Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông thu quỹ trường, có được thay bằng khoản 'vận động tài...

Không thu quỹ trường, có được thay bằng khoản ‘vận động tài trợ’?


Không thu quỹ trường, có được thay bằng khoản 'vận động tài trợ'?- Ảnh 1.

Kế hoạch vận động tài trợ của Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3) khiến phụ huynh học sinh đặt câu hỏi, phải chăng đây là quỹ trường, quỹ lớp

Vận động tài trợ có phải là quỹ trường, quỹ lớp?

Thời gian vừa qua, các trường học tại TP.HCM đã tổ chức họp phụ huynh học sinh và thông báo các khoản thu trong năm học. Trong đó có khoản tiền vận động tài trợ được phụ huynh học sinh quan tâm và cho rằng có phải là tên gọi của khoản đóng góp quỹ trường trước đây?

Phụ huynh học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3) cho biết giáo viên chủ nhiệm thông báo về kế hoạch vận động tài trợ năm học 2024-2025 của nhà trường. Theo đó, tùy phụ huynh đóng góp nhằm để trang bị máy lạnh, hỗ trợ kinh phí chăm lo học sinh nghèo, hỗ trợ các hoạt động phong trào, học sinh nghiên cứu khoa học…

Phụ huynh học sinh Trường THPT Lê Thánh Tôn, (Q.7) phản ánh đã đóng 300.000 đồng cho khoản tiền vận động tài trợ của trường và 300.000 đồng cho quỹ lớp. Từ những phản ánh này, các phụ huynh học sinh cho rằng tiền vận động tài trợ mà nhà trường thu thật chất cũng là tiền quỹ trường.

Trả lời với báo chí, lãnh đạo những trường THPT trên cho rằng, nhà trường có vận động tài trợ nhưng theo Thông tư 16 và có xây dựng dự toán, kế hoạch để Sở GD-ĐT TP.HCM phê duyệt chứ không phải tự ý thu quỹ trường hay quỹ lớp.

Chẳng hạn lãnh đạo Trường THPT Lê Thánh Tôn (Q.7) cho hay, trường này có kế hoạch vận động tài trợ với tổng số tiền khoảng 428 triệu đồng cho các nội dung trang thiết bị, sửa chữa nhỏ, hỗ trợ các hoạt động văn thể mỹ, phong trào, hội trại, hỗ trợ học tập cho học sinh…

Nhà trường không dùng ban đại diện cha mẹ học sinh để vận động thu

Trước những phản ánh của phụ huynh học sinh, phóng viên Thanh Niên đã trao đổi với ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở GD-ĐT TP.HCM, rằng phải chăng tiền vận động tài trợ là tiền quỹ trường?

Ông Trần Khắc Huy khẳng định trong nhà trường không có khái niệm quỹ trường, quỹ lớp.

Ông Huy nêu thực tế, hiệu trưởng nhà trường rất dễ lẫn lộn Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục và Thông tư 55 của Bộ GD-ĐT ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, dẫn đến việc phụ huynh phản ánh lạm thu.

Theo đó, ông Huy đề nghị nhà trường nghiên cứu kỹ 2 thông tư trên. Tuyệt đối không lợi dụng điều lệ trong Thông tư 55 để vận động tài trợ. Ban đại diện phụ huynh vận động kinh phí là để có kinh phí hoạt động phục vụ chính học sinh chứ không phải có kinh phí hoạt động cho trường. Nhà trường không dùng ban đại diện cha mẹ học sinh để vận động thu.

Trưởng phòng Kế hoạch tài chính của Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh, hiệu trưởng cần áp dụng theo Thông tư 16 vận động tài trợ, có sự bàn bạc, trao đổi, thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. Việc vận động chỉ để phục vụ sửa chữa nhỏ và các hoạt động giáo dục thiết thực cho học sinh. Kế hoạch vận động phải được Sở GD-ĐT phê duyệt trước khi nhà trường tổ chức triển khai thực hiện. Đặc biệt, khi xây dựng kế hoạch vận động thì nhà trường phải có mục tiêu rõ ràng, không xây dựng kế hoạch vận động tràn lan.

Đồng thời ông Trần Khắc Huy nhắc nhở các trường không xây dựng kế hoạch vận động tràn lan, gây ảnh hưởng đến phụ huynh học sinh và nhà trường.

Thông tư 55 ban hành ngày 22.11.2021 của Bộ GD-ĐT quy định kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.

Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Thông tư 16 ban hành ngày 3.8.2028 của Bộ GD-ĐT quy định về vận động và tiếp nhận tài trợ của các trường công lập để thực hiện các nội dung sau:

Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.

Không vận động tài trợ để chi trả thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục.

Để thực hiện việc tài trợ, nhà trường nếu có nhu cầu thì hiệu trưởng phải lập kế hoạch rõ ràng, gồm chi cho hoạt động gì, kinh phí ra sao, vận động thế nào.

Sau đó, lãnh đạo trường tiểu học, THCS phải trình lên phòng GD-ĐT; còn lãnh đạo trường THPT phải trình lên Sở GD-ĐT để được xem xét, phê duyệt. Sau khi được cơ quan quản lý giáo dục chấp thuận, kế hoạch vận động tài trợ phải được niêm yết công khai tại trường học.

Ngoài việc vận động kinh phí của cha mẹ học sinh, các nhà trường phổ thông có thể vận động thêm các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn. Nhà trường phải có tổ tiếp nhận tài trợ, không được quy định mức đóng góp bao nhiêu và việc đóng góp là hoàn toàn tự nguyện.




Nguồn: https://thanhnien.vn/khong-thu-quy-truong-co-duoc-thay-bang-khoan-van-dong-tai-tro-185240930151703668.htm

Cùng chủ đề

Hiệu trưởng nói về trường học không quỹ lớp, quỹ trường

Mô hình “trường học không quỹ lớp” được nhiều phụ huynh đánh giá cao bởi sự minh bạch và xóa tan áp lực trong những cuộc họp đầu năm. Qua phân tích của những nhà quản lý trường học, liệu nó có thực sự lý tưởng? Cứ vào đầu năm học, những sự việc xôn xao liên quan chuyện tiền trường, quỹ lớp, đóng góp “tự nguyện”... lại diễn ra ở không ít trường học. Mới đây, một trường tiểu học ở...

Hiệu trưởng kê khai bất thường khi dùng tiền xã hội hóa, bị phụ huynh phản ứng

Hiệu trưởng dùng tiền xã hội hóa do phụ huynh đóng góp lắp bạt chống nắng cho các phòng học. Nhưng sau đó phụ huynh phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường về giá lắp công trình bạt che nắng này. Bà Thuyết cũng...

TPHCM yêu cầu báo cáo thu, chi của Ban đại diện phụ huynh trước ngày 31/10

TPO - Trước ngày 31/10, Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường bị dư luận phản ánh việc thu, chi quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh phải báo cáo về Sở GD&ĐT TPHCM.  TPO - Trước ngày 31/10, Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường bị dư luận phản ánh việc thu, chi quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh phải báo cáo về Sở GD&ĐT TPHCM.  Ngày 22/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM ban hành...

TPHCM lập đoàn kiểm tra thu chi, chấn chỉnh lạm thu đầu năm học

Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu tại các trường bị dư luận và báo chí phản ánh về lạm thu đầu năm. Sở GD-ĐT TPHCM vừa ban hành văn bản về chấn chỉnh chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện thu, chi, vận động tài trợ và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Theo Sở, hiện vẫn còn vài trường hợp cá biệt tại một...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam hướng đến mục tiêu sản xuất thuốc phát minh

Tại VN, các thuốc phát minh chỉ chiếm khoảng 3% về số lượng nhưng thực tế chiếm đến 22% giá trị và chủ yếu là thuốc nhập khẩu. Trước hiện trạng này, Bộ Y tế đang đề xuất chính sách khuyến khích chuyển giao thuốc mới, thuốc phát minh nhằm tạo thêm cơ hội cho người bệnh được tiếp cận trong điều trị. Hạn chế năng lực sản xuất thuốc phát minh Theo đánh giá của Cục Quản lý dược (Bộ...

Bệnh viện Quốc tế Mỹ thành lập TT Chấn thương chỉnh hình tầm cỡ khu vực

Ngày 19.10, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) ký Thỏa thuận Hợp tác Y khoa với Bệnh viện Raffles Singapore. Song song đó, hai bên chính thức thành lập Trung tâm Chấn thương chỉnh hình (TTCTCH) tầm cỡ khu vực để điều trị...

Cặp đấu Trump – Harris đang cân sức, khó đoán người thắng cử tổng thống Mỹ

Cử tri Mỹ sẽ bước vào ngày bỏ phiếu chính thức trong ngày mai (5.11). Đến nay, cuộc đua giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris vẫn rất khó đoán. ...

Áo tweed và cách phối đồ mùa lạnh chuẩn sang, xịn

Áo tweed mùa đông 2024 có sự đa dạng về màu sắc và phom dáng thiết kế. Để...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Cùng chuyên mục

Bê bối thầy giáo làm bài giúp nữ sinh trường làng lọt top cuộc thi Toán toàn cầu

Ngày 3/11, NetEase đưa tin, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Toán học toàn cầu 2024, chính thức xác nhận, Khương Bình - nữ sinh (17 tuổi) năm nhất khoa Thiết kế thời trang của Trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy (Trung Quốc) gian lận trong cuộc thi: "Vừa qua, học trò của thầy Vương Nhuận Thu là Khương Bình đến từ trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy lọt vào chung kết cuộc thi, đã thu hút sự chú ý của...

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non từ 15/12/2024: Giáo viên nói gì?

Nhiều giáo viên bày tỏ vui mừng trước thông tư 3/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non áp dụng từ 15/12/2024. ...

Bộ GDĐT “tuýt còi” các trường tuyển sinh sớm

Bộ GD&ĐT đề xuất năm 2025, các trường đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn xét tuyển các phương thức tuyển sinh sớm sau ngày 31/5, nếu thực hiện trước thời điểm này sẽ bị “tuýt còi”. ...

Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị ‘xoá sổ’

Trường THCS Nguyễn Duy Thì (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có vị trí sát nghĩa trang, được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng nhưng sau khi xây xong, thuộc diện phải sáp nhập nên chưa hình thành ban giám hiệu, chưa đón học sinh. Phản ánh đến VietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên) bày tỏ băn khoăn về chủ trương chuyển học sinh Trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới.  Cụ...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Mới nhất

Chưa có sự biến động, “nín thở” chờ diễn biến mới

Giá xăng dầu hôm nay 4/11, tuần trước, giá dầu đã tăng 3 phiên và giảm 2 phiên. Tuy nhiên, sự bật tăng đã không thể giúp giá dầu “khôi phục” được hoàn toàn những “mất mát” từ cú giảm sốc ngay ở phiên giao dịch đầu tiên của tuần (giảm tới hơn 6%).

LÀM BÁNH TRUNG THU

Bầu cử tổng thống Mỹ: Cú đặt cược của Elon Musk, tỷ phú đang toan tính gì?

(Dân trí) - Trong giai đoạn cuối cùng của chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ, tỷ phú Elon Musk - người giàu nhất thế giới - đã dốc toàn lực ủng hộ cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên của Đảng Cộng hòa.   "Nếu Donald Trump thua, tôi tiêu đời" Trong số nhiều canh bạc táo bạo đã định...

Ông Trump hay bà Harris thắng cử sẽ tốt hơn cho kinh tế thế giới?

Do Mỹ đóng vai trò then chốt trong định hình nền kinh tế thế giới nên việc ông Donald Trump hay bà Kamala Harris đắc cử tổng thống sẽ có tác động lan tỏa đáng kể. Giới quan sát nhận định, những gì cựu Tổng thống Mỹ Trump nhiều khả năng sẽ làm khi quay trở lại Nhà Trắng là...

Mới nhất

LÀM BÁNH TRUNG THU