cirium, đến năm 1999, Airbus đã chiếm 50% thị phần trong thị trường máy bay một lối đi, chủ yếu nhờ dòng A320 nổi tiếng, với chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào năm 1987. Kể từ đó, hãng sản xuất máy bay châu Âu đã bổ sung các biến thể mới cho dòng máy bay, bao gồm A320neoA321neo, có động cơ tiết kiệm hơn. Đây là một đặc điểm quan trọng đối với các hãng hàng không muốn tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải carbon.

Khủng hoảng của Boeing đe dọa đến phát triển của hàng không toàn cầu- Ảnh 5.

Sự ra mắt của A320neo và việc gần như mất đi một khách hàng độc quyền là hãng hàng không American Airlines đã thúc đẩy Boeing tung ra phiên bản cải tiến của dòng 737 bán chạy nhất với tên gọi 737 Max vào năm 2011. Max không chỉ có hàng sớm hơn mà còn có động cơ tiết kiệm nhiên liệu giống như A320neo để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng đặt mua.

Tuy nhiên vụ việc hai chiếc máy bay Max 8 bị rơi đã dẫn đến việc toàn bộ các máy bay thuộc dòng này bị ngừng hoạt động trong gần hai năm kể từ tháng 3 năm 2019. Kết hợp với những gián đoạn do đại dịch gây ra, khiến hoạt động hàng không quốc tế gần như đình trệ, Boeing đã hứng chịu nhiều thiệt hại dẫn đến việc Airbus thống trị thị trường máy bay thân hẹp.

Ông Aengus Kelly, Giám đốc điều hành của AerCap, công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới, cho biết: “Thị phần đã chuyển mạnh sang Airbus với việc ra mắt A320neo. Điều đó sẽ không thay đổi. Bởi vậy, Boeing nên tập trung vào thế hệ máy bay tiếp theo và xây dựng một “đối thủ nghiêm túc” để cạnh tranh với bất kỳ sản phẩm nào mà Airbus có thể cho ra mắt.

Khủng hoảng của Boeing đe dọa đến phát triển của hàng không toàn cầu- Ảnh 6.

Tương lai của ngành hàng không thế giới

Những khó khăn của Boeing đã làm sống lại cuộc tranh luận về việc liệu có những đối thủ cạnh tranh mới đủ sức thách thức thế độc quyền lâu dài giữa hãng sản xuất Mỹ và châu Âu hay không.

Một đối thủ tiềm năng đã được nhắc đến từ lâu là Comac, một hãng sản xuất máy bay Trung Quốc. Được hậu thuẫn lớn, Comac có hy vọng sẽ chiếm lĩnh được một phần thị trường hàng không thương mại toàn cầu với dòng máy bay chở khách thân hẹp C919.

“Việc nội địa hóa quá trình sản xuất máy bay sẽ diễn ra nhanh hơn mọi người nghĩ”, Fu Shan, giáo sư tự động hóa tại Đại học Giao thông Thượng Hải, đơn vị có nhóm nghiên cứu tham gia thử nghiệm tiêu chuẩn cho C919, cho biết. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về khả năng Comac trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai gần.

Nhưng vẫn còn những đối thủ tiềm năng khác. Chẳng hạn, tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Brazil là Embraer có thể được khuyến khích tham gia vào thị trường hàng không dân dụng. Embraer là nhà sản xuất máy bay lên tới 120 chỗ ngồi dành cho các chuyến bay ngắn hàng đầu trong khu vực.

Khủng hoảng của Boeing đe dọa đến phát triển của hàng không toàn cầu- Ảnh 7.

Chuyến bay thương mại thứ hai của chiếc máy bay C919 của Comac, công ty hàng không Trung Quốc. Comac được cho là sẽ tạo ra thách thức đầu tiên đối với thế “độc quyền kép” sau hàng thập kỷ. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên nhiều người cho rằng Embraer sẽ thận trọng trong việc đối đầu với hai gã khổng lồ của ngành hàng không. Bombardier, công ty công nghiệp hàng đầu trước đây của Canada, đã gần như phá sản khi cố gắng cạnh tranh bằng một dòng máy bay một lối đi nhỏ – C-series.

Tất cả những dấu hiệu này cho thấy sẽ không có sự cạnh tranh thực sự nào trong thời gian tới. Ông Nick Cunningham đến từ Agency Partners, một công ty tư vấn ở London, cho biết: “Thế độc quyền của hai công ty đang hoạt động tốt. Hiện tại chưa có đối thủ cạnh tranh nào đáng để nói đến”.

Một số người theo dõi Boeing lâu năm tin rằng cách duy nhất để tập đoàn lấy lại thị phần là tung ra một loại máy bay một lối đi mới. Tuy nhiên Boeing cho biết họ không có kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho đến giữa những năm 2030 vì họ tin rằng các mẫu mới sẽ không đạt đủ mức tiết kiệm nhiên liệu mong muốn”.

Hiện tại, Boeing có thể trông đợi vào việc các hãng hàng không đang cần máy bay phục vụ thị trường của họ khi nhu cầu đi lại của hàng không tiếp tục tăng lên. Trong khi đó, Airbus đã kín đơn đặt hàng cho đến năm 2030. Đây chính là cơ hội để Boeing có thể xoay sở vượt qua thời kỳ khó khăn.

Nguồn: Financial Times



Nguồn

Cùng chủ đề

Vietjet nhận giải thưởng lớn về công nghệ số

Vietjet vừa được vinh danh tại Giải thưởng ASOCIO DX Award ghi nhận các sáng kiến và giải pháp công nghệ số trong việc xây dựng hệ sinh thái số và cải thiện trải nghiệm người dùng. ...

Hệ thống AI giúp máy bay ‘ứng phó’ nhiễu động

Nhiễu động không khí ảnh hưởng đến máy bay có thể trở thành dĩ vãng nhờ một hệ thống AI mới giúp các phương tiện bay học cách điều chỉnh theo sự nhiễu động chỉ trong vài phút. Các nhà khoa học thuộc Đại...

Nguyên nhân ban đầu vụ máy bay chở 265 người bốc cháy ngùn ngụt trên trời ở độ cao hàng nghìn mét

GĐXH - Ngọn lửa bùng lên dữ dội từ động cơ trong khi máy bay Boeing 787 của Hainan Airlines đang ở độ cao hàng ngàn mét và phải quay lại nơi xuất phát ở Rome. ...

Lộ diện nhà ga gần 11.000 tỷ đồng của sân bay Tân Sơn Nhất

TPO - Sau gần hai năm xây dựng, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã lộ diện với các hạng mục quan trọng như mái nhà, các tầng hầm và nổi, khu thương mại, cầu cạn... 11/11/2024 | 12:59 TPO - Sau gần hai...

Vietnam Airlines tiếp tục được vinh danh là Thương hiệu quốc gia

Vietnam Airlines được Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu quốc gia vinh danh là doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Chất lượng dịch vụ cũng là cơ sở để hãng được công nhận là "Hãng hàng không quốc tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện thoại của học sinh. ...

Những sản phẩm tái sử dụng đặc sắc tại Triển lãm Doanh nghiệp xanh 2024

15 doanh nghiệp tiên phong đổi mới đang tham gia trưng bày các giải pháp bền vững tại Đại học RMIT cơ sở Hà Nội. Đáng chú ý, ngay cả các gian hàng triển lãm cũng thể hiện...

Áp lực chạy theo trào lưu trong giới trẻ

Mỗi ngày, hàng loạt xu hướng mới về thời trang, phong cách sống, thậm chí là cách suy nghĩ được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội. Với mong muốn được công nhận và nỗi sợ...

VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu

Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3...

Bài đọc nhiều

IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt Nam

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt NamTập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. ...

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển quan hệ bền vững Việt Nam – Hoa Kỳ

Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ được phối hợp tổ chức bởi Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Đại học Troy (Hoa Kỳ), với sự bảo trợ truyền thông của Tạp chí kinh tế Việt Nam - VnEconomy. Sự kiện là một phần trong chuỗi hoạt động quan trọng kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của Trường Đại học Kinh tế - Đại học...

Đầu tư căn hộ Expert Home chỉ 1,1 tỷ/căn tại VIC Grand Square

Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. ...

Cùng chuyên mục

Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 12/11, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Tuy nhiên, lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index rơi nhẹ 0,32% xuống 2.150 điểm. Trên thị trường nông sản, có đến 6 trên 7 mặt hàng chìm trong sắc đỏ, trong đó dầu đậu tương dẫn dắt đà giảm với gần 4%. ...

King Coffee tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường ở Trung Quốc

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - CEO King Coffee - đã gặp gỡ các đơn vị đối tác tiềm năng tại Trung Quốc, đồng thời giới thiệu các cơ hội hợp tác để King Coffee có thể mở rộng thị trường tại đất nước tỷ dân. Từ ngày 5 - 9/11/2024, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có cơ hội tham gia tại chuỗi sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng...

Ngân hàng “chạy đua” hút tiền gửi

(ĐCSVN) - Khi lãi suất tiết kiệm nhích tăng vào cuối năm, các ngân hàng tăng tốc huy động vốn, thu hút dòng tiền nhàn rỗi của người dân. Với nền kinh tế còn nhiều biến động và các kênh đầu tư khác chưa ổn định, gửi tiết kiệm trở thành phương án an toàn mà nhiều người lựa chọn, đồng thời hỗ trợ ngân hàng đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng...

MediaMart Siêu sale đến 50%, cơ hội săn deal sốc độc quyền

Từ ngày 12/11 đến hết ngày 17/11, MediaMart đồng loạt sale sốc nghìn sản phẩm trong chương trình “Siêu sale giảm to 50%”. Theo đó, tivi sale đậm chỉ từ 9,99 triệu; tủ lạnh sale giảm kịch sàn chỉ từ 5,49 triệu; máy giặt giá quá rẻ chỉ từ 5,59 triệu; gia dụng lên sàn chỉ từ 499.000 đồng; laptop giảm mạnh chỉ từ 9,79 triệu; iPhone chỉ từ 13,29 triệu...Mời quý khách tới tham quan các gian...

Tiếp đà tăng mạnh, trong nước tiến gần mốc 110.000 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 13/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, cà phê Arabica 13/11/2024. Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 13/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay tăng mạnh 2.700 đồng/kg nằm trong khoảng 109.300-109.900 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên...

Mới nhất

Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 12/11, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Tuy nhiên, lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index rơi nhẹ 0,32% xuống 2.150 điểm. Trên thị trường nông sản, có đến 6 trên 7 mặt hàng chìm...

Phú Thọ nỗ lực thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Qua đó, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần nâng...

Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 13/11, cả dầu Brent và WTI đều “neo” ở mức giá đạt được trong phiên giao dịch trước. Giá dầu gần như đi ngang khi kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11. Đồng USD tăng gây áp lực lên giá dầu.

‘Thi thử cho biết’, trở thành quán quân Thủ lĩnh sinh viên TP.HCM

19 tuổi, Đỗ Hoài Nam hiện là phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), trở thành quán quân Thủ lĩnh sinh viên TP.HCM 2024. ...

Mới nhất