Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Không làm gì khác được nên làm giảng viên' là do chưa...

‘Không làm gì khác được nên làm giảng viên’ là do chưa đặt ra điều kiện hành nghề


Ông Phạm Ngọc Thưởng - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - dự tọa đàm

Ông Phạm Ngọc Thưởng – thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – dự tọa đàm “Pháp luật về nhà giáo của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” sáng nay 3-4 – Ảnh: NGUYỄN MẠNH

Nhận định trên được các chuyên gia nêu ra tại tọa đàm “Pháp luật về nhà giáo của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do Đại học Quốc gia tổ chức sáng nay (3-4).

Bất cập do chưa đặt ra các điều kiện hành nghề, tuyển dụng giảng viên

Theo PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp – Trường đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), hiện nay đang có nhiều vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hoạt động quản lý giảng viên.

Bối cảnh pháp lý hiện nay ở Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế. Các quy định về việc xếp lương, giờ làm việc nằm trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tình trạng manh mún này tạo ra nhiều khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn.

Xét về bản chất, quy định hiện tại chưa đặt ra các điều kiện để hành nghề giảng viên hay điều kiện tuyển dụng đầu vào đối với chức danh nghề nghiệp này. Điều này tạo ra tình trạng áp dụng theo nhu cầu, có nghĩa là việc tuyển dụng với các điều kiện khác nhau tùy thuộc vào cơ sở giáo dục đại học.

Thực trạng này chính là nguyên nhân mà trong thời gian qua nhiều phản ảnh cho rằng “vì không làm gì khác được thì nên đi làm giảng viên”.

Bà Diệp cho rằng: “Cần trao quyền cấp chứng chỉ hành nghề thông qua đánh giá chuyên môn của một chủ thể thích hợp và chỉ những người được cấp chứng chỉ hành nghề giảng viên mới có quyền ứng tuyển vào vị trí giảng viên tại bất kỳ cơ sở giáo dục đại học nào, dù là công hay tư. Từ đó đảm bảo mặt bằng về chất lượng kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp cho giảng viên”.

Cũng theo bà Diệp, quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp hiện nay chưa phân biệt ngạch viên chức là trợ giảng và ngạch viên chức là giảng viên.

Nói cách khác, các quy định này dẫn đến hiện tượng một giảng viên hạng 3 đi làm trợ giảng cho một giảng viên hạng 3 khác, tức là thực tế đang xem trợ giảng không phải là một ngạch viên chức mà là một công việc phát sinh tạm thời tại một thời điểm, cho một môn học/lớp học cụ thể nào đó.

“Từ thực tiễn này, cần xem trợ giảng là một ngạch viên chức và chỉ những người được tuyển dụng vào dưới ngạch này mới được thực hiện hoạt động trợ giảng”, bà Diệp kiến nghị.

Áp dụng chính sách cho nhà giáo gặp nhiều khó khăn do pháp luật chưa đồng bộ

TS Thái Thị Tuyết Dung phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: PHƯƠNG LAN

TS Thái Thị Tuyết Dung phát biểu tại tọa đàm – Ảnh: PHƯƠNG LAN

TS Thái Thị Tuyết Dung – phó trưởng ban phụ trách ban thanh tra – pháp chế Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng chính vì hệ thống pháp luật về nhà giáo còn tản mạn, một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho nhà giáo gặp nhiều khó khăn.

Việc áp dụng hệ thống thang bảng lương hiện hành chưa theo vị trí việc làm và tính chất mức độ phức tạp của công việc (ví dụ, giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học ở cùng một hạng có chung một bảng lương), mức lương cơ sở còn thấp.

Hơn nữa, vấn đề cải cách chính sách tiền lương mới dự kiến sẽ áp dụng một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo (cũng không có bảng lương riêng cho nhà giáo); đồng thời bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề nhà giáo, điều này chắc chắn dẫn đến khó khăn trong việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

“Ngoài ra việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo và bồi dưỡng viên chức vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc trên thực tế”, bà Dung nhận định.

Cần thiết phải xây dựng Luật Nhà giáo

Theo lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM, thực tế hiện nay đòi hỏi phải có luật riêng để điều chỉnh về vị thế của nhà giáo.

Thứ nhất, hiện nay có nhiều văn bản pháp lý cùng quy định về nhà giáo, các văn bản này chưa có tính hệ thống, thậm chí còn chồng chéo nhau, như Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Viên chức sửa đổi bổ sung 2019, Bộ luật Lao động năm 2019…

Thứ hai, có thể thấy rằng phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh có tính đặc thù mà các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa hoàn thiện. Thông qua vấn đề này thì đây là lý do để xây dựng một đạo luật riêng biệt về nhà giáo.

Thứ ba, trong bối cảnh phát huy quyền tự chủ giáo dục, với nhiều áp lực do yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nhà giáo thì vị thế của nhà giáo, sự tự chủ của nhà giáo trong thực hiện chương trình, quản lý và giáo dục học sinh – sinh viên, trong thực hiện các hoạt động chuyên môn cần tiếp tục được luật hóa để tạo điều kiện cho nhà giáo phát huy năng lực, thực hiện nhiệm vụ. Điều này đặt ra yêu cầu phải có một luật riêng để điều chỉnh về vị thế của nhà giáo.



Nguồn

Cùng chủ đề

Báo động áp lực từ phụ huynh

Áp lực từ phụ huynh không chỉ khiến giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm hứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục; mà còn tạo nên hình ảnh xấu về nhà...

Đề xuất hỗ trợ giáo sư về dạy ở Đại học Hải Phòng 500 triệu đồng

Hải Phòng dự kiến hỗ trợ một lần đối với giảng viên là giáo sư (trong nước, ngoài thành phố) 500 triệu đồng, phó giáo sư 400 triệu đồng, tiến sĩ 300 triệu đồng khi về công tác giảng dạy tại Đại học Hải Phòng. ...

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ và thạc sĩ phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo. Trong đó có yêu cầu cụ thể về số lượng...

Giảng viên đại bỏ phố lên núi sống như người nguyên thủy hiện ra sao sau 14 năm?

GĐXH - Câu chuyện đằng sau việc 2 giảng viên tại đại học danh giá nhất Trung Quốc từ bỏ công việc nhiều người mơ ước và trở thành người đi ngược xu thế xã hội đã được hé lộ. ...

Tăng lương để cải thiện đời sống đội ngũ nhà giáo

Lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo là câu chuyện đã được bàn lâu nay, đã được đưa vào Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI nhưng vẫn chưa thể đi vào thực tế đời sống. Làm sao để thu hút người giỏi vào sư phạm và nhà giáo thực sự sống được bằng nghề vẫn là nỗi trăn trở chưa có lời giải. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Con út ‘gây say nắng’ của ông Trump nói được bao nhiêu thứ tiếng vẫn là điều bí ẩn

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, từ chuyện đời tư đến khả năng học vấn của cậu út nhà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Barron Trump từ lâu đã thu hút sự tò mò của công chúng. Theo truyền...

Từ 9h ngày 21-12 người dân được vào tham quan Triển lãm quốc phòng

Theo thông báo mới nhất từ ban tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm từ 9h ngày 21-12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30. Cụ thể, từ 9h-11h ngày 19-12...

Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX: Chờ bật lên sức mạnh của thanh niên

Ngay trước thềm Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024-2029), Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến các bạn trẻ từ nhiều vùng miền cả nước. Tôi chờ đợi đại hội đề ra chiến lược, chương trình đột phá, đổi mới...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

Nữ vận động viên taekwondo Châu Tuyết Vân đại diện thanh niên báo công tại đại hội

Nữ vận động viên vừa giành 2 HCV Giải vô địch quyền taekwondo thế giới Châu Tuyết Vân đại diện 980 đại biểu báo công, tưởng nhớ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Chấp hành Luật An toàn giao thông là một tiêu chí

TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã dành chương II để quy định về các nội dung liên quan đến giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho học sinh.  TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành...

Cùng chuyên mục

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Vụ học sinh Đà Nẵng phải cởi áo ấm giữa trời lạnh, nhà trường nói gì?

TPO - "Sân trường tập trung hơn 1.725 học sinh, các em đang tham gia hoạt động nên nhiệt độ trong cơ thể tăng cao. Nhiều em cởi áo khoác cầm trên tay vì không chịu được nóng", Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) giải thích.  TPO - "Sân trường tập trung hơn 1.725 học sinh, các em đang tham gia hoạt động nên nhiệt độ trong cơ thể tăng cao. Nhiều...

Pickleball đã xuất hiện trong trường học ở Hà Nội

Pickleball - môn thể thao thời thượng đã bất ngờ xuất hiện tại ngôi trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. Những ngày qua, sân trường THPT Phan Đình Phùng thêm phần sôi động, náo nhiệt với sự xuất hiện của môn thể thao Pickleball. Trong giờ ra chơi, học sinh thay vì ngồi trong lớp đã tích cực hơn trong việc xuống sân hay hòa mình vào bầu không khí sôi động để cổ vũ cho bạn bè. Nhà trường...

Những yếu tố quan trọng chọn ngành học

Vào lúc 10 giờ hôm nay (17.12), Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến 'Chọn ngành học cho tương lai: Yếu tố quan trọng chọn ngành học'. ...

Mới nhất

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) ...

Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới

Giá heo hơi hôm nay 17/12/2024 ghi nhận sự biến động giá tại các tỉnh thành trong cả nước, khi đồng loạt tăng 1.000 đến 2.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 66.000 đồng/kg Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (17/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá sau 2...

Chủ động phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch - dịch vụ được xác định là 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh Cao Bằng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh đã và đang tập trung phát triển du lịch - dịch vụ trở thành ngành...

Giá bất động sản cao ngất, nhà đầu tư “chùn tay”

Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng giao dịch để quan sát thị trường bởi nhận thấy rủi ro ngày càng hiện hữu. Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng...

Bữa tiệc cuối năm tại không gian “sống như nghỉ dưỡng” Lagoon Residences bên vịnh di sản

Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí thân tình, ấm áp Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí...

Mới nhất