Giảm lượng đường trong máu
Củ đậu có thể giúp giảm lượng glucose tăng vọt sau bữa ăn và ức chế hoạt động của alpha-glucosidase và alpha-amylase, có liên quan đến tiêu hóa carbohydrate và tăng mức glucose trong cơ thể.
Lượng calo thấp, chỉ số đường huyết thấp và đặc tính kháng insulin của củ đậu cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tốt cho tim mạch
Nước ép từ củ đậu có thể giúp ức chế sự kết tụ tiểu cầu (hoặc cục máu đông) ở người và giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như đau tim và đột quỵ.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Củ đậu chứa nhiều chất xơ thô và carbohydrate. Chất xơ chiết xuất từ loại củ này có thể giúp tạo điều kiện sản xuất các kháng thể như gM, IgG và IgA giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Củ đậu chứa nhiều tinh bột và lượng chất xơ cao rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón của những người mắc chứng khó tiêu. Lượng nước cao trong củ đậu cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mất nước của cơ thể.
Giúp giảm cân
Một chén củ đậu 120 gam chỉ có 46 calo. Đây là lý do tại sao việc ăn loại rau củ này có thể giúp giảm cảm giác đói và kiểm soát tăng cân.
Theo một nghiên cứu, củ đậu cũng tốt cho những người bị béo phì vì nó hoạt động ở cấp độ tế bào và giúp cải thiện trọng lượng cơ thể ở mức độ lớn.
Tác dụng phụ của củ đậu
Củ đậu là loại củ phát triển từ rễ có chứa độc tố nhưng với lượng rất nhỏ.
Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, nên gọt sạch vỏ trước khi ăn và không nên ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn quá nhiều củ đậu có thể dẫn đến co giật và hôn mê, nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh parkinson.