Trang chủNewsNhân quyềnKhông gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân...

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào


… “Lúa ở nương chết cháy

      Ốc ở ruộng chết khô

     Củ mài trên rừng, trong đất cũng khô héo

    Trời hạn hán, không có nước đến khô cả chân

    Xin chủ trời cho nước mưa xuống

    Xin cho mưa thuận gió hòa,

    Xin nước trời cho mạ, cho cánh đồng

    Để cho bệnh tật, dịch bệnh rơi vào lửa, rơi vào đất, trôi xuống suối

    Xin chủ trời, xin chủ đất…

   Bảo vệ cho con trâu, con lợn, con gà, con vịt không bị bệnh dịch

   Bảo vệ cho dân bản từ người già đến trẻ nhỏ không bị ốm đau.

   Luôn luôn mạnh khỏe.

   Thóc đầy nhà,

   Trâu, bò, lợn, gà đầy chuồng…”

Câu cúng tế lầm rầm vang lên từ ông Lò Văn Pẩu (83 tuổi) – thầy cúng, mở đầu cho Lễ hội Bun Vốc Nặm xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Bum Vốc Nặm theo đúng ý nghĩa của lời cúng là Lễ hội té nước cầu may của dân tộc Lào – một lễ hội mang đầy đủ màu sắc về văn hóa, tín ngưỡng và những nét đặc trưng trong đời sống cộng đồng dân tộc Lào. Giữ gìn bản sắc không chỉ hiển hiện trong cuộc sống thường ngày, mà còn ở nhận thức của dân tộc mình. Dù đời sống kinh tế, tinh thần của dân tộc Lào ở Lai Châu ngày một phát triển song họ vẫn giữ quan niệm từ thời cha ông về nước – khởi nguồn của sự sống. Mưa xuống cho vạn vật tốt tươi, thần linh che chở cho bản làng. Và cầu mưa trở thành tiềm thức mỗi người, trở thành lễ hội cộng đồng quan trọng trong năm của dân tộc Lào.

30052023-le-hoi-1.jpg
Đồng bào dân tộc Lự tham gia té nước trong lễ hội để cầu may

Dân tộc Lào trải qua thời gian định cư lâu dài trên mảnh đất Lai Châu, có lối sống quần tụ và tình đoàn kết keo sơn. Trước khi tổ chức Lễ hội, những người có uy tín trong xã đã họp mặt và giao việc, cắt cử từng gia đình chuẩn bị lễ vật, chọn lựa những người đủ điều kiện về phẩm chất đạo đức tham gia các nghi thức trong Lễ hội. Ngày cúng là ngày lành tháng tốt do thầy cúng lựa chọn trước đó.

May mắn được tham gia Lễ hội Bum Vốc Nặm năm 2023, chúng tôi lạc trong sắc chàm chủ đạo và màu bạc trắng trên trang phục truyền thống của dân tộc Lào với những đường nét thổ cẩm tinh tế, khác biệt.

Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức trang nghiêm của bài cúng thần linh. Chòi cúng của dân tộc Lào tên là “phị bản”. Lễ vật gồm có: bánh chưng, lợn, gà, rượu, chè, xôi, mía… Lời cúng tế thể hiện suy nghĩ của dân tộc, cầu mong thần trời, thần đất phù hộ một năm mùa màng thuận lợi. Đây là mong muốn điển hình của cư dân miền núi trồng lúa nước.

Ở Tây Bắc, dân tộc Thái cũng có Lễ hội té nước (Then Kin Pang), nhưng văn hóa mỗi dân tộc lại có nét khác biệt. Hai lễ hội có sự khác biệt cả trong cách tổ chức của phần lễ và phần hội. Từ cách thức sinh hoạt của cộng đồng mà quyết định sự khác biệt trong từng lễ hội té nước.

Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào có nghi thức riêng biệt là nghi thức xin nước mưa để cúng tượng phật. Đoàn người đi xin nước mưa là 80 chàng trai, cô gái đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sự khéo léo đã được lựa chọn từ các gia đình trước đó. Tất cả đều diện trang phục truyền thống chỉnh tề.

Các cô gái đầu đội khăn vải chàm, điểm xuyết thổ cẩm và những phụ kiện trang trí. Các cô gái còn khéo léo gài một bông hoa tươi làm nổi bật nụ cười của hàm răng nhuộm đen nhánh truyền thống của dân tộc. Trang phục đầy đủ gồm váy, áo, khăn làm thủ công truyền thống cả năm ròng, cũng là niềm tự hào của bất kỳ cô gái Lào trưởng thành.

Các chàng trai mặc trang phục chàm đơn giản và quấn đầu bằng mảnh khăn trắng trang trí họa tiết. Đoàn đi xin nước mưa trong tiếng gõ trống, khua chiêng lần lượt đến các gia đình (đã chọn trước) để xin mở cổng và xin nước.

Bài hát dân ca mở cổng, xin nước được đoàn người hát lên, thể hiện âm nhạc, nhạc cụ độc đáo của dân tộc Lào. Giọng hát nữ thanh cao, giọng nam trầm ấm hòa cùng tiếng nhạc tạo nên không gian âm nhạc độc đáo. Chủ nhà có lời đáp lại và hướng dẫn đoàn người mang ống đi lấy nước.

Trên đường ra khu vực tổ chức lễ hội, đoàn người tiếp tục đi trong tiếng trống, chiêng, tiếng đập mẹt, tuốt lạt, tuốt lá cọ khô… Theo mô phỏng của các nghệ nhân lúc vừa đi vừa khua lên, đây là thanh âm biểu đạt của tiếng sấm sét, tiếng mưa rơi lúc hạt to hạt nhỏ, lúc rầm rào, khi lạch tạch…

Tận mắt chứng kiến cảnh vật này, chúng tôi đắm chìm trong không gian văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Lào. Không chỉ là nghi lễ truyền thống mang tính tâm linh mà đây còn là những hành động mang ý nghĩa phồn thực.

Trên con đường đoàn xin nước đi qua, dân bản đứng hai bên đường, sử dụng nước té vào đoàn rước mong muốn chúc nhau nhiều sức khỏe, may mắn và giàu có. Gương mặt ai cũng vui vẻ như chính phẩm cách sẵn có của dân tộc.

Nghi lễ cúng cầu mưa được thầy cúng thực hiện tại chòi cúng nhỏ dựng bên bờ suối. Dân bản mang hương hoa, đồ lễ đưa cho thầy cúng thực hiện nghi thức dâng hương. Bài khấn nói lên ước mong của bà con về một năm không bị thiên tai, dịch bệnh, con người khỏe mạnh và gia súc gia cầm sinh sôi, lúa ngô tươi tốt. Khi thầy cúng cho phép, đoàn rước hoa và nước vào chòi cúng. Hai lần dâng hoa rồi một lần tưới nước và thực hiện đến khi hết hoa.

Nghi lễ rửa tượng Phật được thầy cúng thực hiện tỉ mẩn với mong muốn tẩy uế bụi bặm của trần gian trong một năm qua và cầu mong những điều mới mẻ cho năm mới.

Phần rộn ràng được mong chờ nhất của bà con là các hoạt động vui chơi trong hội. Giữa dòng suối được trồng sẵn cây chuối – tượng trưng cho mùa màng sinh sôi, nảy nở. Trai gái các bản ùa xuống suối té nước cầu mưa. Giữa dòng suối trong xanh, không còn khoảng cách về lứa tuổi, giàu nghèo, nam nữ. Họ chỉ có chung một quan niệm ai được té nhiều sẽ mang nhiều may mắn. Trong bầu không khí thoáng đãng, từng luồng nước bay lên, tung tràn, trắng xóa, những cánh tay vung lên, toàn không gian chật đầy tình đoàn kết, gắn bó, sự thân thiện, những nụ cười hân hoan của dân tộc Lào. Hòa trong không khí đó, càng thêm trân trọng nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

2.jpg
Nhiều hoạt động vui chơi diễn ra trong lễ hội

Lễ hội Bun Vốc Nặm còn được nối dài với các trò chơi dân gian truyền thống thể hiện sức mạnh của núi rừng như kéo co, đẩy gậy, và những cô gái lại cất tiếng ca trong điệu vũ dân tộc mình. Những giải thưởng đã được trao tay, và những lời hẹn về lễ hội sau vẫn còn vang mãi. Ai ra về cũng mang theo mình những quyến luyến, dù quần áo đã ướt sũng, ra xem hát, chơi trò chơi, lại khô và tiếp tục được té nước… nhưng ấn tượng về Bum Vốc Nặm thì còn đây, cùng với dấu ấn về một dân tộc yêu văn hóa truyền thống, luôn hết lòng gìn giữ, bảo tồn nét độc đáo văn hóa dân tộc Lào.



Nguồn

Cùng chủ đề

Váy ngắn và giày platform, cách diện combo dự tiệc sang trọng, quyến rũ nhất

Chiếc váy ngắn là món đồ không thể thiếu trong những đêm lễ hội và dịp năm mới...

Sân chơi băng tuyết độc đáo giữa lòng Sài thành

Từ ngày 6/12/2024 - 2/3/2025, sự kiện Ice Magic - Fantasy on Ice sẽ diễn ra tại Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức, TP.HCM), mang đến trải nghiệm tuyết 99% giống thật được tạo ra bằng công nghệ hiện đại. Sự kiện hứa hẹn mang đến khách tham quan cảm nhận cái lạnh của băng tuyết và tận mắt chứng kiến cách công nghệ đã tái hiện mùa đông chân thực đến từng chi tiết. Lễ khai trương chính thức sự...

Trà sữa matcha, mì xào vị cay…, những món ăn thu hút thực khách trong lễ hội

Phố đi bộ Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi, hai biểu tượng sôi động của TP. HCM đã...

Khai mạc Lễ hội Đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025

Lễ hội Đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 diễn ra trong 20 ngày với chuỗi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch và giải trí phong phú dọc bờ Đông, bờ Tây và khu vực cầu Rồng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được thực hiện một cách toàn diện, đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhiều di sản thay đổi, hồi sinh, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thừa Thiên - Huế có hệ thống di sản phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa tiếp công dân định kỳ tháng 12/2024

Sáng ngày 26/12, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 12/2024. Tham dự có Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo Vụ Đất đai, Vụ Pháp chế và Văn phòng Bộ. ...

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với bà Vương Ngọc Hà

Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm nhân sự UBND 2 tỉnh Hà Giang và Đắk Nông. * Đối với tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 phê chuẩn...

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đối với bà Trịnh Thị Minh Thanh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1323/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh kể từ ngày 10/12/2024. ...

Cương quyết xóa bỏ cơ chế ‘xin cho’, loại bỏ các quy định cản trở phát triển

Yêu cầu khẩn trương ban hành 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Thủ tướng nhấn mạnh cần phát huy hơn nữa tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe, thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin cho", không tạo ra hệ sinh...

Bài đọc nhiều

Công ước Hà Nội mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn...

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. - Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc thông qua Công ước...

Phát triển cây dược liệu giúp giảm nghèo bền vững

Nếu như trước đây, việc trồng và chế biến các sản phẩm từ dược liệu chỉ tồn tại một cách nhỏ lẻ, manh mún thì nay, cây dược liệu đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Đến nay, diện tích cây dược liệu trên...

Save the Children International (SCI) – Cam kết mạnh mẽ, đổi mới linh hoạt vì trẻ em và cộng đồng

Ông cho biết: Năm 1990, SCI chính thức đăng ký hoạt động ở Việt Nam. Hiện, tổ chức này hoạt động tập trung ở sáu lĩnh vực gồm: giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng, bảo vệ trẻ em, quản trị quyền trẻ em, giảm nghèo cho trẻ em và thanh thiếu niên, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu tại 22 tỉnh, thành. Theo thống kê, từ năm 1990...

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35-NQ/TW) xác định các nội dung chủ yếu gồm: Đối tượng, phương thức chống phá của các thế lực thù địch; mục tiêu, quan điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp…

Hội nhập để phát triển bền vững

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn sâu sắc trong các hoạt động đối ngoại, không chỉ mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế mà còn khẳng định vai trò trong khu vực và trên trường quốc tế.

Cùng chuyên mục

Nhật Bản viện trợ thiết bị rà phá bom mìn trị giá 500 triệu Yên cho Việt Nam

Việt Nam và Nhật Bản vừa ký kết và trao đổi công hàm về việc phía Nhật Bản sẽ cung cấp trang thiết bị rà phá bom mìn cho Việt Nam trị giá 500 triệu Yên trong khuôn khổ hợp tác viện trợ không hoàn lại dành cho Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia (VNMAC). Theo đó, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng...

Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái phối hợp với Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Nghệ An: Nâng cao đời sống gia đình chính sách, đảm bảo an sinh xã hội

(Dân Sinh) - Năm 2025, Nghệ An tiếp tục phát huy hiệu quả an sinh xã hội cho người có công, trợ cấp bảo trợ xã hội, các đối tượng yếu thế... trên nguyên tắc đúng, đủ, kịp thời. Ngày 25/12, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề raNghệ An là tỉnh có dân số đông với hơn 3,3...

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.

Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Nhân quyền cấp cơ sở

Ngày 25/12/2024, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái phối hợp Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Hội nghị có sự tham dự của hơn 300 đại biểu đại diện các Sở, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh cùng lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các xã, phường, thị trấn tỉnh Yên...

Mới nhất

Vật thể ẩn nấp sau Sao Mộc là thứ không thể định nghĩa

(NLĐO) - Lẩn khuất bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc, 2060 Chiron được mô tả là "không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước...

Không khí lạnh tăng cường, khả năng mưa trái mùa vài ngày ở Nam bộ

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo, trong những ngày còn lại của năm 2024, khu vực Nam bộ sẽ có mưa trái mùa do ảnh hưởng từ nhiễu động gió đông. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo, trong những ngày còn lại của năm 2024, khu vực Nam bộ sẽ có mưa trái...

Mặt bằng bán hoa, cây cảnh Tết hiếm, có tiền cũng khó thuê

TPO - Chấp nhận giá cao, bỏ tiền đặt cọc trước hàng tháng trời nhưng nhiều chủ vườn bán hoa, cây cảnh ở Nghệ An vẫn không dễ tìm được địa điểm ưng ý. TPO - Chấp nhận giá cao, bỏ tiền đặt cọc trước hàng tháng trời nhưng nhiều chủ vườn bán hoa, cây cảnh ở...

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Để bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An, cần định kỳ đánh giá tác động môi trường trong khu di sản; phát huy vai trò của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp và xã hội hoá các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường...   TS. Nguyễn Song Tùng, Viện trưởng Viện Địa lý...

Dự thảo phương án sắp xếp bộ máy mới nhất của TP HCM

(NLĐO)- So với định hướng ban đầu giảm 8 sở, dự thảo phương án sắp xếp bộ máy mới nhất của TP HCM giảm 6 sở ...

Mới nhất