Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông nên hoang mang về tỷ lệ “chọi”

Không nên hoang mang về tỷ lệ “chọi”


anhbaiduoi(1).jpg
Thí sinh dự thi lớp 10 tại Hà Nội. Ảnh: Quang Vinh.

Tuy nhiên, tỷ lệ “chọi” không đồng nghĩa đó là trường top, bởi có nhiều thí sinh chọn phương án an toàn nên chọn trường có điểm chuẩn không cao, dẫn đến lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhiều hơn chỉ tiêu.

Các thống kê trước đó cho thấy một số trường THPT tại Hà Nội có số lượng học sinh đăng ký dự tuyển tăng cao dẫn đến tỷ lệ chọn trúng tuyển biến động mạnh; lại có những trường số học sinh đăng ký dự tuyển thấp hơn so với chỉ tiêu… Cụ thể, nằm trong nhóm 10 trường THPT có tỷ lệ chọn cao nhất thành phố có khá nhiều trường mọi năm điểm tuyển sinh thấp: Trường THPT Nguyễn Văn Cừ có 630 chỉ tiêu, nhưng số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào trường lên tới 1.355 em (1/2,15); Trường THPT Đại Mỗ có 675 chỉ tiêu nhưng có tới 1.511 học sinh đăng ký (1/2,24)… Cũng nằm trong nhóm các trường có tỷ lệ chọn tuyển cao còn có Trường THPT Ngọc Hồi với 1/2,08 – xếp thứ 13 toàn thành phố. Trong khi năm 2023, trường này xếp thứ 107 với tỷ lệ chọn tuyển là 1/1,03.

Đáng lưu ý, trong thời gian đăng ký dự tuyển những ngày qua còn có hiện tượng thí sinh đăng ký vào một số trường có tỷ lệ “chọi” thấp dưới 1 (lượng thí sinh đăng ký thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh). Trong đó có Trường THPT Đoàn Kết (quận Hai Bà Trưng); các trường THPT ngoại thành như Minh Quang, Nguyễn Quốc Trinh, Đông Mỹ, Lưu Hoàng, Đại Cường, Bắc Lương Sơn… Thí sinh đăng ký những trường có tỷ lệ “chọi” thấp nói trên yên tâm rằng cầm chắc suất đỗ. Dẫu thế, theo khuyến cáo từ các thầy cô giáo, thí sinh không nên căn cứ vào mức độ cao, thấp của tỷ lệ “chọi” để dự đoán về điểm chuẩn cũng như khả năng trúng tuyển, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả ôn tập. Tỷ lệ “chọi” thấp không có nghĩa rằng cơ hội trúng tuyển của thí sinh đăng ký vào trường đó cao hơn những thí sinh khác.

Sự biến động mạnh về tỷ lệ “chọi” cộng với quy định không được đổi nguyện vọng khiến không ít học sinh và phụ huynh lo lắng vì cho rằng tỷ lệ “chọi” cao thì điểm chuẩn sẽ cao và khó trúng tuyển hơn. Ông Lê Việt Dương – Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định chia sẻ, tỷ lệ “chọi” mang tính chất tương đối, phản ánh sự quan tâm của thí sinh đối với nhà trường. Tỷ lệ này ở mức độ nào phụ thuộc nhiều yếu tố như tâm lý thí sinh, phụ huynh, biến động về dân số, điểm chuẩn… Tỷ lệ “chọi” cao chưa chắc điểm chuẩn sẽ cao. Thí sinh không nên quá lo lắng mà hãy xác định đây là yếu tố để nỗ lực hơn nữa. Ngoài ra, mỗi thí sinh có 3 nguyện vọng dự tuyển vào trường công lập và còn nhiều lựa chọn khác ở các loại hình trường…

Đồng quan điểm, ông Lê Hồng Chung – Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy) đưa lời khuyên, học sinh và phụ huynh không nên hoang mang trước thông tin về tỷ lệ “chọi” mà nên nhìn vào điểm chuẩn của các năm học trước để đánh giá độ khó. Thay vì phân tâm, học sinh cần giữ sức khỏe, sự bình tĩnh để tập trung ôn tập, cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu của bản thân.

Bà Đặng Thị Thu Hà – Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) cũng phân tích, khi đăng ký vào trường có tỷ lệ “chọi” cao, học sinh, phụ huynh không nên quá lo lắng. Tỷ lệ “chọi” chỉ là một yếu tố để biết được nguyện vọng lựa chọn của học sinh, quan trọng hơn là điểm chuẩn của các trường. Thực tế, tỷ lệ “chọi” thấp chưa chắc điểm chuẩn đã thấp bởi có thể những học sinh đăng ký đều là những em học xuất sắc.

Trước sức “nóng” về tuyển sinh lớp 10 THPT tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn nói chung, phương án an toàn trong tuyển sinh đang dần được thí sinh lựa chọn. Nhưng khi có quá nhiều người lựa chọn sự an toàn, cũng đồng nghĩa với điểm an toàn đó lại trở thành quá tải, dẫn tới tỷ lệ “chọi” bỗng cao vọt.

Thực tế này cho thấy, chọn an toàn cũng chỉ là những giải pháp tình thế để các em có được một suất học trong trường công. Về lâu dài, để việc lựa chọn trường THPT công không phải là cánh cửa duy nhất với học sinh lớp 9, công tác hướng nghiệp cần được đầu tư bài bản hơn, đi vào thực chất hơn. Việc hướng nghiệp nếu được sự đồng thuận, ủng hộ giữa gia đình – nhà trường – học sinh thì những cánh cửa mở ra từ các trường THPT tư thục, trường nghề… mới thực sự có ý nghĩa. Nếu không đó sẽ lại là vòng quay luẩn quẩn: Hướng nghiệp bắt ép để bảo vệ thành tích của các nhà trường.



Nguồn: https://daidoanket.vn/khong-nen-hoang-mang-ve-ty-le-choi-10280395.html

Cùng chủ đề

Hồi hộp chờ công bố tỷ lệ ‘chọi’

Theo công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 của Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Hà Nội, không ít trường THPT ở khu vực nội thành giảm chỉ tiêu so với các...

1 chọi 9 vào trường chuyên ‘nóng’ nhất TP.HCM

Sáng 15/6, trả lời VTC News, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết số thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 6 trường chuyên Trần Đại Nghĩa tăng mạnh. Sở nhận được khoảng 4.800 hồ sơ đăng ký, tăng 1.200 so với năm ngoái.Năm nay, trường tuyển 15 lớp với 525 học sinh, tính trung bình, một thí sinh phải cạnh tranh với 9 em khác để tranh suất vào lớp 6...

4.800 học sinh tranh suất lớp 6 chuyên Trần Đại Nghĩa

Với 4.800 học sinh đăng ký, tỷ lệ chọi vào lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là 1/9, cao nhất kể từ năm 2015 đến nay. Sáng 15/6, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết số thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 6 trường chuyên Trần Đại Nghĩa tăng mạnh. Sở nhận được 4.800 hồ sơ đăng ký, tăng 1.200 so với năm ngoái.Năm nay,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tân Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình là ai?

Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an vừa được điều động đến nhận công tác và giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình. Chiều 4/11, tại Công an tỉnh...

Để đồng bào dân tộc thiểu số an cư, lạc nghiệp

Dự án 1, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG 1719 là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết cho người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”. ...

Giao Công an vào cuộc vụ đấu giá 4 mỏ vật liệu thông thường ở Hà Tĩnh

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký văn bản hỏa tốc, giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đợt 1 năm 2024. ...

Chú trọng giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng đất là một trong những chính sách phát triển bền vững cộng đồng các DTTS ở Việt Nam. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng đồng bào DTTS có thêm điều kiện ổn định cuộc sống. ...

Quy định chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 15/2024/NQ-HĐND về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 25/10/2024. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

‘Lễ về hưu’ của thầy hiệu trưởng 38 năm bám bản gây sốt mạng

“Học sinh toàn trường tổ chức lễ về hưu khiến tôi rất bất ngờ. Khoảng khắc toàn thể giáo viên và học sinh hô vang tên, tôi lắng đọng và cố gắng nén lại nước mắt. Giờ tan trường, tôi đứng trước cổng chào các em, khi đó tôi đã khóc”, thầy hiệu trưởng Hoàng Minh Ngọc (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.Sau 38 năm, 2 tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở mảnh...

Cùng chuyên mục

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Chìa khóa cho nguồn nhân lực phát triển đô thị thông minh

Các chuyên gia nhấn mạnh ưu tiên đào tạo bậc thạc sĩ để hình thành nguồn nhân lực có chuyên môn, góp phần phát triển và quản lý đô thị bền vững. ...

Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội để tháo gỡ điểm nghẽn cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp; đồng thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 127 về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Chiều ngày 4/11, phát biểu giải trình, làm rõ một...

50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Ngày 4-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố danh sách 50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 27 năm 2024. Danh sách nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay có 37 giáo...

Mới nhất

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước...

Lào Cai tiếp tục nỗ lực toàn diện để vượt qua khó khăn

Ngày 4/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024. Tham dự cuộc họp có đầy đủ các ban ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường. Tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế-xã hội...

Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư

Khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch. Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tưKhi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ là cực...

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quảng Ngãi

Quảng Ngãi điều chỉnh cục bộ khu đất khoảng 4 ha tại xã Tịnh An, Thành phố Quảng Ngãi từ đất đơn vị ở thành đất dịch vụ - công cộng đô thị. Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Quảng NgãiQuảng Ngãi điều chỉnh cục bộ khu đất khoảng 4 ha tại xã Tịnh An,...

Mới nhất