Trang chủMultimediaẢnhKhúc tráng ca hào hùng của quân và dân Hà Nội

Khúc tráng ca hào hùng của quân và dân Hà Nội

Khúc tráng ca hào hùng của quân và dân Thủ đô

Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị và văn hóa của Việt Nam mà còn là chứng nhân cho những trang sử hào hùng của dân tộc.

Hai trận chiến đấu lịch sử in đậm trong ký ức Thủ đô chính là 60 ngày đêm cùng toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-17/2/1947) và 12 ngày đêm chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (12/1972). Hai sự kiện này không chỉ là dấu son lịch sử, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Hà Nội.

“60 ngày đêm khói lửa” – khúc tráng ca của quân dân Thủ đô

Mùa Thu năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên nhẫn thương thuyết để ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9 trong năm 1946. Nhưng kẻ thù lại phản bội, trắng trợn gây hấn Việt Nam tại Nam Bộ rồi xé bỏ hai hiệp định nói trên bằng cách nổ súng tấn công Thủ đô Hà Nội vào đêm 19/12/1946.

Ngay trong đêm 19/12 đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi cả nước kháng chiến, thúc giục toàn dân đứng lên cứu nước: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.”

Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân cả nước đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu là cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội.

60 ngày đêm chiến đấu (từ 19/12/1946 đến 17/2/1947) trong lòng Hà Nội là bản hùng ca mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô quả cảm đã bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô thân yêu với lực lượng, vũ khí và trang bị rất chênh lệch so với kẻ thù.

Tuy có những bất lợi nhưng do đã được dự báo trước, quân và dân Thủ đô đã chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt cho cuộc chiến đấu. Các khu phố và liên khu phố đều thành lập các đội làm công tác cứu thương, tiếp tế, tình báo, giao thông, tản cư, địch vận, các tổ sản xuất và sửa chữa vũ khí, quân cụ…

ttxvn_ngay giai phong thu do 4.jpgTrước sự mong chờ của nhân dân Thủ đô, sáng 10/10/54, cánh quân của Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị tự vệ có sự giúp sức của thanh niên các địa phương, đã bí mật đào đắp công sự chiến đấu, đào giao thông hào, tạo chướng ngại vật, hình thành các chiến lũy ở các cửa ô và trên đường phố để ngăn cản cơ giới địch; đục lỗ bắn, đục tường thông giữa các nhà để cơ động chiến đấu. Nhiều gia đình đã ủng hộ toàn bộ đồ quý trong nhà như: Sập gụ, tủ chè, trường kỷ… để xây dựng chiến lũy… Các chiến sỹ Vệ quốc quân, Quyết tử quân, dân quân tự vệ đã làm lễ tuyên thệ với lời thề: “Sống chết với Thủ đô,” “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.”

Đúng 20 giờ 30 ngày 19/12, nhà máy điện Yên Phụ ngừng hoạt động, đèn trong thành phố đồng loạt vụt tắt. Ðó là hiệu lệnh mở đầu cuộc chiến đấu của quân, dân Hà Nội.

Ngay sau hiệu lệnh phát ra, từ các pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh, pháo binh ta bắn vào những nơi giặc Pháp đóng quân trong thành Hoàng Diệu, cùng một lúc các đơn vị phối thuộc của công an, tự vệ đồng loạt tấn công các vị trí địch đóng quân trong thành phố. Tất cả mọi người không phân biệt già, trẻ, gái, trai, học sinh, thầy giáo, trí thức, văn nghệ sỹ, ông chủ, người làm công… ai ai cũng hăng hái tham gia kháng chiến bảo vệ Thủ đô.

ttxvn_ngay giai phong thu do 2.jpgNhân dân nhiệt liệt đón chào lực lượng cơ giới Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào trong ngày tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Trong 60 ngày đêm, quân và dân Hà Nội với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã chiến đấu giành giật với địch từng mái nhà, góc phố, nhiều trận đánh đã đi vào lịch sử như: Trận Bắc Bộ Phủ (đêm 19, ngày 20/12/1946), trận nhà Sô/va (ngày 6/2/1947), trận chợ Đồng Xuân (ngày 14/2/1947)…

Tổng cộng trong hai tháng, quân và dân Hà Nội đã tiêu diệt trên 2.000 tên địch, phá hủy 53 xe quân sự trong đó có 22 xe tăng và xe thiết giáp, bắn rơi 7 máy bay, bắn cháy 2 canô… hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao, đánh bại âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não, đánh chiếm, làm chủ thành phố trong 24 giờ của thực dân Pháp.

Ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô sau khi dũng cảm kiên cường bảo vệ Thủ đô đã rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

Thắng lợi tại mặt trận Hà Nội có tác dụng quan trọng cổ vũ tinh thần, khí thế quân và dân các chiến trường toàn quốc và tạo điều kiện thuận lợi để cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một cách chủ động.

Đây cũng chính là thắng lợi đầu tiên, mở đầu cho các thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta sau này.

ttxvn_ngay giai phong thu do 3.jpgHàng vạn người dân Hà Nội tràn ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bên cạnh đó, cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô trong 60 ngày đêm đã một lần nữa thể hiện rõ “khí phách cha ông và hồn thiêng sông núi,” làm rạng rỡ thêm hào khí Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội; thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, cốt cách, tâm hồn người Hà Nội: thanh lịch, hào hoa, yêu chuộng hòa bình nhưng cũng quật cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh, hiến dâng tất cả vì nền độc lập, tự do của dân tộc; tiêu biểu cho truyền thống “Cả nước đánh giặc, toàn dân ra trận” với tinh thần “thà chết chứ không chịu làm nô lệ.”

Hình ảnh những chiến sỹ cảm tử quân Hà Nội “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc; qua đó, góp phần làm bùng cháy lên ngọn lửa yêu nước trên toàn quốc, tạo nên sức mạnh to lớn để “Thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” như khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

“Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”: Biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Năm 1954, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu,” đánh bại thực dân Pháp xâm lược, chấm dứt gần một thế kỷ chịu sự đô hộ, Việt Nam lại tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, cứu nước.

ttxvn_dien bien phu tren khong 8.jpg
Máy bay B-52 của Mỹ ném bom xuống các thành phố, làng quê miền Bắc Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta bước vào giai đoạn ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên đoán: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội.”

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân đội ta đã chủ động chuẩn bị lực lượng, tìm cách đánh sáng tạo, phù hợp, xây dựng thế trận phòng không nhân dân rộng khắp trên cả nước, vừa chiến đấu, vừa chi viện đắc lực cho chiến trường miền Nam, sẵn sàng đánh thắng không quân Mỹ khi chúng tấn công trên quy mô lớn, quyết tâm bảo vệ vững chắc vùng trời miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Bộ đội radar, bộ đội tên lửa đã phát huy tinh thần thông minh, sáng tạo, tích cực phối hợp nghiên cứu xây dựng nên cách đánh B.52. Bộ đội Không quân tranh thủ ngày đêm huấn luyện bay, rèn luyện tinh thần và kỹ năng chiến đấu, thực hành thành thạo chiến thuật “bí mật tiếp cận, tấn công bất ngờ, thoát ly thật nhanh” nhằm tiêu diệt các loại máy bay tiêm kích, cường kích, máy bay chỉ huy, dẫn đường, gây nhiễu…

ttxvn_dien bien phu tren khong 3.jpg

ttxvn_dien bien phu tren khong 4.jpg

ttxvn_dien bien phu tren khong 6.jpg

Bộ đội pháo cao xạ phối hợp với dân quân, tự vệ phòng không trên cả nước huấn luyện, sử dụng thành thạo đa dạng các loại súng, pháo phòng không, kể cả súng bộ binh, tinh thông chiến thuật… Các đơn vị đã kịp thời đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm về cách đánh và phòng tránh B.52 hiệu quả nhất để phổ biến cho toàn quân, toàn dân nhằm giảm tối đa tổn thất.

Đúng như Bác tiên đoán, ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 vào Hà Nội và Hải Phòng. Ngày 18/12/1972, nhiều tốp máy bay B.52 liên tiếp dội bom xuống các khu vực: sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm… Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội đã mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội-Điện Biên phủ trên không” lịch sử.

ttxvn_dien bien phu tren khong 2.jpg
Đường phố Hà Nội trong những ngày giặc Mỹ đánh phá ác liệt cuối tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)

Liên tiếp các ngày sau đó, đế quốc Mỹ huy động hàng trăm lượt máy bay chiến lược B.52, cùng nhiều lượt máy bay chiến thuật, máy bay tàng hình… ném bom, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành, như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Nhà máy cao su Sao Vàng, ga Hàng Cỏ, Sở công an, Nhà máy điện Yên Phụ, Bộ Giao thông…

Trong cái rét như cắt da cắt thịt, quân dân Thủ đô đã anh dũng, hiên ngang đánh trả quyết liệt. Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô đã bắn rơi và tiêu diệt được nhiều máy địch.

Với ý chí, niềm tin sắt đá, bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã cùng quân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không.”

Kết thúc 12 ngày đêm khói lửa, ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại trong đó có 34 máy bay B.52, đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ – đưa Hà Nội về thời kỳ “đồ đá,” viết nên bản tráng ca bất tử gây chấn động thế giới.

ttxvn_dien bien phu tren khong 7.jpg

Các chiến sỹ đại đội 3 đoàn X pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô mưu trí, dũng cảm, nổ súng kịp thời và chính xác, góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Để làm nên chiến thắng đó, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng còn có sức mạnh ý chí quyết chiến, quyết thắng, sự xả thân chiến đấu cho hòa bình, độc lập của Nhân dân Việt Nam. Góp phần không nhỏ để giữ bầu trời Hà Nội trong những ngày đêm khốc liệt ấy là những trận địa lửa của quân và dân Hà Nội.

Với chiến thắng lịch sử này, Chính phủ Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đồng thời tạo tiền đề cho cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

Hai trận chiến lịch sử – 60 ngày đêm kháng chiến chống thực dân Pháp và 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” – đã khắc sâu vào ký ức người Hà Nội và toàn dân tộc Việt Nam. Chúng là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của sự đoàn kết, bản lĩnh kiên cường và tinh thần yêu nước bất diệt.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là dịp để chúng ta ôn lại, tự hào và nhắc nhở về những giá trị vững bền mà ông cha ta đã để lại. Đó cũng là động lực để thế hệ hôm nay tiếp tục xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội thành thành phố hiện đại, giàu mạnh, xứng đáng với tầm vóc của một trung tâm văn hóa và lịch sử của dân tộc./.

Infographics_giai phong thu do.jpg

(Vietnam+)
Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/khuc-trang-ca-hao-hung-cua-quan-va-dan-thu-do-post981099.vnp

Cùng chủ đề

Trưng bày hình ảnh quý về ngày tiếp quản Thủ đô

TPO - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), chiều 3/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ) tổ chức triển lãm “Hà Nội – Ký ức những ngày tiếp quản”. Triển lãm Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản chọn lọc giới thiệu gần 100...

70 năm Giải phóng Thủ đô: Trang trí các tuyến đường theo hướng trang trọng, tiết kiệm

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trang trí cây hoa, cây cảnh và tuyên truyền cổ động trực quan trên các tuyến phố, tuyến đường phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả. Thep đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường duy trì, vận hành đảm bảo chiếu sáng, cảnh quan trên từng khu phố chính, đặc biệt...

Tái hiện không gian phố cổ ngày Toàn quốc kháng chiến ở phố bích họa Phùng Hưng

Không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô (1947-1954) được tái hiện sinh động tại phố bích họa Phùng Hưng, mang đến nhiều cảm xúc cho công chúng. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, sáng 4-10, tại không gian bích họa...

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 1: Thành phố kiên cường và năng động

Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng sau hơn 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc mà còn là niềm tự hào lớn của nhân dân Việt Nam. Qua quá trình phát triển, Hà Nội đã trở thành một đô thị lớn bậc nhất, trung tâm về mọi mặt của đất nước và đoạt danh hiệu “Thành phố...

Thông xe đường Âu Cơ và Xuân Diệu chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sau khi đưa vào sử dụng, hai dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực giao thông, tăng cường khả năng kết nối giao thông đồng thời nâng cao năng lực phòng chống lũ của tuyến đê hữu Hồng, bảo vệ Thủ đô. Sáng 4/10, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển công trình và thông xe cầu vượt nút giao An Dương-Thanh Niên và dự án nâng cấp cải tạo đường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông xe đường Âu Cơ và Xuân Diệu chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sau khi đưa vào sử dụng, hai dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực giao thông, tăng cường khả năng kết nối giao thông đồng thời nâng cao năng lực phòng chống lũ của tuyến đê hữu Hồng, bảo vệ Thủ đô. Sáng 4/10, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển công trình và thông xe cầu vượt nút giao An Dương-Thanh Niên và dự án nâng cấp cải tạo đường...

Ánh Vương “cháy hết mình” tại Miss Asia Pacific International Vietnam 2024

Sau khi đến Manila, Philippines tham dự Miss Asia Pacific International Vietnam 2024, Ánh Vương đã nhanh chóng tạo ấn tượng với các đại diện thông qua các những hoạt động giao lưu, chia sẻ văn hóa. Đặc biệt, Ánh Vương đã cùng các thí sinh quay video “Xin chào Việt Nam.” Đây không chỉ là lời chào mà còn góp phần giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc...

Thủ tướng chủ trì gặp mặt doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn trân trọng hoan nghênh, chào đón các doanh nhân Việt Nam - những người đầy tài năng, tâm huyết, có ý thức sâu sắc và đúng đắn về trách nhiệm then chốt, vai trò tiên phong của mình trong góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế của...

Bài 1: Sen hồng, dừa xanh thành sản phẩm kinh tế du lịch

Trong khi đó, với tỉnh Trà Vinh, một trong các hoạt động du lịch, văn hóa, xúc tiến thương mại nổi bật là Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội năm 2024 được tổ chức vào cuối tháng 8. Theo ông Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, hiện nay, huyện Cầu Kè là nơi tập...

Đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Pháp lên một tầm cao mới

Trên chặng đường hơn 50 năm qua, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Pháp ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu, hợp tác toàn diện, phong phú, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Pháp vào ngày 6 và 7/10/2024. Đây là chặng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng: “Không có doanh nhân giỏi, đất nước không thể thịnh vượng”

(Dân trí) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của doanh nhân với sự phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng nếu không có đội ngũ doanh nhân giỏi, dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước không thể thịnh vượng. Sáng 4/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp của Thường trực Chính phủ với các đại diện 200 doanh nhân, đại diện doanh nghiệp tiêu biểu nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Dòng chảy...

Than đá, bột gạo đưa họa sĩ Việt tới với giải thưởng hội họa nổi tiếng của khu vực Đông Nam Á

Họa sĩ Nguyễn Việt Cường và tác phẩm Flow (Dòng chảy) VTV.vn - Nghệ sĩ Nguyễn Việt Cường sẽ tiếp tục tranh tài với các nghệ sĩ thắng giải ở các nước trong khu vực để chinh phục một trong những cuộc thi nghệ thuật uy tín hàng đầu. Thông qua tác phẩm Dòng Chảy, nghệ sĩ Nguyễn Việt Cường đã khéo léo sử dụng hai vật liệu bản địa là than đá và bột gạo để khắc họa câu chuyện về tài...

Thông tin mới về ‘siêu cảng’ Cần Giờ gần 130.000 tỷ đồng

TPO - Theo lộ trình được Chính phủ đặt ra, trong năm nay thẩm định, trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, năm 2025 tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản số 746/TTg-CN về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Để sớm tổ chức triển khai đầu tư xây dựng bến cảng, Phó Thủ tướng...

Đánh thức di sản ‘miền mây trắng’

Xứ Đoài là từ chỉ vùng đất phía Tây Thủ đô, nơi có đỉnh Ba Vì quanh năm mây trắng. Nhà thơ Quang Dũng, người con của vùng đất này đã viết: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương”. Trong văn hóa Việt Nam, không phải vùng đất nào cũng coi là vùng đất “văn hiến”. Văn hiến dùng để gọi những vùng đất có truyền thống lịch sử-văn hóa lâu đời,...

Cốm – từ thức quà của lúa non đến “combo” mùa thu Hà Nội

Cốm sánh đôi cùng những thức uống dân dã như trà chanh, cà phê trứng... đem đến trải nghiệm ẩm thực thú vị giữa mùa thu Hà Nội. Xôi cốm mang phong vị mùa thu Hà Nội. Ảnh: Hà Bi Nhắc đến cốm, người yêu thơ văn vẫn thường nhớ ngay tới tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943) của Thạch Lam. Cốm là thứ quà thường ngày,...

Cùng chuyên mục

Trưng bày hình ảnh quý về ngày tiếp quản Thủ đô

TPO - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), chiều 3/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ) tổ chức triển lãm “Hà Nội – Ký ức những ngày tiếp quản”. Triển lãm Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản chọn lọc giới thiệu gần 100...

70 năm Giải phóng Thủ đô: Trang trí các tuyến đường theo hướng trang trọng, tiết kiệm

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trang trí cây hoa, cây cảnh và tuyên truyền cổ động trực quan trên các tuyến phố, tuyến đường phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả. Thep đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường duy trì, vận hành đảm bảo chiếu sáng, cảnh quan trên từng khu phố chính, đặc biệt...

Tái hiện không gian phố cổ ngày Toàn quốc kháng chiến ở phố bích họa Phùng Hưng

Không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày tiếp quản Thủ đô (1947-1954) được tái hiện sinh động tại phố bích họa Phùng Hưng, mang đến nhiều cảm xúc cho công chúng. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, sáng 4-10, tại không gian bích họa...

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 1: Thành phố kiên cường và năng động

Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng sau hơn 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc mà còn là niềm tự hào lớn của nhân dân Việt Nam. Qua quá trình phát triển, Hà Nội đã trở thành một đô thị lớn bậc nhất, trung tâm về mọi mặt của đất nước và đoạt danh hiệu “Thành phố...

Phương án vốn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

VTV.vn - Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đầu tư theo hình thức đầu tư công gồm cả vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay. Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định vào Kỳ họp thứ 8 vào cuối tháng này. Đây là...

Mới nhất

Trả lại 200.000 đồng cho học sinh giỏi trong vụ ký nhận tiền nhưng chỉ nhận vở

Ông Nguyễn Bá Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Thái Phiên cho biết, học sinh giỏi khối 10 và 11 năm học 2022-2023 đã được nhận lại tiền.  Nhà trường đã giao giáo viên chủ nhiệm trực tiếp trả lại tiền cho học sinh. Với các em vừa ra trường, giáo viên chủ nhiệm liên lạc với các em đến...

Petrovietnam kiến nghị bổ sung quy định về thương nhân bao tiêu sản phẩm xăng dầu

Tại Hội nghị trao đổi, thống nhất ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì diễn ra vào chiều ngày 2/10, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự thống nhất theo quan điểm của Ban soạn thảo. Hội...

Huyện đầu tiên của Đắk Lắk “sân khấu hóa” công tác giảm nghèo cuốn hút người xem

UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thi "Tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn...

70 năm Giải phóng Thủ đô: Trang trí các tuyến đường theo hướng trang trọng, tiết kiệm

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trang trí cây hoa, cây cảnh và tuyên truyền cổ động trực quan trên các tuyến phố, tuyến đường phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả. Thep đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo các đơn...

Mới nhất