Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo...

Không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế


Hôm qua 13.5 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted và Tạp chí Tia sáng (Bộ KH-CN) đã tổ chức tọa đàm “Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc”.

Ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KH-CN, cho rằng đầu tư, tài trợ của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học theo hướng tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh

Ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KH-CN, cho rằng đầu tư, tài trợ của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học theo hướng tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh

ƯU TIÊN CÁC ĐỀ TÀI CÓ TÍNH DÀI HƠI

Tọa đàm là diễn đàn trao đổi giữa các nhà khoa học và nhà quản lý về vấn đề xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc, các tiêu chí đánh giá, các chính sách tài trợ cũng như các đề xuất chính sách. Ban tổ chức kỳ vọng ý kiến của các diễn giả và cử tọa tại tọa đàm là những thông tin quan trọng để các nhà quản lý, doanh nghiệp hiểu được giá trị của các nhóm nghiên cứu mạnh với một nền khoa học, một quốc gia, và là gợi ý điều chỉnh các chính sách khoa học trong tương lai.

Tại hội thảo, ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KH-CN, đã chia sẻ quan điểm của bộ này về định hướng đầu tư, tài trợ của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học theo hướng tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, không đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế. Sự tăng trưởng về công trình công bố trên tạp chí quốc tế uy tín (sau đây gọi là bài báo quốc tế) trong thời gian qua là hệ quả của chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Nhà nước. Chính sách đầu tư đó giúp các nhà khoa học yên tâm, dù làm việc trong nước nhưng không bị tụt hậu (vẫn có công bố quốc tế) so với các đồng nghiệp ở nước ngoài.

Định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Nhà nước trong thời gian tới sẽ dành ưu tiên cho các nhà khoa học trẻ, các đề tài có tính dài hơi

Định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Nhà nước trong thời gian tới sẽ dành ưu tiên cho các nhà khoa học trẻ, các đề tài có tính dài hơi

Tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta mới chỉ tập trung vào việc giúp các nhà khoa học VN thể hiện mình đang hiện diện trên thế giới (thông qua việc xuất bản các bài báo quốc tế). Trong khi đó, muốn xây dựng được một nền khoa học – công nghệ thì cần phải phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.

“Nếu coi nền khoa học – công nghệ của quốc gia như một cơ thể thì các nhóm nghiên cứu mạnh như tế bào. Muốn có một cơ thể khỏe khoắn, phát triển thì từng tế bào phải lành mạnh, trong sáng, khỏe mạnh”, ông Trần Hồng Thái nói.

Trên quan điểm đó, định hướng đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học của Nhà nước thời gian tới sẽ có những ưu tiên phù hợp. Trước hết, việc đầu tư, tài trợ sẽ không ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu có tính dàn trải, không ưu tiên cho những công trình nghiên cứu chỉ có mục tiêu là có bài báo quốc tế. Việc đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học sẽ dành sự ưu tiên cho các nhà khoa học trẻ, cho các đề tài có tính dài hơi (5 năm/đề tài).

KINH PHÍ CHO KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ QUÁ ÍT

Tại tọa đàm, GS Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học VN, bày tỏ sự lo ngại về việc duy trì được một đội ngũ nhà khoa học có khả năng nghiên cứu trước khi chúng ta có thể có những nhóm nhà nghiên cứu mạnh. Do các viện nghiên cứu không có nguồn thu như các trường ĐH nên thu nhập của các cán bộ nghiên cứu chủ yếu dựa vào lương nhà nước (với khoản rất thấp, không đủ sống). Trong khi đó, đề tài được nhận tài trợ nghiên cứu của Quỹ Nafosted hiện nay rất ít (chỉ bằng nửa so với trước), khiến việc thu hút cán bộ trẻ tham gia nghiên cứu là rất khó khăn, cho dù ngay tại Viện Toán học VN đang có những hướng nghiên cứu rất mạnh, ngang tầm quốc tế. Vì thế, việc làm đầu tiên mà Nhà nước cần ưu tiên là duy trì được đội ngũ nhà nghiên cứu.

Theo GS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa, vướng mắc tại thời điểm này là kinh phí dành cho khoa học - công nghệ quá ít

Theo GS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa, vướng mắc tại thời điểm này là kinh phí dành cho khoa học – công nghệ quá ít

Mặt khác, muốn phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, phải có một chương trình quốc gia riêng cho việc này. Không thể giao việc này cho Quỹ Nafosted, do mức kinh phí dành cho quỹ hiện nay thì để duy trì sự phát triển lành mạnh nền khoa học quốc gia đã là không đủ. Giờ quỹ lại phải gánh thêm vai trò phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc nữa thì… “nguy hiểm”.

GS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa, cho rằng vướng mắc tại thời điểm này là kinh phí dành cho khoa học – công nghệ quá ít. Vì thế, không giải quyết được bài toán kinh phí thì sẽ không có nền khoa học như mong đợi. Giải pháp đột phá cần được thể hiện ở chính sách cụ thể, đó là đầu tư cho khoa học – công nghệ.

CẦN NHỮNG NHÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC GIỎI

GS Pierre Darriulat, cố vấn khoa học Phòng Vật lý thiên văn và vũ trụ, Trung tâm Vũ trụ VN, bày tỏ quan ngại khi Quỹ Nafosted (một mô hình tài trợ cho nghiên cứu khoa học thành công của Bộ KH-CN) thường xuyên bị đe dọa cắt giảm ngân sách. Nhưng tệ hại hơn việc bị cắt giảm ngân sách này là sự chồng chéo, kém hiệu quả trong quản lý khoa học. Năm 2020, Chính phủ từng có nghị quyết trong đó yêu cầu tái cơ cấu hệ thống nghiên cứu khoa học để giải quyết bài toán chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ, hành động thiếu đồng bộ, một số viện hoạt động kém hiệu quả, đánh giá và quản lý nhân lực chưa đạt yêu cầu, trình độ khoa học – công nghệ thấp so với khu vực. Tuy nhiên, nghị quyết này không được thực thi.

“Cần có một lãnh đạo mạnh mẽ và các nhóm làm việc nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan và đưa ra khuyến nghị”, GS Pierre Darriulat kiến nghị và bình luận thêm: “Chúng ta cần lãnh đạo có năng lực và chính trực. Chúng ta cần các ủy ban cố vấn gồm các thành viên có năng lực, trong đó có một số người từ nước ngoài, để theo dõi và đánh giá bối cảnh tổng thể và đưa ra các khuyến nghị phù hợp. Tóm lại, chúng ta cần thay đổi phong cách. Nếu không thay đổi phong cách, chúng ta không thể tiến bộ”.

GS Pierre Darriulat, cố vấn khoa học Phòng Vật lý thiên văn và vũ trụ, Trung tâm Vũ trụ, cho biết cần có một lãnh đạo mạnh mẽ và các nhóm làm việc nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan và đưa ra khuyến nghị VN.

GS Pierre Darriulat, cố vấn khoa học Phòng Vật lý thiên văn và vũ trụ, Trung tâm Vũ trụ, cho biết cần có một lãnh đạo mạnh mẽ và các nhóm làm việc nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan và đưa ra khuyến nghị VN.

PGS Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Hán Nôm, chia sẻ kinh nghiệm làm việc với một nhóm nghiên cứu xuất sắc (Cluster of Excellence) của Đức, để từ đó nêu ra một số vấn đề Bộ KH-CN lưu ý, trong đó có vấn đề đầu tư ngân sách dài hạn cho mỗi nhóm nghiên cứu xuất sắc (khoảng 5 – 7 năm cho mỗi đợt tài trợ), chứ không phải để các nhóm tự bơi theo cơ chế tự chủ. Và quan trọng, về mặt quản lý khoa học, cần làm sao để có chính sách hạn chế các nhà khoa học “phông bạt”, nhằm tăng cường và ưu tiên đầu tư cho nhóm nhà khoa học thực lực. “Tôi thấy ở VN đang cần nhà quản lý khoa học giỏi hơn là nhà khoa học giỏi”, PGS Nguyễn Tuấn Cường nói.

Cần hiểu đúng nhóm nghiên cứu mạnh

Theo GS Ngô Việt Trung, Viện Hàn lâm KH-CN VN (VAST) cũng đã bắt đầu có các đề tài phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh từ cách đây 3 năm, khi đó ông được “vận động” để đăng ký đề tài đầu tiên của nhóm nghiên cứu mạnh của VAST. Qua đó, GS Ngô Việt Trung thấy có nhiều bất hợp lý, trong đó nổi bật một vấn đề là việc hiểu không đúng khái niệm “nhóm nghiên cứu mạnh”.

“Để phát triển một nhóm nghiên cứu mạnh thì chúng ta phải phát triển về một hướng nào đó, chứ không thể bắt buộc các nhà khoa học phải viết bài chung với nhau. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đến từ nhiều cơ quan, mỗi người nghiên cứu một mảng, nhưng chúng tôi cùng có một hướng nghiên cứu trong một chuyên ngành, thực tế là đã đạt được những kết quả mang tầm thế giới, được người ta coi trọng. Nhưng không có nghĩa là chúng tôi phải viết bài chung mới được xem là một nhóm. Vì vậy, trước hết chúng ta cần hiểu cho đúng nhóm nghiên cứu”, GS Ngô Việt Trung nói.

GS Pierre Darriulat cũng bày tỏ, quan niệm Nhà nước có thể tạo ra các nhóm nghiên cứu xuất sắc là một sai lầm. Thay vào đó, nên thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm. Tức là cần phải hỗ trợ, cung cấp điều kiện làm việc phù hợp để các nhóm trở nên xuất sắc, chứ xuất sắc không phải là điều mà “cấp trên” có thể quyết định được. “Tôi nhớ tham vọng của Bộ GD-ĐT cách đây khoảng 1 thập kỷ là tạo ra các trường đại học xuất sắc, nó đã thất bại”, GS Pierre Darriulat chia sẻ.




Nguồn: https://thanhnien.vn/khong-uu-tien-dau-tu-nghien-cuu-chi-de-co-bai-bao-quoc-te-185240513225151794.htm

Cùng chủ đề

Vinh Quang Việt Nam 2024: Nghiên cứu khoa học cũng là cách khẳng định chủ quyền đất nước

Với PGS.TS Đào Việt Hà - Viện trưởng Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam), những thành công trong quá trình nghiên cứu khoa học của bà cũng có thể trở thành điểm nhấn nổi bật trong công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. PGS.TS Đào Việt Hà trao đổi với nhóm nghiên cứu về vận hành...

Chính sách và nguồn lực cho phát triển thể chế văn hóa, thể thao

Dự và chủ trì Hội thảo có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Ủy...

Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Dự kiến kết quả thực hiện nhiệm vụ đều có tính ứng dụng cao Chiều 9/5/2024, tại Hà Nội, diễn ra buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) nhằm sơ kết chương trình phối hợp công tác về hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và định hướng giai đoạn 2024-2030. Thứ trưởng Bộ Công Thương...

Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Hội thảo Văn hóa năm 2024 là diễn đàn để tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, thể thao về việc thực hiện chính sách và nguồn lực cho phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngắm vẻ đẹp dải ngân hà huyền ảo trên bầu trời tháng 5 do người Việt chụp lại

Nhiều người Việt Nam yêu bầu trời đêm đã 'săn' ngân hà (còn gọi là Sông Ngân) vào tháng 5 này cho ra những bức ảnh đẹp huyền ảo, nhận được 'mưa tim' từ cư dân mạng. Thời điểm này khi vào "mùa Milky Way", Sông Ngân lung linh huyền ảo trên bầu trời đêm thu hút nhiều người yêu thiên văn ghi lại những khoảnh tuyệt đẹp. Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh ngân hà được người Việt chụp lại. Sống và làm việc...

Bài đọc nhiều

Học phí đại học: Trường tăng gấp đôi, trường không tăng

Trường đại học Luật TP.HCM vừa thông báo mức thu học phí mới năm học 2023-2024. Mức này cao hơn đáng kể so với năm học trước. Sinh viên đóng học phí học kỳ II theo mức mới và đóng bù phần còn thiếu của học kỳ I. Trường cũng thông báo mức học phí năm học 2024-2025, theo đó các ngành tăng...

Những điểm đặc biệt khiến phương pháp giáo dục Kumon trở nên phổ biến

Nhu cầu học tập tại Việt Nam ngày càng gia tăng, hàng loạt mô hình giáo dục quốc tế được giới thiệu, mang đến cho các bậc phụ huynh nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm một phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Trong đó, không thể không nhắc đến phương pháp giáo dục Kumon đến từ Nhật Bản đang được Trung tâm Ngoại ngữ và Toán Kumon áp dụng và được nhiều phụ huynh tin tưởng.Phương...

Đại học Ngoại thương công bố phương thức tuyển sinh 2024

Năm 2024, trường Đại học Ngoại thương (FTU) dự kiến tuyển sinh ngành Khoa học máy tính, thuộc chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh. Trong thông báo tuyển sinh ngày 11/1, Đại học Ngoại thương cho biết ngoài mở ngành Khoa học máy tính, trường cũng bắt đầu tuyển sinh ngành Kinh doanh quốc tế thuộc chương trình song bằng với Đại học Queensland, Australia, tại Hà Nội.Tổng chỉ tiêu...

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Chuyển đổi số trong giáo dục đã đang diễn ra mạnh mẽ, với mục tiêu tăng cường áp dụng tiến bộ của công nghệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, tăng cường hiệu quả quản lý giáo dục...

Mới nhất

Giữa lúc giá cao, một quốc gia ở Đông Nam Á chi gần 1 tỷ USD mua gạo Việt Nam

Giá bình quân xuất khẩu gạo ở Việt Nam vẫn neo ở ngưỡng cao. Một quốc gia ở Đông Nam Á đã chi gần 1 tỷ USD để mua 1,49 triệu tấn gạo Việt chỉ trong 4 tháng vừa qua. Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2024, nước ta đã xuất khẩu trên 1 triệu tấn...

Trung tâm thương mại – dịch vụ khu Tây TP.HCM cần điểm đến đa trải nghiệm

(NADS) - Với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc và quy mô dân số đông đúc, Bình Tân đã nổi lên như một trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí của khu Tây TP.HCM, bao gồm cả khu vực Long An. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, khu vực này vẫn thiếu vắng...

Vinh Quang Việt Nam 2024: Nghiên cứu khoa học cũng là cách khẳng định chủ quyền đất nước

Với PGS.TS Đào Việt Hà - Viện trưởng Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam), những thành công trong quá trình nghiên cứu khoa học của bà cũng có thể trở thành điểm nhấn nổi bật trong công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đặc biệt là đối với...

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Giữ vị trí quan trọng trong việc định hướng, phát triển hai lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế là thương mại và công nghiệp, ngành Công Thương trong 73 năm hình thành và phát triển ghi dấu ấn đậm nét trong dòng chảy của phát triển kinh tế - xã hội. Với lĩnh vực thương mại, ngành...

Ninh Bình giành 2 giải tại cuộc thi Đầu bếp Vàng Hải Phòng 2024

Cuộc thi có sự tham gia của 17 đội đại diện cho các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng và đội thi đến từ nhiều...

Mới nhất