Đây là cảnh tượng thường thấy ở các di sản trên khắp Trung Quốc. Mặc dù không chắc chắn rằng những bộ cổ trang được thiết kế đúng với lịch sử, nhưng chúng vẫn lấy cảm hứng từ hội họa, sân khấu và nghệ thuật Trung Quốc, đặc biệt là thời nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
Trong thời gian này, Trung Quốc mở rộng đế chế của mình, nghệ thuật và hội họa phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là quần áo và hàng dệt may. Đàn ông và phụ nữ đều mặc áo choàng lụa dài thêu công phu. Điểm khác biệt là phụ nữ đội tóc giả đính hoa, ngọc trai và đá quý.
Nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911 nhưng người ta vẫn thường thấy cả gia đình diện trang phục thời nhà Thanh trong nhiều thập kỷ sau đó, một số là đồ tự làm, một số khác là đồ thuê từ những người bán hàng tại các buổi chụp hình.
Nhiều phim cổ trang nổi tiếng, kết hợp với sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội, đã thúc đẩy cơn sốt này. Một số người tham gia hóa trang dựa trên ngoại hình của các nhân vật trong tiểu thuyết, vở kịch và bài thơ có từ nhiều thế kỷ trước.
Cả nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư đều bán quần áo mẫu cho các du khách. Những người khác trong trang phục hoàng tộc thay phiên nhau chụp ảnh bằng điện thoại. Một nhóm sinh viên từ Đại học Thanh Hoa đã ăn mừng lễ kết thúc học kỳ bằng một bộ ảnh mặc cổ trang.
Hoài Phương (theo AP)
Nguồn: https://www.congluan.vn/khung-canh-thoi-nha-thanh-duoc-tai-hien-boi-cac-du-khach-o-tu-cam-thanh-post310341.html