Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo...

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam


Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng Luật Nhà giáo, lần đầu tiên, Hội thảo tham vấn quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về Khung chính sách và pháp lý dành cho nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam đã được tổ chức.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục, cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của Liên hợp quốc và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam.

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam
Hội thảo tham vấn quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại Hà Nội)

Các chuyên gia từ UNESCO Hà Nội, Trụ sở chính của UNESCO, Ban Phát triển nhà giáo của UNESCO và Đại diện Lực lượng đặc nhiệm quốc tế về giáo viên vì giáo dục 2030 do UNESCO chủ trì và đại diện từ Đại học Sư phạm Thượng Hải đã tham gia và đóng góp chuyên môn cho Hội thảo.

Với mục tiêu đảm bảo nền giáo dục chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người để đảm bảo tính cạnh tranh của quốc gia, hạnh phúc và an sinh của người dân cũng như hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho nhà giáo thông qua việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo.

Hiện nay, Luật Nhà giáo đã được Chính phủ Việt Nam trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ XVIII, Quốc hội khóa XV (diễn ra trong tháng 10-11/2024), dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa XV (tháng 6/2025).

Luật Nhà giáo nếu được Quốc hội Việt Nam thông qua kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi để nhà giáo phát huy tối đa tiềm năng của mình và đóng góp hiệu quả vào công cuộc đổi mới giáo dục quốc gia ở đất nước đang thay đổi nhanh chóng này.

Trong quá trình đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tham vấn với UNESCO – cơ quan chuyên môn về giáo dục của Liên hợp quốc và Lực lượng đặc nhiệm giáo viên quốc tế vì giáo dục 2030 do UNESCO chủ trì về bối cảnh toàn cầu và khu vực của công việc chuyển đổi của nhà giáo. Các tài liệu tham vấn chuyên môn gồm hướng dẫn quốc tế liên quan, nghiên cứu và kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách cho nhà giáo từ các quốc gia thành viên và các trung tâm nghiên cứu.

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam
Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp, khuyến nghị liên quan đến nhà giáo để đáp ứng nhu cầu quốc gia, đồng thời phù hợp với xu hướng và tầm nhìn, dự báo ở cấp độ toàn cầu. (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại Hà Nội)

Thông qua các bài thuyết trình của các chuyên gia UNESCO, những người tham dự đã có được cái nhìn tổng quan về vai trò của nhà giáo ngày nay.

Trong một khế ước xã hội mới về giáo dục, người giáo viên phải được đặt ở trung tâm và nghề nghiệp của họ phải được đánh giá lại, hình dung lại như một nỗ lực hợp tác, làm nổi bật tri thức mới, mang lại sự chuyển đổi về giáo dục và xã hội.

Các đại biểu cũng được giới thiệu về Hướng dẫn xây dựng Chính sách nhà giáo, một công cụ hữu ích và thiết thực để định hướng cho việc xây dựng hoặc xem xét các chính sách quốc gia về nhà giáo thông qua việc giải quyết các thành tố khác nhau trong chính sách nhà giáo; cách các thành tố này tác động lẫn nhau, góp phần xây dựng chính sách quốc gia về nhà giáo nói riêng và chiến lược phát triển quốc gia nói chung.

Những vấn đề thực tế hơn mà nhà giáo trên thế giới nói chung và ở một số quốc gia nói riêng đang phải đối mặt cũng được nêu ra và thảo luận trong Báo cáo toàn cầu về nhà giáo do UNESCO và Lực lượng đặc nhiệm quốc tế về nhà giáo vì giáo dục 2030 khởi xướng. Trường hợp cụ thể về Luật Nhà giáo của Trung Quốc cũng được Giáo sư Li Tingzhou, Đại học Sư phạm Thượng Hải chia sẻ.

Mỗi cuộc thảo luận nhóm đều được tổng kết bằng nội dung thảo luận sôi nổi về tính liên quan của các kinh nghiệm quốc tế đối với việc xây dựng khung chính sách và pháp lý nhà giáo tại Việt Nam.

Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp, khuyến nghị liên quan đến nhà giáo để đáp ứng nhu cầu quốc gia, đồng thời phù hợp với xu hướng và tầm nhìn, dự báo ở cấp độ toàn cầu.

Trao đổi về quá trình soạn thảo Luật Nhà giáo và xin ý kiến ​​đóng góp, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ:

“Luật Nhà giáo đã và đang được soạn thảo kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu và tham vấn rộng rãi để đảm bảo tạo động lực và củng cố tất cả nhà giáo trở thành những lực lượng có trình độ, tận tụy, có trách nhiệm và thành thạo trong nghề này, cho dù họ ở đâu. Chúng tôi đánh giá cao những cuộc đối thoại như vậy với những người tham gia trong nước và quốc tế thông qua hội thảo hôm nay”.

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam
Quang cảnh Hội thảo. (Nguồn: Văn phòng UNESCO tại Hà Nội)

Trao đổi về chương trình Hội thảo, bà Miki Nozawa, Trưởng ban Giáo dục, UNESCO Việt Nam cho biết: “Hội thảo là minh chứng sống động cho cam kết chung của UNESCO và Bộ GD&ĐT trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý tại Việt Nam – một đất nước đang thay đổi nhanh chóng.

Bà Valerie Djioze-Gallet, đại diện Ban Phát triển nhà giáo (Trụ sở chính của UNESCO) khẳng định, UNESCO hoan nghênh chương trình nghị sự hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường các chính sách và luật pháp dành cho nhà giáo; sẵn sàng phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội tiếp tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam nhằm giải quyết các thách thức, như việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và minh chứng liên quan đến nhà giáo, tình trạng thiếu hụt nhà giáo và phát triển chuyên môn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Dự kiến giới hạn mức điểm cộng các chứng chỉ ngoại ngữ

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh sửa đổi, Bộ GD&ĐT yêu cầu điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn phải được quy đổi về một thang điểm chung, thống nhất với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, có hai cách để tiến hành xét tuyển chương trình, ngành hoặc nhóm ngành đào tạo sử dụng nhiều phương...

Thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo qua khung chính sách

Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho nhà giáo thông qua việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo.

Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo

Hội thảo là minh chứng cho cam kết chung của UNESCO và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của Nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý...

Cần có biện pháp quản lý, loại bỏ biến tướng trong dạy thêm

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được trình Quốc hội xem xét, trong đó vấn đề dạy thêm được dư luận đặc biệt quan tâm. ...

Vì sao Bộ Giáo dục và Đào tạo siết xét tuyển sớm không quá 20%?

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đưa ra giới hạn xét tuyển sớm không quá 20% chỉ tiêu nhằm tạo sự công bằng giữa các thí sinh khi tham gia ứng tuyển. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo...

Ngày 27/11, Bộ Công an và UN Women khai mạc Triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật nhân tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới tại Bảo tàng Công an nhân dân.

Khu di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Khu di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại Thái Nguyên là nơi ghi dấu lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, biểu tượng cho tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Khu di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng – ‘cái nôi’ của nền báo chí cách mạng Việt Nam

Khu di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại Thái Nguyên là nơi ghi dấu lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, biểu tượng cho tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Trung Quốc xây lắp kính viễn vọng vô tuyến “khủng” nhất thế giới

Trung Quốc đang trong quá trình xây lắp kính viễn vọng vô tuyến có thể điều khiển hoàn toàn lớn nhất thế giới, đặt tại thành phố Hoa Điện, tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc nước này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Hoa Kỳ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam trong những lĩnh vực ưu tiên.

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Khởi công dự án 300 tỉ đồng tại làng Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết tại P.Hòa Quý (TP.Đà Nẵng) - Điện Ngọc (Quảng Nam) với vốn đầu tư hơn 300 tỉ đồng. ...

Cùng chuyên mục

Xét tuyển sớm: Mất công bằng, rối loạn hệ thống

Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng xét tuyển sớm khiến thí sinh lơ là việc học và mất công bằng. Nhiều ý kiến cho rằng các trường vơ vét thí sinh. Chiều 26-11, tại Trường đại học...

Có nên khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20%?

Xét tuyển sớm gồm nhiều phương thức khác nhau, không chỉ có xét học bạ THPT, nên việc khống chế xét tuyển sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến thí sinh và công tác tuyển sinh của các trường đại học. ...

Ấn tượng một trường tiểu học ở Cần Thơ

(NLĐO)- Trường Tiểu học Bình Thủy ở TP Cần Thơ 2 năm liền có học sinh đoạt giải cao trong cuộc thi Robothon quốc tế. ...

Trường học xây dựng văn hóa học đường qua những hàng cây ‘biết nói’

Dưới mỗi thân cây, gốc cây tại ngôi trường này đều là những thông điệp, lời hay ý đẹp, góp phần hình thành nên nét văn hóa của trường học. Nhiều ý kiến cho rằng không gian văn hóa học đường nên được hình thành và thiết lập ở ngay trong lớp học. Tuy nhiên, với Trường Tiểu học Giao Lạc (Giao Thuỷ, Nam Định), ngoài lớp học, thư viện, câu lạc bộ, giờ học ngoại khóa, thể dục thể...

Gần 2.000 học sinh Quảng Ninh có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ

Năm 2024, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT) tại Quảng Ninh tiếp tục được chú trọng. Tỉnh thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, công dân học tập, cộng đồng học tập. Quảng Ninh không chỉ xây dựng thành công các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, công dân học tập, cộng đồng học tập,...

Mới nhất

Hyundai Thành Công Việt Nam đồng hành cùng Vnexpress Marathon Ha Noi Midnight 2024 Hyundai Thanh Cong Cup

Hyundai Thành Công Việt Nam là đối tác chính của VnExpress Marathon Hanoi Midnight 2024 – Hyundai Thanh Cong Cup. Đây là giải đấu thứ 4 của VnExpress Marathon tại Thủ đô ngàn năm văn hiến, runner sẽ tận hưởng cảm giác se lạnh và ngắm nhìn một Hà Nội khác biệt về đêm từ  00h05’ ngày 24/11. Được tổ...

Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự...

Đội Công binh số 3 Việt Nam đảm bảo năng lực toàn diện khả năng vận hành các loại trang thiết bị

Đoàn công tác của phái bộ An ninh lâm thời Liên Hiệp Quốc tại khu vực Abyei (UNISFA) đánh giá cao công tác bảo quản, bảo trì các loại trang thiết bị của Đội Công binh Việt Nam và đã hoàn thành tốt các nội dung, yêu...

Xét tuyển sớm: Mất công bằng, rối loạn hệ thống

Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng xét tuyển sớm khiến thí sinh lơ là việc học và mất công bằng. Nhiều ý kiến cho rằng các trường vơ vét thí sinh. ...

Gần 50 người ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu

Gần 50 người dân ở Vũng Tàu phải nhập viện cấp cứu sáng 27-11, nghi ngộ độc bánh mì. Trưa 27-11, bác sĩ Trần...

Mới nhất

Men say cuộc sống