Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông ít người trẻ chưa thấu hiểu, "định vị" được bản thân...

Không ít người trẻ chưa thấu hiểu, “định vị” được bản thân khi chọn nghề

Chia sẻ với Báo TG&VN, TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục cho rằng, nhiều người trẻ chưa định vị được mình, chưa thực sự hiểu thấu năng lực của bản thân khi theo đuổi ngành học nào đó.

TS. Cù Văn Trung: Không ít người trẻ chưa thấu hiểu, 'định vị' được bản thân khi chọn nghề
TS. Cù Văn Trung cho rằng, không ít người trẻ chưa thấu hiểu, ‘định vị’ được bản thân khi chọn nghề. (Ảnh: NCVV)

Nhiều người trẻ chưa “định vị” được mình

Theo ông, đâu là vấn đề sinh viên thường gặp phải trong lựa chọn nghề nghiệp của họ?

Khi còn trẻ, rất khó để họ có thể chọn lựa nghề nghiệp cho mình một cách đúng đắn ngay. Vấn đề này được hiểu như là “tuổi đến đâu thì nhận thức đến đấy”, sự khôn lớn và trưởng thành phải đi cùng năm tháng. Khó có thể kỳ vọng các bạn trẻ chọn lựa nghề không sai sót, thậm chí có người phải trải qua vài ba nghề trước khi tìm được đúng nghề phù hợp.

Qua thực tế làm việc và tiếp xúc với các bạn trẻ, tôi thấy không ít người lựa chọn nghề nghiệp theo thị trường, theo ý thích của cha mẹ, theo cảm xúc nhất thời hoặc theo độ hot của ngành. Có bạn do thấy ngành học đó đang thịnh, đang hot hoặc mới mở thì theo. Có bạn lại nghe theo ý kiến cha mẹ là phải làm giáo viên, y tá, dược sĩ, nên học sư phạm, y dược… Có bạn học ngành nào cũng được, miễn là sinh viên của trường đại học lớn.

Tức là, họ chưa định vị được mình, chưa thực sự thấu hiểu năng lực của bản thân khi theo đuổi ngành học nào đó. Điều này kéo theo những sai lầm trượt dài, sự lãng phí nguồn lực, sự thích thú ban đầu nhanh chóng thay thế bởi tâm trạng chán nản, bỏ bê. Để rồi, một bộ phận bạn trẻ học cho xong, khi ra trường khó có thể tìm được một công việc tốt vì bản thân không được đào tạo về nghề theo ý muốn và khát khao tri thức.

Trong bối cảnh tâm lý vào đại học, tâm lý chuộng bằng cấp vẫn nặng nề như hiện nay thì cần lưu ý những gì trong công tác định hướng nghề nghiệp, thưa ông?

Theo tôi, tâm lý chuộng bằng cấp còn đeo đẳng lâu lắm, còn nặng nề như “vòng kim cô” luôn thường trực trong tâm lý của không ít thế hệ. Công việc của những người trẻ trong tương lai là nới dần cái vòng định kiến ấy, làm sao để tạo điều kiện để người trẻ rẽ hướng đi theo nhiều con đường, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Thực tế, tâm lý sính bằng cấp, thích con cái vào đại học và tìm mọi cách, khuyên răn đủ đường, đầu tư không tiếc tiền của để ôn tập, luyện thi cốt cho con mình vào được đại học đã khiến không ít tài năng bị thui chột. Nhiều học sinh có năng khiếu, có năng lực, thế mạnh ở một lĩnh vực ngành nghề và có thể trở thành tinh hoa, đỉnh cao của một nghề nào đó nhưng khi không được phân luồng, định hướng về nghề đúng đắn thì khả năng thành công không cao. Họ có thể chỉ là một người tay ngang, không chuyên, hoặc chỉ có thể “lẹt đẹt” trong lĩnh vực nghề nghiệp do cha mẹ định hướng mà khó lòng có thể tỏa sáng trên con đường lập thân, lập nghiệp.

“Tôi chỉ có một lời khuyên duy nhất đối với bạn trẻ là lựa chọn học nghề nào thì phải thực sự xuất phát từ tự do trong suy nghĩ, tự lập trong hành động và tự trọng trong cuộc sống”.

Với sự nỗ lực rất lớn trong nhiều năm qua của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, thực trạng đó đã có nhiều chuyển biến tích cực. Xã hội dần đề cao những người có tay nghề, khả năng tác nghiệp thực tế trong công việc một cách thành thạo, giỏi giang hơn so với người có nhiều bằng cấp nhưng chậm, lóng ngóng và nặng tính hàn lâm, sách vở.

Tất nhiên, để giảm bớt bệnh sính thành tích, cần tiếp tục tuyên truyền, giải phóng tư duy xưa cũ đến đại bộ phận người dân trong xã hội, cần chú trọng lan tỏa vấn đề này đến các thầy cô giáo trong trường THCS và THPT trên cả nước. Giáo viên là những người hiểu rõ tầm quan trọng của sở trường, sở đoản ở từng học sinh cũng như trình độ, năng lực của các em do mình chủ nhiệm, từ đó tư vấn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

Theo tôi, người thầy như những sứ giả truyền cảm hứng, thổi ngọn lửa khát vọng về ước mơ nghề nghiệp mà các em mong muốn. Đồng thời, chính từ các em học sinh sẽ góp phần tác động ngược lại, làm lay chuyển và thay đổi nhận thức, định kiến của không ít bậc phụ huynh về tư duy sính bằng cấp hiện nay.

Thay đổi nhận thức về bệnh thành tích

Đại học mọc lên như nấm sau mưa, chất lượng “thượng vàng hạ cám”, nếu không đủ trình độ để vào những trường đại học có chất lượng tốt, uy tín lâu năm thì nên theo học trường nghề. Tuy nhiên, có vẻ như bệnh sính bằng cấp vẫn chưa giảm và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay?

Ở nước ta, không thiếu các câu cửa miệng như “nhất sĩ, nhì nông, một người làm quan, cả họ được nhờ; trai thì đọc sách ngâm thơ, dùi mài kinh sử để chờ đại khoa, trước là mát mặt sau là hiển thân” (hiển vinh)… Như vậy, người Việt rất đề cao vai trò của người có học, người làm thầy.

Khoảng 35 năm trở lại đây, các ngành nghề trong xã hội được trở lại với đúng giá trị thực tế của nó. Vấn đề nghề nghiệp đã giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn trong tổng phổ của nền kinh tế – xã hội của đất nước. Hiện nay, mọi thứ đã nhẹ nhàng hơn trước, nhiều cơ hội lựa chọn cho người lao động. Nói như vậy để thấy rằng, thay đổi một thói quen, một cách nhìn nhận của người Việt chúng ta cần phải có thời gian.

Bệnh sính bằng cấp, thích hình thức vẫn tồn tại. Vì vậy, cần một cộng đồng lên tiếng nỗ lực để thức tỉnh cho số đông thì vấn đề học nghề và tư duy sính bằng cấp sẽ được khắc phục trong tương lai.

Ngay bản thân tôi cũng không ít lần bị hỏi về việc bao giờ sẽ làm Phó Giáo sư, làm Giáo sư? Câu chuyển “sắm sửa”, “trang sức” thêm cho mình một cái mác nào lên người dường như là thói quen tư duy của không ít người. Họ nghĩ rằng, thêm thắt thật nhiều học hàm, học vị thì giá trị con người sẽ nhân lên gấp bội.

“Khi các bạn trẻ đạt tới năng lực để trở thành người là thợ cả, bàn tay vàng, là tinh hoa của nghề thì cái đẹp nó đến từ trong lao động, trong công việc. Cái đẹp ấy có sức hấp dẫn và tự tin đối với người đối diện. Sản phẩm của một người có tay nghề cao do học làm ra rất có giá trị và giá trị ấy bán được trong một thị trường rất cạnh tranh”.

Thực tế không hẳn như vậy, bởi hiện nay một số cá nhân với bằng cấp cao vẫn chưa tương xứng với những bằng cấp mà họ có. Báo chí cũng đã đề cập nhiều về số lượng Tiến sĩ, Thạc sĩ đông đảo ở nước ta nhưng chất lượng các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học có tính ứng dụng cao vẫn… vắng bóng.

Nếu một bạn trẻ gặp ông nhờ tư vấn vì vẫn băn khoăn không biết có nên chọn học nghề, ông sẽ nói gì?

Tôi nghĩ, điều quan trọng là phải biết bạn trẻ muốn học nghề với động cơ gì, do thúc bách bởi kinh tế gia đình hay học lực kém đành phải rẽ ngang hoặc do bạn ấy thích nghề nào đó. Và bạn trẻ ấy đã nghiên cứu về nghề ấy chưa, tìm hiểu ở đâu, ai mách bảo… Tất cả những điều đó nói lên sự nghiêm túc hay hời hợt của một người trẻ đang băn khoăn về việc chọn nghề.

Tôi chỉ có một lời khuyên duy nhất đối với bạn trẻ là lựa chọn học nghề nào thì phải thực sự xuất phát từ tự do trong suy nghĩ, tự lập trong hành động và tự trọng trong cuộc sống. Suy nghĩ quyết định học nghề có bị phụ thuộc không, do ai hay do mình, mình thích hay ai thích. Nếu mình thích thì mình quyết, mình thấy nó phù hợp với năng lực trình độ, sở trường thì mạnh dạn làm theo.

Con người tự lập sẽ trưởng thành và vượt qua được rất nhiều khó khăn, biến cố trong cuộc sống. Sự tự trọng đến một cách rất tự nhiên vì là người dám quyết, dám nhận trách nhiệm. Họ có thể theo đuổi tới cùng để bảo vệ cái nghề đam mê. Đó là con người có bản sắc, có chất lượng và có sự cuốn hút người khác sau này khi thao tác nghề nghiệp.

Nhìn ra bên ngoài, chúng ta có thể thấy ở nước Đức, nước Anh người nông dân ở đó rất tự tin về cái xúc xích họ làm, về củ cải họ muối… Họ không ngần ngại hay xấu hổ về nghề chân tay hay đứng bếp. Tức là, khi các bạn trẻ đạt tới năng lực để trở thành người là thợ cả, bàn tay vàng, là tinh hoa của nghề thì cái đẹp nó đến từ trong lao động, trong công việc. Cái đẹp ấy có sức hấp dẫn và tự tin đối với người đối diện. Sản phẩm của một người có tay nghề cao do học làm ra rất có giá trị và giá trị ấy bán được trong một thị trường rất cạnh tranh.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Giáo sư y khoa bị thu hồi bằng tiến sĩ vì gian lận dữ liệu nghiên cứu

HÀ LAN - Hai bác sĩ đã bị thu hồi bằng tiến sĩ do gian lận dữ liệu nghiên cứu. Cả hai đều là giáo sư tại Đại học Mansoura, Ai Cập thời điểm bị tước bằng. Hồi tháng 2/2023, một trường đại học ở Bỉ đã tước bằng tiến sĩ của bác sĩ Hatem Abu Hashim sau khi phát hiện ông làm giả dữ liệu trong luận án của mình. Chỉ vài tuần trước đó, một bác sĩ khác, Ahmed...

Để tránh nhầm ‘đại học’ với ‘trường đại học’

Trường ĐH độc lập, trường ĐH thành viên trong ĐH, trường trực thuộc ĐH... là cách gọi lâu nay khiến người học, phụ huynh và xã hội dễ hiểu lầm và không biết vì sao lại "rối" như thế. Liệu có nên đổi...

Cách tỷ phú Jensen Huang chinh phục vợ từ khi là sinh viên

(Dân trí) - Lớp kỹ thuật điện có 250 sinh viên, trong đó chỉ có 3 nữ. Vì vậy, ông Jensen Huang quyết định làm quen với nữ sinh viên có tên Lori và mạnh dạn đưa ra một lời đề nghị khó có thể chối từ. Chinh phục vợ bằng 2 lời đề nghị táo bạoÔng Jensen Huang (61 tuổi) là chủ tịch, tổng giám đốc điều hành kiêm người đồng sáng lập tập đoàn Nvidia - tập đoàn...

Cân nhắc bỏ ‘xét tuyển sớm’ đại học

TPO - "Tất cả đều vất vả nhưng hiệu quả mang lại thì không cao. Theo số liệu, có 8 nguyện vọng trúng tuyển xét tuyển sớm thì chỉ có 2 nguyện vọng theo học", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay. TPO - "Tất cả đều vất vả nhưng hiệu quả mang lại thì không cao. Theo số liệu, có 8 nguyện vọng trúng tuyển xét tuyển sớm thì chỉ có 2 nguyện...

Bộ GD-ĐT ban hành 8 chương trình giáo dục nâng cao dân trí

8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) Hãng thông tấn AFP dẫn tuyên bố của Houthi cho hay, "chiến dịch đã đạt được các mục...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành kiểm định chương trình. ...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ để học sinh không “sốc”  Sở GD-ĐT TPHCM đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số...

Mới nhất

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ thống nhất phương án luyện tập chung về xử lý các tình huống khẩn cấp trên...

(Bqp.vn) - Sáng 17/12, tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ), Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ khu vực 4 đã tiến hành trao đổi và thống nhất phương án luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống cháy nổ và ứng phó sự...

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

(MPI) – Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 175-HD/BTGTW về việc tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2025) với chủ đề “Đảng Cộng sản Việt Nam - bản lĩnh, trí tuệ, uy tín, đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã...

Sản phẩm OCOP – Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘xanh’

Khu vực nông thôn đã và đang hình thành nhiều vùng du lịch OCOP cùng với phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch của các địa phương. Sản phẩm OCOP cũng đã bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng...

Tấn công mạng ngày càng tinh vi

NDO - Theo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 được Liên minh Viễn thông quốc tế công bố, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia bậc 1, bậc cao nhất trong 5 bậc, là nhóm các quốc gia "làm gương", thể hiện cam kết mạnh mẽ về an ninh mạng....

Mới nhất