Trang chủChính trịNgoại giaoKhông phải chất bán dẫn, đây mới là cuộc đua toàn cầu...

Không phải chất bán dẫn, đây mới là cuộc đua toàn cầu nóng nhất hiện nay


Thế giới đang chạy đua nhằm thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, quốc gia đi đầu về các khoáng sản quan trọng. Australia đang ở một vị trí khởi đầu thuận lợi nhờ nguồn đất hiếm dồi dào, nhưng liệu Canberra có thể theo kịp Bắc Kinh?

Không phải chất bán dẫn, đây mới là cuộc đua toàn cầu nóng nhất hiện nay
Nhu cầu của thế giới đối với đất hiếm và các khoáng sản quan trọng gia tăng đang tạo nên một cuộc chạy đua giữa các quốc gia về khai thác khoáng sản. (Nguồn: AFP)

Cuộc đua nóng lên từng ngày

Có một điểm chung trong những động thái gần đây của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tỷ phú ngành khai mỏ giàu nhất Australia, Andrew Forrest. Tất cả những bước đi của họ đều nhằm thúc đẩy cuộc đua đang diễn ra gay gắt trên toàn cầu để tiếp cận các loại khoáng sản quan trọng, có vai trò quyết định đến tương lai tiến trình trung hòa carbon và các công nghệ tiên tiến khác.

Tổng thống Widodo muốn tiếp cận nguồn cung lithium của Australia để bổ sung cho nguồn nickel, với kỳ vọng biến Indonesia thành nhà sản xuất pin xe điện lớn mạnh và có tiềm năng để phát triển một ngành công nghiệp ô tô mới.

Trong khi đó, thông báo bất ngờ của chính phủ Trung Quốc trong việc hạn chế xuất khẩu gallium và germanium từ ngày 1/8 tới là một bằng chứng rõ ràng khác cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng khai thác thế mạnh của mình trong cung cấp các khoáng sản quan trọng để phục vụ các mục đích chiến lược.

Với việc công ty của mình tiếp quản thành công Mincor Resources, một lần nữa tỷ phú Forrest cho thấy quyết tâm trong việc nắm bắt một cơ hội mới rất lớn trong lĩnh vực khai khoáng là khai thác nickel thay vì quặng sắt. Ông muốn phát triển các mỏ nickel sunfua của Mincor và dự kiến triển khai các công đoạn tinh chế tiếp theo ở Australia nhằm phục vụ thị trường xe điện vốn đang bùng nổ.

Con đường của Australia ít được định hình rõ hơn dù chính phủ có những lời hoa mỹ và tăng cường đầu tư vào các dự án khai khoáng, chế biến khoáng sản quan trọng (thường có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài).

Australia đang là nhà sản xuất lithium lớn nhất, nhà sản xuất cobalt lớn thứ ba và nhà sản xuất đất hiếm lớn thứ tư thế giới. “Giấc mơ” của Canberra cần lớn hơn và rộng mở hơn rất nhiều.

Trung Quốc – quốc gia “chi phối cuộc chơi”

Cuộc đua giữa các quốc gia về khoáng sản quan trọng đang tăng tốc mạnh mẽ. Mặc dù Australia được thiên nhiên ưu đãi với trữ lượng khoáng sản quan trọng dồi dào, nhưng đây không phải là yếu tố đảm bảo rằng chính phủ Công đảng hoặc chính phủ kế nhiệm có thể phát triển các ngành công nghiệp mới ở quy mô lớn.

Chiến lược khoáng sản quan trọng do Bộ trưởng Tài nguyên Madeleine King công bố hồi tháng trước đã mô tả về tiềm năng nhiều hơn là trình bày một cách chi tiết về các bước đi thực tế.

Ngược lại, ở Trung Quốc, chính phủ nước này tập trung tuyệt đối vào chiến lược trong hơn 3 thập niên qua. Vào những năm 1990, Trung Quốc đã nhận ra rằng họ nên tập trung nỗ lực để giành ưu thế trong tăng trưởng và thúc đẩy nguồn cung phục vụ ngành công nghiệp khoáng sản quan trọng, từ công đoạn khai thác cho đến chế biến và sản xuất, một ngành công nghiệp có giá trị thấp lúc bấy giờ.

Khi thế giới nhận ra một cách muộn màng, cách tiếp cận “theo đuổi một mục đích duy nhất” này của Trung Quốc đã khiến họ trở thành quốc gia nắm giữ chủ yếu các nguồn cung khoáng sản quan trọng, kim loại và các nguyên liệu sản xuất nam châm, những nguyên liệu đóng vai trò nền tảng cho các ngành công nghiệp tương lai.

Không phải chất bán dẫn, đây mới là cuộc đua toàn cầu nóng nhất hiện nay
Lithium được xem là “vàng trắng” của tương lai. (Nguồn: Getty)

Trung Quốc sản xuất hơn 80% lượng đất hiếm (đã tách các nguyên tố) trên toàn cầu. Australia chiếm 53% sản lượng lithium trên toàn cầu vào năm 2022 và đã xuất khẩu 96% số đó sang nền kinh tế số 2 thế giới.

Trong khi đó, quốc gia Đông Bắc Á này cũng chiếm hơn 70% thị phần trong lĩnh vực chế biến và sản xuất các khoáng sản quan trọng khác như antimon, bismuth và vonfram.

Đối với phương Tây, việc sẵn sàng chấp nhận trình độ và sự chi phối ngày càng lớn của Bắc Kinh dường như hợp lý về mặt thương mại.

Các công ty khai thác lithium của Australia chỉ là một số trong những người được hưởng lợi, với giá trị xuất khẩu tăng lên 19 tỷ AUD (12,6 tỷ USD) vào năm 2022, gấp 4 lần so với năm 2021. Tuy nhiên, chiến lược tổng thể của các quốc gia phương Tây hiện đang có vẻ ngày càng rủi ro hơn, xét về mặt kinh tế và địa chiến lược ở phạm vi rộng.

Đó là lý do tại sao các nước phương Tây, trong đó có cả Australia, đang gấp rút phát triển nguồn lực về con người, kỹ năng và công nghệ để thay thế nhưng vẫn còn kém xa Trung Quốc. Các quốc gia này vẫn dễ bị tổn thương trước bất kỳ gián đoạn nào về nguồn cung của Bắc Kinh hoặc các quốc gia khác thay thế, những đối thủ có thể bị Trung Quốc tạm thời gây áp lực lên thị trường nhằm ngăn cản sự cạnh tranh.

Mối lo ngại lớn

Tuyên bố gần đây của Bắc Kinh trong việc bất ngờ hạn chế xuất khẩu 2 loại khoáng sản và kim loại quan trọng (ít người từng nghe tới) đã ngay lập tức làm dấy lên những lo ngại lớn và những lo ngại này đang lan rộng trên toàn cầu.

Cả gallium, germanium và các sản phẩm phụ của chúng đều không được giao dịch với số lượng lớn, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn tốc độ cao, cùng với khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực quốc phòng, thiết bị liên lạc vô tuyến và xe điện.

Động thái của Trung Quốc được nhiều người coi là dấu hiệu cảnh báo tiếp theo nhằm vào Mỹ trong khi Washington nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh tiếp cận các thiết bị sản xuất chip tiên tiến có vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế và an ninh quốc gia.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét áp dụng các biện pháp hạn chế hơn nữa đối với việc cung cấp các vi mạch điện tử cho Trung Quốc và kêu gọi các đồng minh của mình áp dụng cách tiếp cận tương tự.

Động thái trên dường như không có gì là ngẫu nhiên khi thông báo của Bắc Kinh được đưa ra ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

Chính phủ Australia chắc chắn không có ý định cạnh tranh với kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ USD mà chính quyền của ông Biden tung ra để khuyến khích đầu tư trong nước mạnh hơn vào năng lượng tái tạo, bao gồm đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu phục vụ quá trình chế biến khoáng sản quan trọng và tinh chế đất hiếm.

Cam kết của Canberra đối với khoản cho vay trị giá 500 triệu AUD thông qua Quỹ Cơ sở hạ tầng Bắc Australia hầu như không có tác động đến các dự án mới quy mô lớn của Washington.

Thay vào đó, chính phủ Công đảng Australia hy vọng mối quan hệ chặt chẽ giữa nước này với Mỹ, được củng cố thông qua liên minh ba bên AUKUS, sẽ tạo điều kiện để Canberra được ưu tiên trở thành đối tác cung cấp cho thị trường nội địa của Mỹ như đã cam kết. Điều này cũng sẽ kích hoạt mức độ đầu tư lớn hơn của Washington vào các dự án ở quốc gia châu Đại Dương.

Chính phủ liên bang Australia đang “lập lờ” trong việc thể hiện liệu nước này có áp đặt những hạn chế đầu tư mới của Trung Quốc vào lĩnh vực khoáng sản quan trọng hay không, nhưng Canberra đã áp đặt các biện pháp ngừng cho phép doanh nghiệp từ quốc gia châu Á đầu tư vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, chính phủ bang Tây Australia, một bang phát triển giàu có nhờ tài nguyên thiên nhiên, đang tự tin với một làn sóng chế biến và sản xuất khoáng sản quan trọng mới. Bang này vẫn đang rất hoan nghênh các hoạt động đầu tư từ Trung Quốc và quan hệ hợp tác với nước này để tạo ra sự bùng nổ mới.





Nguồn

Cùng chủ đề

TSMC ‘kẹt cứng’ giữa cuộc chiến vi mạch Mỹ-Trung

Theo Reuters, từ 11/11, TSMC sẽ tạm dừng việc vận chuyển một số loại chip tiên tiến phục vụ AI cho một số khách hàng Trung Quốc đại lục. Việc này được cho là do yêu cầu từ Bộ Thương mại Mỹ áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm đó.Cụ thể, nguồn tin trong ngành cho biết hạn chế xuất khẩu bao gồm một số loại chip tiên tiến, có thiết kế cao...

Chưa có chip 2 nm, ASML đã bán thiết bị khắc chip 1 nm

Hiện tại, hai cái tên đứng đầu ngành đúc chip thế giới theo thứ tự là TSMC và Samsung Foundry. Cả hai đều bắt đầu ứng dụng công nghệ quang khắc siêu cực tím (EUV) vào sản xuất chip từ năm 2019, mở đường cho các node dưới 7 nm.Hiểu một cách nôm na, tiến trình càng nhỏ thì bóng bán dẫn trên chip càng nhỏ, năng lực xử lý và tiết kiệm năng lượng càng cao, nên...

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11 này. Theo Global Times, nguyên nhân là nguồn cung bị gián đoạn ở Myanmar khiến thị trường trở nên khan hiếm, trong khi nhu cầu ngày càng tăng.

Nhật Bản triển khai kế hoạch hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày 2/11, chính phủ Nhật Bản đã công bố một kế hoạch hỗ trợ tài chính đầy tham vọng nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của nước này.

Mỹ điều tra TSMC vì Huawei

Theo The Information, Bộ Thương mại Mỹ đã mở cuộc điều tra TSMC để xem công ty này có vi phạm quy định xuất khẩu khi sản xuất chip cho Huawei hay không. The Information đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ đã liên lạc với TSMC vài tuần gần đây để hỏi về việc sản xuất cho Huawei. Trong một tuyên bố qua email, xưởng đúc chip lớn nhất thế giới khẳng định họ là “công ty tuân thủ pháp luật”...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

Nền kinh tế thế giới đang đòi hỏi một định hình mới và tiến trình này trước hết sẽ diễn ra tại APEC - khu vực đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu.

Mỹ bổ nhiệm trưởng đoàn ngoại giao tại Cuba

Ngày 15/11, Đại sứ quán Mỹ tại Cuba thông báo, nhà ngoại giao kỳ cựu Mike Hammer bắt đầu đảm nhiệm vị trí Trưởng phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Havana.

Nga chơi chiêu hiểm nhưng chẳng mảy may tác động đến Mỹ, Moscow nói chờ đợi một lời từ ông Trump

Ngày 15/11, Nga - nhà cung cấp uranium làm giàu lớn nhất thế giới - tuyên bố đã áp đặt các hạn chế tạm thời đối với việc xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ.

Nét hấp dẫn của đất nước hình chiếc ủng

Các đại biểu cắt băng khai mạc chuỗi sự kiện của Tuần lễ ẩm thực Italy tại Việt Nam lần thứ 9. (Ảnh: Lê Lai) Ngày 15/11 tại Hà Nội, Cơ quan Thương mại Italy phối hợp với MM Mega Market đơn vị tổ chức triển lãm “Hương vị Italy”, chính thức khai mạc chuỗi sự kiện Tuần...

Tìm hiểu các di sản văn hóa đặc sắc tại Liên hoan Du lịch, Ẩm thực

Tối 14/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc Liên hoan Du lịch, Ẩm thực - Làng nghề Bắc Ninh năm 2024.

Bài đọc nhiều

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi chiến lược tuyển dụng

Thị trường lao động Nhật Bản đang chứng kiến một cuộc chiến giành nhân tài ngày càng gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, nhất là dịch vụ.

Hồi phục từ phiên giao dịch đầy biến động

Giá xăng dầu hôm nay 15/11, tiếp tục đóng cửa với mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 14/11.

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Cùng chuyên mục

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

Nền kinh tế thế giới đang đòi hỏi một định hình mới và tiến trình này trước hết sẽ diễn ra tại APEC - khu vực đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu.

Châu Á-Thái Bình Dương cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong một thế giới đầy biến động, thách thức, châu Á-Thái Bình Dương không thể “đi một mình” mà cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác. Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần...

Lo ngại cầu yếu từ Trung Quốc, giá dầu lao dốc hơn 2%

Giá xăng dầu hôm nay 16/11, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà đầu tư lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc yếu và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chậm tốc độ cắt giảm lãi suất.

Giá heo hơi ổn định tại 3 miền; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Thị trường heo hơi duy trì ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, ngoài Hà Nội và Phú Thọ đang giao dịch ở ngưỡng 64.000 đồng/kg, giá khảo sát trên các địa phương dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg. Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Dấu mốc lịch sử trên bản đồ năng lượng Nam Á

Ngày 15/11, Nepal bắt đầu xuất khẩu điện sang Bangladesh, đánh dấu lần đầu tiên quốc gia thuộc dãy Himalaya này xuất khẩu điện sang một nước thứ ba ngoài Ấn Độ.

Mới nhất

Làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây đang được đầu tư như thế nào?

Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít (làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây) đang được tỉnh Vĩnh Long nỗ lực đầu tư...

Ngày càng nhiều người trẻ bị suy thận

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có thêm 8.000 người bị suy thận, trong đó có nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có thêm 8.000 người bị suy thận, trong đó có nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi. Chiều...

Bão Usagi giật cấp 11

(ĐCSVN) - Trong khi bão Usagi đang gây gió giật cấp 11, trên biển xuất hiện tiếp một cơn bão có tên quốc tế là Man-yi. Dự báo, khoảng 1 giờ ngày 18/11, bão Man-yi ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông với sức gió giật cấp 16.   ...

Mới nhất

Bão Usagi giật cấp 11