Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông nên biến giáo viên thành học sinh vì những quy định...

Không nên biến giáo viên thành học sinh vì những quy định về bồi dưỡng, chứng chỉ


Một số đại biểu Quốc hội, cho rằng, thực tế đang đòi hỏi rất cao nhà giáo không chỉ về đạo đức, chuẩn mực, sự hiểu biết, tính sáng tạo mà còn đòi hỏi về phẩm chất, tư tưởng chính trị; còn yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ bắt buộc tạo thêm áp lực cho nhà giáo.

Sáng 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Thảo luận tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương, cho rằng: Quy định về bồi dưỡng nhà giáo từ Điều 34 đến Điều 36 là nặng nề bởi hiện nay là xã hội học tập, học tập suốt đời và khuyến khích tự học, tự nghiên cứu. Nhà giáo cần nâng cao năng lực và học tập thường xuyên. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà biến giáo viên… thành học sinh với những quy định về bồi dưỡng bắt buộc dày đặc, tạo thêm áp lực cho giáo viên.

Đại biểu Việt Nga đề nghị lược bớt những quy định tạo ra áp lực về các chứng chỉ, bồi dưỡng bắt buộc với nhà giáo và quy định theo hướng nhà giáo cần tích cực nghiên cứu, học tập nâng cao kỹ năng, trình độ để đáp ứng nhu cầu công việc.

Đại biểu Quốc hội: Không nên biến giáo viên thành học sinh vì những quy định về bồi dưỡng, chứng chỉ- Ảnh 1.

Đại biểu Trần Quang Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, thảo luận

Điều 34 về bồi dưỡng giáo viên, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập thực hiện chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về viên chức; trong đó, nội dung kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm bao gồm: bồi dưỡng thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời; bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục; Bồi dưỡng nhà giáo bao gồm bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng tự chọn, tự học, tự nghiên cứu bằng các hình thức phù hợp.

Điều 35, Trách nhiệm và quyền của nhà giáo khi tham gia bồi dưỡng: Tham gia đầy đủ và hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo quy định; Có ý thức tự học, học tập suốt đời, phát triển nghề nghiệp liên tục; Vận dụng kết quả bồi dưỡng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, đổi mới sáng tạo.

Còn đại biểu Trần Quang Minh – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, đề nghị bổ sung tại điểm e khoản 2 Điều 9 quy định nhà giáo có nghĩa vụ tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, dân chủ, đổi mới sáng tạo. Theo đại biểu, cần bổ sung thêm nghĩa vụ của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đó là phải xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Theo đại biểu, đây là nội dung nằm trong phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đã được phát động cách đây hơn 16 năm và đến nay đã khẳng định vẫn nguyên giá trị, ý nghĩa.

Để đạt được mục đích này, các thầy cô giáo phải thân thiện trong dạy học. Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm, đe dọa học sinh. Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ với giáo dục, hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Nghĩa vụ của nhà giáo trong xây dựng trường học thân thiện thì ngoài truyền thụ kiến thức còn phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, tạo môi trường và điều kiện để học sinh tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa của địa phương.

Đại biểu Quốc hội: Không nên biến giáo viên thành học sinh vì những quy định về bồi dưỡng, chứng chỉ- Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình, thảo luận

Về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình, cho biết: Điều 6 của dự thảo Luật Nhà giáo về Chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, quy định Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo, đặc biệt nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo đang công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung cho rằng, trong dự thảo Luật Nhà giáo chưa thể hiện rõ chính sách này. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm học 2022 – 2023 cả nước vẫn còn thiếu hơn 100.000 giáo viên đối với cấp học phổ thông và theo cái dự báo của Tổng cục Thống kê đến năm 2045 thì dự báo đến năm 2030 thì cả nước cần bổ sung thêm hơn 358.000 giáo viên. Do vậy, đại biểu cho rằng Luật Nhà giáo cần có những chính sách để đảm bảo về số lượng nhà giáo.

Đề nghị bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng đối với nhà giáo, đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, cho rằng: Liên quan tới chuẩn nghề nghiệp nhà giáo tại Điều 14 dự thảo Luật, giáo dục có vai trò quan trọng và nhà giáo là trung tâm, là người quyết định chất lượng đào tạo, giáo dục con người, trực tiếp tác động, truyền thụ tư duy, tư tưởng, kiến thức của các thế hệ người học.

Do vậy, đòi hỏi cao ở nhà giáo không chỉ về đạo đức, chuẩn mực, mô phạm, sự hiểu biết, tính sáng tạo mà còn đòi hỏi về phẩm chất, tư tưởng chính trị của nhà giáo. Phẩm chất chính trị, tư tưởng nhà giáo là nhân tố cơ bản giữ vai trò chủ đạo, định hướng sự phát triển đạo đức của đội ngũ nhà giáo. Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ và các trí thức khoa học mà còn là nơi rèn luyện, truyền thụ phẩm chất, nhân cách của người học. Từ phân tích trên, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng vào khoản 1 Điều 14 dự thảo Luật.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dai-bieu-quoc-hoi-khong-nen-bien-giao-vien-thanh-hoc-sinh-vi-nhung-quy-dinh-ve-boi-duong-chung-chi-20241120104216209.htm

Cùng chủ đề

(Trực tiếp) Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục họp đợt 2, dự kiến kéo dài đến ngày 30/11, để xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp. Buổi sáng, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Truyền...

Đại biểu Quốc hội: Dạy thêm học thêm cũng có mặt tích cực, cần xem xét thấu đáo khi cấm

Dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực, không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm. Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) - Ảnh: GIA HÂN Sáng 20-11, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Dự luật lần đầu tiên được đưa ra Quốc hội xem xét, thảo luận. Có phụ huynh cho con học thêm để yên tâm làm...

Nhiều kỳ vọng về Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay cũng là thời điểm dự án Luật Nhà giáo chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Với 9 Chương bao gồm 50 điều, dự án luật này đang nhận được rất nhiều kỳ vọng, mong chờ từ đội ngũ nhà giáo trên cả nước. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/nhieu-ky-vong-ve-luat-nha-giao-142391.htm

Đại biểu Quốc hội hiến kế ngăn tình trạng phụ huynh hành hung giáo viên

Tình trạng phụ huynh hành hung giáo viên đã làm ảnh hưởng đến truyền thống tôn sư trọng đạo, chính vì vậy, luật cần bổ sung quy định rõ những việc phụ huynh, học không được làm đối với nhà giáo. ...

Đề xuất xây dựng Quỹ hỗ trợ tài chính quốc gia cho nhà giáo

Cần xem xét ban hành chính sách ưu đãi về tài chính cho nhà giáo, xây dựng Quỹ hỗ trợ tài chính quốc gia cho giáo viên trẻ, giáo viên các môn đặc biệt, tài năng, công tác vùng đặc biệt… ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng

Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm...

Nữ giáo viên và những kỷ niệm chưa từng trải qua trong đời

Học sinh bị nghi ngờ lấy đồ dùng học tập của bạn về nhà uống thuốc cỏ hay học sinh vệ sinh cá nhân kém, giáo viên nhắc nhở liền nghỉ học cả tuần… là những kỷ...

Ký ức “nằm gai nếm mật” của những nhà giáo đi B

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn nhà giáo miền Bắc đã vào Nam, vừa tham gia xây dựng nền giáo dục trong các chiến khu, vùng căn cứ, vừa...

Tiền lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo và những vấn đề căn cốt cần ưu tiên giải quyết

5 vấn đề căn cốt cần phải được ưu tiên giải quyết trong dự thảo Luật Nhà giáo là: Tiền lương và chế độ đãi ngộ; định danh và quản lý nhà giáo; phát triển công bằng giữa...

TokyoLife tạo việc làm cho 142 người khuyết tật

Với phương châm “Phụng sự vì xã hội”, sau 8 năm thành lập, TokyoLife không chỉ mang đến những sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt dành cho khách hàng mà còn không ngừng vun đắp những giá...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Cô giáo trẻ và nghề làm… hiệu trưởng!

Cô giáo Nguyễn Thu Biên có một khát vọng cháy bỏng đó là xây dựng nên "Ngôi trường hạnh phúc từ tâm”. Triết lý giáo dục đầy tính nhân văn này đã theo cô suốt từ khi cô là hiệu trưởng trẻ tuổi nhất trong khối các trường tư thục ở...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Cùng chuyên mục

Cô giáo vượt hơn 70 km mỗi ngày để “gieo chữ” cho học trò vùng khó

Mỗi ngày của cô Trang bắt đầu từ 5 giờ sáng, vượt cung đường 36 km đến với học trò Tân Yên - một xã vùng III của Lạng Sơn, chiều lại vượt 35 km về với gia đình. Mỗi ngày của cô Trang bắt đầu từ 5 giờ sáng, vượt cung đường 36 km đến với học trò Tân Yên - một xã vùng III của Lạng Sơn, chiều lại vượt 35 km về với gia...

Những bóng hồng xinh đẹp ở ngôi trường đặc biệt nhất Nghệ An

Ngay buổi đầu cô giáo đến lớp đã bị học sinh làm cho hoảng sợ, bật khóc. Tình huống diễn ra khi một học sinh tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An bất ngờ phát bệnh...

Tri ân thầy cô ở Trường Sa

Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) vừa tổ chức gặp mặt các thầy cô giáo đang công tác tại huyện đảo, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11). Sáng 20-11, các xã, thị trấn của huyện Trường Sa đã tổ chức gặp mặt các thầy,...

Đề xuất xây dựng Quỹ hỗ trợ tài chính quốc gia cho nhà giáo

Cần xem xét ban hành chính sách ưu đãi về tài chính cho nhà giáo, xây dựng Quỹ hỗ trợ tài chính quốc gia cho giáo viên trẻ, giáo viên các môn đặc biệt, tài năng, công tác vùng đặc biệt… ...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải trình đề xuất tăng lương, giảm tuổi nghỉ hưu nhà giáo

Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tổ, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Đảng và Nhà nước xác định giáo viên là yếu tố quan trọng, nền tảng, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, phát triển lực lượng đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là việc sống còn của ngành Giáo dục."Nếu phát...

Mới nhất

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

(ĐCSVN) - Dự án được triển khai ở xã Tiên Ngoại, xã Yên Nam và xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với diện tích 250 ha, tổng nguồn vốn đầu tư là 2.975,581 tỷ đồng. ...

Cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai. Với quan điểm ấy, Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình cùng các quốc gia, đối tác, cộng đồng quốc tế cam kết phấn đấu thực hiện...

Nâng cao năng lực và nhận thức thích ứng trước những thay đổi khí hậu

(ĐCSVN) - Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể là nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững; nâng cao năng lực và nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu. ...

Vàng miếng, vàng nhẫn đua nhau tăng dựng đứng

Cụ thể, lúc 10h sáng 20/11, giá vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 82,7 - 85,7 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng thêm 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. Trong khi đó, giá vàng nhẫn có mức tăng cao nhất là 1,4 triệu đồng/lượng. Cụ thể, giá tại Doji là 84,1 - 85,1...

Agoda tiết lộ Đà Lạt là điểm đến giá rẻ hàng đầu vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda. Ngày 19/11, nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda vừa công bố danh sách các điểm đến du lịch cuối năm tiết kiệm nhất, mang đến nhiều lựa chọn cho những...

Mới nhất