Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếKhông nên đo lường năng lực, giá trị của trẻ qua điểm...

Không nên đo lường năng lực, giá trị của trẻ qua điểm số, thành tích



Theo nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Quốc Vương, việc phụ huynh quá vui sướng với điểm số ở trường của con cho thấy, bản thân họ vẫn không thoát ra khỏi được “chủ nghĩa thành tích” và coi giáo dục là khoa cử thuần túy…

s
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, không ít bậc phụ huynh vẫn không thoát ra khỏi được “chủ nghĩa thành tích” và coi giáo dục như là khoa cử thuần túy. (Nguồn: NVCC)

Cứ mỗi khi kết thúc năm học, không ít phụ huynh rầm rộ đăng bảng điểm, giấy khen của con lên mạng xã hội. Theo ông, hiện tượng này có những hệ lụy nào?

Theo tôi, có hai hệ lụy từ việc này. Một là, làm chạnh lòng các bậc phụ huynh có con với thành tích học tập chưa tốt. Có người cảm thấy áp lực và trút áp lực đó lên con mình khi so sánh với “con hàng xóm”, “con nhà người ta”.

Hai là, việc phụ huynh quá vui sướng với điểm số ở trường như vậy cho thấy, bản thân họ vẫn không thoát ra khỏi được “chủ nghĩa thành tích” và coi giáo dục như là khoa cử thuần túy. Đây là “mảnh đất tốt” cho các bệnh như háo danh, háo bằng sinh sôi, phát triển.

Góc nhìn của ông về những áp lực thi cử, áp lực thành tích hiện nay? Những kỳ thi dường như ngày càng căng thẳng?

Cho dù khắp nơi hô hào đổi mới với cải cách thì thực sự trẻ em hiện tại đang học hành rất căng thẳng. Trong giáo dục, việc đòi hỏi người học luôn nỗ lực là cần thiết nhưng khác với việc phải gánh chịu căng thẳng. Mà ở đây, căng thẳng lại chủ yếu đến từ thi cử chứ không phải là yêu cầu nỗ lực trong khám phá, tìm tòi, biểu đạt.

Những chuyện như phải thi vào lớp 1, rồi vô vàn các cuộc thi trên mạng, mới học đã ôn đề cương… dần trở thành phổ biến. Trường học không tạo ra một không gian đa dạng mà bó hẹp vào ôn luyện để thi khiến đời sống tinh thần và trải nghiệm của học sinh trở nên nghèo nàn.

Việc đo lường giá trị của một đứa trẻ qua điểm số, những tấm giấy khen liệu có kích hoạt sự khủng hoảng, tiêu cực ở trẻ?

Con người là một thực thể-sinh vật phức tạp. Không dễ để đánh giá năng lực của cá nhân nếu chỉ dựa vào điểm số của các môn học ở trường, ngay cả khi đánh giá công tâm, khách quan. Trong khi, người ta vẫn nói, không nên đánh giá tài leo cây của một con cá. Chúng ta đều có thế mạnh, điểm yếu và khả năng trong một lĩnh vực nào đó. Điểm số, giấy khen chưa thể định nghĩa được giá trị cốt lõi của một người.

“Chuyện phải thi vào lớp 1, rồi vô vàn các cuộc thi trên mạng, mới học đã ôn đề cương… dần trở thành phổ biến. Trường học không tạo ra một không gian đa dạng mà bó hẹp vào ôn luyện để thi, khiến đời sống tinh thần và trải nghiệm của học sinh trở nên nghèo nàn”.

Theo tôi, đánh giá nên là một quá trình thay vì chỉ là một vài bài thi và cần quan tâm hơn đến việc quan sát toàn diện, nhắm đến sự tự hoàn thiện và phát triển của học sinh chứ không phải đánh giá để lấy thi đua hay phân loại học sinh như nhiều nơi đang làm.

Khi tuyệt đối hóa đánh giá để phân loại, xếp hạng… nhà trường, giáo viên, phụ huynh sẽ đẩy trẻ vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Trong cuộc cạnh tranh đó, đội thắng sẽ thấy mình ưu việt và trở nên chủ quan, phù phiếm, còn đội thua sẽ trở nên tự ti và mặc cảm. Tất nhiên, cả hai đều thể hiện sự thất bại của giáo dục vốn phải hướng vào sự tự hoàn thiện và coi trọng hợp tác.

Đừng đẩy trẻ vào cuộc cạnh tranh khốc liệt mang tên thành tích
Đừng đẩy trẻ vào cuộc cạnh tranh khốc liệt mang tên thành tích. (Nguồn: VOV)

Thực tế hiện nay, nhiều trẻ đang học để thi, học để lấy thành tích, học theo nguyện vọng của cha mẹ và theo đánh giá của xã hội. Vậy theo ông, giải pháp nào để giảm gánh nặng thành tích đối với trẻ?

Nếu động lực học tập nằm ở bên ngoài như sức ép, kỳ vọng của cha mẹ, lương, thưởng trong tương lai (như hứa hẹn) thì khi sức ép giảm hoặc không còn, học sinh, thanh niên sẽ không học nữa hoặc chỉ học cho có, học để đối phó.

Nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả Nguyễn Quốc Vương đã dịch và viết khoảng 90 cuốn sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa. Một số cuốn tiêu biểu như:

– Sách dịch: Cải cách giáo dục Việt Nam, Phẩm cách quốc gia, Hạnh phúc với cuộc sống thường ngày…

– Sách viết: Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Môn sử không chán như em tưởng, Đường xa nghĩ về giáo dục Việt Nam, Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam…

Giải thưởng: Giải Sách Hay 2020 dành cho cuốn Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản.

Động lực học tập lành mạnh phải nằm ở bên trong đó là tìm kiếm sự vui vẻ, hạnh phúc khi khám phá cái mới, cái mình chưa biết, hoàn thiện được bản thân. Nghe thì trừu tượng nhưng bản chất của việc học là như vậy.

Rất tiếc ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thay vì nuôi dưỡng điều này, do kỳ vọng và nỗi bất an của người lớn, trẻ bị ép học phi lý với áp lực lớn.

Không khó để nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ ngồi ăn bánh mỳ ngay trên xe người mẹ để kịp ca học thêm tối, hoặc những đứa trẻ ngủ gật trên xe…

Kết quả là, trẻ học chỉ vì áp lực mà không vì niềm vui. Vậy nên, đỗ đại học là hết học, hết thi hết học, lấy xong bằng hết học. Khi học như vậy rất khó để chúng ta có thể có được thành tựu đỉnh cao dù có tố chất để làm điều đó.

Trách nhiệm của gia đình đến đâu trong chuyện này để góp phần bảo đảm quyền trẻ em, thưa ông?

Có thể nói, thành tích của con rất đáng trân trọng nhưng nên tiếp nhận nó với thái độ điềm tĩnh. Giáo dục là chuyện lâu dài và các con số không thể hiện được hết khả năng cũng như đánh giá chính xác năng lực. Con người luôn chứa đựng yếu tố bất ngờ liên quan đến sự tập trung, động lực, cảm hứng, sự nỗ lực và giác ngộ.

Quan trọng là hướng con vào tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, biết chia sẻ và hợp tác cùng mọi người xung quanh như các bạn học cùng, chơi cùng… Làm sao để con có thể không tập không ngừng không phải để đáp ứng các kỳ thi, không màng điểm số. Đó cũng là một trong những điều chúng ta có thể làm để bảo đảm và thúc đẩy quyền trẻ em.

Xin cảm ơn ông!

Đầu tháng 5/2021, khi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong nhiều ý kiến chỉ đạo, định hướng cho giáo dục, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh mong muốn ngành giáo dục cần phải “Học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Trước chỉ đạo này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, ngành giáo dục sẽ tập trung thực hiện tốt những định hướng quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo. Trong đó, có yêu cầu giáo dục cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, học thật hay thực học, xét về phương diện nội dung, là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, tạo ra năng lực thực, tức những gì mà người học có thể dùng nó cho công việc, cho mưu sinh, cho đời, cho đất nước.
Thực học là tránh việc học những cái ra đời không dùng vào việc gì, còn cái cần thì không được học. Thực học đồng nghĩa với việc nền giáo dục thiết thực, hữu dụng, có thực chất, giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn chặt với đời sống. Khi đó, danh vị, học hàm, bằng cấp là phù hợp và phản ánh đúng thực lực của người học.





Nguồn

Cùng chủ đề

WVI hỗ trợ xã miền núi Quảng Trị nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và bảo vệ trẻ em

UBND tỉnh Quảng Trị vừa qua đã có Quyết định số 2566/QĐ-UBND về việc phê duyệt văn kiện Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và bảo vệ trẻ em bằng phương pháp Montessori tại Chương trình vùng Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị do tổ chức World Vision International (WVI) tài trợ. Dự án có Tổng vốn viện trợ không hoàn lại thực hiện 64.761 USD, tương đương gần 1,6 tỷ đồng...

Na Uy cấm trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng mạng xã hội

Chính phủ Na Uy vừa tăng độ tuổi tối thiểu mà trẻ em nước này được sử dụng mạng xã hội từ 13 lên 15 nhằm bảo vệ chúng khỏi ‘sức mạnh của các thuật toán’.

Gần 67% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM rảnh từ 2 – 4 giờ mỗi ngày

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả khảo sát Đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.Sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh để sử...

Từ mẩu tin trên báo, người đàn ông dành 30 năm giúp đỡ trẻ bụi đời

Mẩu thông tin tuyển dụng in trên mảnh giấy báo bọc ngoài gói xôi khiến Ths Trần Minh Hải tò mò. Anh thấy mình đồng cảm với trẻ bụi đời và quyết định làm công việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Đồng cảm Các vấn đề liên quan đến quyền được phát triển của trẻ em là một trong những mối quan tâm chính của pháp luật quốc tế, cũng như pháp luật Việt Nam. Hiện nay tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời “Trump 2.0”

Báo chí Mỹ đưa tin, Tổng thống đắc cử nước này Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm Ngoại trưởng trong chính quyền mới.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Họa sỹ Kim Đức trưng bày bản sao bức tranh ‘Vỏ Tương Lai’ tại Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội – HANIFF VII

Nằm trong chuỗi hoạt động của Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 năm 2024 (HANIFF VII), họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức đã cho trưng bày bản in của bức tranh "Vỏ Tương Lai" thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày, đặc biệt là du khách quốc tế.

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích khi chạy bộ. Hít vào bằng mũi góp phần phát hiện mùi hôi, chất độc hại trong không khí. Không...

Cùng chuyên mục

Cứu sống bệnh nhi Campuchia bị bệnh tim hiếm gặp

Ngày 12/11, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi người Campuchia bị màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng. ...

Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván

Vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu (Td) sẽ được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn TP.Hà Nội, thời gian rà soát đối tượng và tổ chức tiêm chủng từ tháng 11-2024 và các năm tiếp theo. Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổiVắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu (Td) sẽ được đưa vào chương trình Tiêm chủng...

Phẫu thuật khẩn cấp cứu bé trai mắc bệnh tim bẩm sinh

Bé trai Q.N (2 tuổi, quốc tịch Campuchia) mắc bệnh tim bẩm sinh nặng, đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tiến hành phẫu thuật khẩn cấp và huy động hơn 100 triệu đồng từ các nhà hảo tâm...

Bệnh viện Nhi đồng 1 cứu sống bệnh nhi 2 tuổi người Campuchia

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM hỗ trợ chi phí 100 triệu đồng phẫu thuật cứu sống bệnh nhi 2 tuổi người Campuchia được chẩn đoán màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng. Ca phẫu thuật tim cho bệnh nhi diễn ra vào...

Dịch sốt xuất huyết giảm, dịch sởi tăng tại Hà Nội; WHO họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1/11 đến ngày 8/11), toàn Thành phố ghi nhận 566 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 46 trường hợp so với tuần trước. Tin mới y tế ngày 12/11: Dịch sốt xuất huyết giảm, dịch sởi tăng tại Hà Nội; WHO họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉTheo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua...

Mới nhất

Chương trình MTQG 1719: “Đòn bẩy” cho vùng khó ở Thanh Hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn...

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, Bộ sẽ nắm tình hình, đấu tranh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, mạng xã hội. ...

Nâng giá trị và thương hiệu sản phẩm cá khô

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 10 xã ven biển, đảo thuộc các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành, thành phố Hà Tiên và Phú Quốc - nơi có các làng nghề truyền thống làm khô cá biển, khô mực, tôm khô. Trong số đó, có những làng nghề phát triển hơn 100 năm với thương hiệu nổi tiếng...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. ...

Mới nhất