Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông tuyển đủ giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế

Không tuyển đủ giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế


TỪ NAY ĐẾN 2026 GIẢM 10% SỐ GIÁO VIÊN

Mỗi năm, trung bình TP.HCM cần tuyển thêm khoảng 5.000 giáo viên (GV) cho các bậc học từ mầm non cho đến THPT, nhưng số GV trúng tuyển chỉ đạt khoảng 50% so với nhu cầu, thậm chí có môn học rơi vào tình trạng không có ứng viên. Tuy nhiên song song với đó, các trường đang phải xây dựng kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế. GV nào sẽ nằm trong diện tinh giản và các trường sắp xếp vị trí việc làm thế nào để đảm bảo công bằng, khách quan, đúng người đúng việc?

Không tuyển đủ giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế- Ảnh 1.

Các trường đang xây dựng kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế

Thực hiện Nghị định số 29/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế, TP.HCM đặt ra yêu cầu đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện tinh giản biên chế bắt đầu từ giai đoạn 2023-2026. Cụ thể, các trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hằng năm và giảm ít nhất 10% biên chế số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách so với năm 2023.

Theo ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường phải gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị. Thực hiện tinh giản đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế.

KHÔNG ĐƠN GIẢN TRONG BỐI CẢNH TUYỂN CHƯA ĐỦ GIÁO VIÊN

Cho dù nhìn nhận yêu cầu tinh giản biên chế sẽ giúp bộ máy trường học tinh gọn, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong trường học, xóa bỏ tâm lý chây ỳ vì ai cũng có thể làm đến tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên lãnh đạo các trường cũng chỉ ra những khó khăn trong bối cảnh vẫn còn tuyển chưa đủ GV.

Lãnh đạo một trường tiểu học tại H.Nhà Bè cho biết trường đã xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế cho giai đoạn 2023-2026. Trong đó nêu rõ năm 2023 tổ chức rà soát đối tượng; năm 2024 đánh giá chất lượng GV, nhân viên; năm 2025 xem xét GV, nhân viên không đạt tiêu chuẩn về trình độ, nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của ngành thì tinh giản; năm 2026 sắp xếp, cân đối lại GV, nhân viên không đạt đưa ra tinh giản biên chế.

Mặc dù vậy, vị hiệu trưởng này thừa nhận việc tinh giản biên chế theo lộ trình ít nhất 10% số lượng người làm việc được hưởng lương từ ngân sách trong đơn vị giáo dục là rất khó khăn. “Thực trạng hiện nay mỗi năm số lượng học sinh đều tăng nên nhà trường cần thêm GV để đáp ứng nhu cầu giảng dạy với Chương trình GDPT 2018, đảm bảo mỗi lớp học không quá 35 học sinh, học 2 buổi/ngày và tỷ lệ 1,5 GV/lớp. Thế nhưng việc tuyển dụng hằng năm lại không đáp ứng được nhu cầu…”, vị này nói.

Hiệu trưởng một trường THPT nổi tiếng tại Q.1 cũng cho biết có trường hiện vẫn đang trong tình trạng tuyển không đủ số biên chế được giao thì tinh giản bằng giải pháp giải quyết nguyện vọng của một số GV muốn nghỉ hưu trước tuổi và đăng ký vào danh sách tinh giản. Còn trường đủ GV thì cân đối, rà soát GV nào thuộc diện tinh giản và tính toán chuyển từ hưởng lương ngân sách sang hưởng lương hợp đồng. Tuy vậy, vị hiệu trưởng này chỉ ra rằng đây là giải pháp linh hoạt, để tinh giản biên chế hợp lý và có nguồn thu nhập cho GV; chứ khi thuộc diện tinh giản thì những GV này sẽ không được hưởng chính sách thu nhập tăng thêm vì Nghị quyết 08 của TP chỉ áp dụng cho đối tượng là nhân viên có hợp đồng lao động trực tiếp với trường.

Không tuyển đủ giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế- Ảnh 2.

Thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT có mặt hạn chế rất rõ là dư, thiếu giáo viên cục bộ

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

TINH GIẢN SAO CHO HỢP LÝ?

Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú) với 130 cán bộ, GV, nhân viên hưởng lương từ ngân sách. Theo yêu cầu đặt ra trong tinh giản biên chế, đến năm 2026 trường phải giảm ít nhất 13 GV, nhân viên.

Ông Nguyễn Quang Đạt, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay nhà trường đề ra kế hoạch sẽ giảm số lượng người hưởng lương ngân sách là GV đến tuổi về hưu, GV chỉ còn vài năm công tác, nhân viên… và chuyển sang hưởng lương theo hợp đồng lao động với trường.

Dù xây dựng kế hoạch như vậy nhưng ông Đạt chia sẻ: “Vận động một người đang hưởng lương ngân sách sang hưởng lương theo chế độ hợp đồng lao động là không đơn giản. Bởi lẽ tâm lý đội ngũ vẫn quan niệm là làm việc hưởng lương nhà nước sẽ mang tính ổn định, được đảm bảo về các quyền lợi. Hơn nữa, trước đó để vào được vị trí đang công tác, đội ngũ cũng phải trải qua những vòng thi tuyển gắt gao, tỷ lệ chọi cao”.

Do vậy, theo vị hiệu trưởng này, mặc dù quy định đội ngũ trong diện tinh giản sẽ được hưởng các chế độ, quyền lợi, song điều khó nhất để xây dựng kế hoạch và thực hiện tinh giản biên chế không phải là không tìm ra đối tượng phù hợp mà là làm sao thực hiện hài hòa giữa việc tinh giản và ổn định tâm lý đội ngũ. Nhà trường vừa vận động, vừa chia sẻ để GV hiểu cách thực hiện tinh giản biên chế của trường sẽ hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến quyền lợi của thầy cô. (còn tiếp)

Dư – thiếu giáo viên cục bộ

Thạc sĩ Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho hay thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT có mặt hạn chế rất rõ là dư, thiếu GV cục bộ.

Thông thường ở những trường tốp trên, học sinh chọn các môn khối tự nhiên thì GV các môn xã hội thiếu tiết dạy định mức, và ngược lại. Thêm vào đó, nếu chỉ căn cứ vào dôi dư GV như trên để tinh giản biên chế nhưng nếu “lỡ” năm nào học sinh có sự biến động thì các trường không thể tuyển bổ sung GV kịp thời.

Thế nên ngoài những giải pháp mà các trường đưa ra như trên, ông Phú đề xuất nên chăng khi các trường hoàn tất biên chế lớp thì tính đến biên chế GV. Các trường rà soát và báo cáo với Sở GD-ĐT để điều chuyển GV giữa các trường, có thể trong cụm với nhau để hạn chế việc trường A thì thiếu mà trường B lại thừa.



Source link

Cùng chủ đề

Quy hoạch thế nào mà không có trường, học sinh không có lớp?

Đề cập đến việc quy hoạch trường lớp, Tổng Bí thÆ° Tô Lâm nhấn mạnh, có trò, có thầy thì phải có trường lớp, không để xảy ra tình trạng học sinh không có lớp để học. Trong phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo, sáng 9/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ, và thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về tình trạng thiếu giáo viên

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo phải giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên hiện nay ...

Vì sao nhiều trường ĐH dừng xét học bạ năm 2025?

Năm 2025, nhiều trường ĐH dự kiến dừng hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm học tập THPT (xét học bạ). Đây là một xu hướng mới được ghi nhận, sau một thời gian dài điểm học bạ là căn cứ...

Thông tin mới vụ không tuyển được giáo viên, nhiều trường ở Thanh Hóa dừng một số môn học

Liên quan tới việc nhiều trường ở huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) tạm dừng một số môn học do thiếu giáo viên, chính quyền địa phương đã sắp xếp, điều động được giáo viên dạy liên trường. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, liên quan tới việc một số trường phải tạm dừng môn học do thiếu giáo viên, UBND huyện đã điều động giáo viên dạy liên trường, dạy tăng tiết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Từ trường ĐH thành ĐH là thay đổi hướng tới chiều sâu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐH Duy Tân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mong từ trường ĐH thành ĐH không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều...

Ấm áp và thanh lịch cho mùa lạnh với chân váy dài

Chân váy dài mùa lạnh được thiết kế để tối ưu hóa khả năng giữ nhiệt, nhưng không...

Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?

Barron, con trai 18 tuổi của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, được cho là người có tiếng nói cuối cùng về việc ông Trump sẽ xuất hiện trên podcast nào trong chiến dịch tranh cử của ông. Trong năm nay, ông Trump (78 tuổi), bắt đầu cố gắng thu hút cử tri trẻ tuổi bằng cách giao lưu với những YouTuber và người dẫn chương trình podcast "anh em", nhiều người trong số họ còn trẻ, rất được lòng thế hệ Z...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Trao giải cho 150 nhà giáo tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc

(ĐCSVN) - Ban Tổ chức trao các giải Nhất, Nhì, Ba cá nhân cho 150 nhà giáo có thành tích xuất sắc nhất; 6 tập thể xuất sắc được trao các giải Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn. 65 nhà giáo được trao các giải phụ như: Sử dụng thiết bị tự làm hiệu quả nhất, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số hiệu quả nhất và Bằng khen của Trung ương Đoàn. Ban Tổ chức cũng khen...

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Từ trường ĐH thành ĐH là thay đổi hướng tới chiều sâu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐH Duy Tân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mong từ trường ĐH thành ĐH không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều...

Mới nhất

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Những câu hỏi nóng mà Quốc hội muốn chất vấn 3 ‘tư lệnh’ ngành

Trước thềm phiên chất đối với 3 'tư lệnh' ngành vào sáng mai (11-11), đã có nhiều câu hỏi 'nóng' được đại biểu Quốc hội chia sẻ mong muốn nhận lời giải đáp. ...

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bụp giấm

Bụp giấm là cây gì?Cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa) là vị thuốc quý có nguồn gốc từ Tây Phi. Bụp giấm tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm huyết áp, trị ho, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa glucose huyết.Bụp giấm là cây sống hằng năm, chiều cao từ 1,5 – 2m. Cây phân...

Gần 3.000 người tham gia Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”

Sáng 10/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70...

Đau mắt đỏ lây như thế nào? Hướng dẫn phòng tránh lây nhiễm

Đau mắt đỏ không quá nguy hiểm. Nếu chăm sóc mắt đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ lây lan và dễ...

Mới nhất