Trang chủChính trịNgoại giaoKhông được phép lơi lỏng, chậm trễ trong thực hiện tinh gọn...

Không được phép lơi lỏng, chậm trễ trong thực hiện tinh gọn bộ máy


Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn. Thời gian không chờ đợi.

Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng để đất nước vươn mình!(Nguồn: Báo Công Luận)
Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng để đất nước vươn mình, đòi hỏi cấp thiết của tình hình thực tiễn. (Nguồn: Báo Công Luận)

Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào ngày 25/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo đồng chí Tổng Bí thư, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng (dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026).

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.

Thời gian không chờ đợi. Đó là vì cho đến nay việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa nhiều cơ quan còn trùng lắp, chồng chéo, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Hiệu quả hoạt động chưa cao của bộ máy nhà nước là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động ở nước ta rất thấp.

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, năng suất lao động của toàn nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 theo giá cả hiện hành mới đạt 199,3 triệu đồng/người (tương đương 8.380 USD, tăng 274 USD so với năm 2022).

Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65%. Còn theo Ngân hàng thế giới (WB), tính theo sức mua tương đương (PPP), năng suất lao động của Việt Nam tăng bình quân 4%/năm trong giai đoạn 2021-2022, đứng thứ hai ở Đông Nam Á (mức tăng bình quân chung của thế giới là 2%).

Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 tính bằng USD theo ngang giá sức mua tương đương là 2.400 USD thì chỉ bằng 11,4% so với Singapore, 24,7% so với Hàn Quốc, 26,3% so với Nhật Bản, 35,4% so với Malaysia, 64,8% so với Thái Lan, 79% so với Indonesia và 94,5% so với Philippines.

Năng suất lao động là một trong những thước đo chính để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.

Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân của giai đoạn 2021-2025 là hơn 6,5%/năm.

Tiếp đó, ngày 8/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1305/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2030 năng suất lao động sẽ trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam nằm trong nhóm ba nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động.

Để đạt mục tiêu này, Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, trong đó có việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, tri thức, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện khung khổ pháp luật, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài nhằm cải thiện năng suất lao động; thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành.

Tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” (tháng 5/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị – là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp các nước phát triển trên thế giới, tiến cùng và vượt lên trong xây dựng, phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Từ Đại hội XI (tháng 1/2011), Đảng ta đã xác định, phát triển nguồn nhân lực cùng với thể chế và hệ thống kết cấu hạ tầng là ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy nhà nước mà Tổng Bí thư Tô Lâm vừa phát động có liên quan mật thiết đến đột phá khẩu chiến lược về thể chế và cũng liên hệ với đột phá khẩu chiến lược về phát triển nguồn nhân lực.

Về việc tháo gỡ nút thắt thể chế, trong bài viết ngày 5/11 với tiêu đề: “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ công tác trọng tâm thứ nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Tập trung tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII – “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” – đánh giá nghiên túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, những ưu điểm, khuyết điểm; đề xuất, kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Công tác trọng tâm thứ hai là tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Rà soát các quy định pháp luật có liên quan để chủ động chuẩn bị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo đúng quy định, bảo đảm chủ trương của Đảng được triển khai nhanh nhất sau khi được Trung ương thống nhất thông qua.

Tập trung hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, gắn với tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với địa phương; Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát và cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Công tác trọng tâm thứ ba là gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh. Ban hành quy định về khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở từng cấp, từ Trung ương tới cơ sở, từng loại hình để chủ động rà soát, xác định có thể bố trí ngay.

Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá cán bộ. Có cơ chế hữu hiệu sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.

Thời gian không chờ đợi. Đó là vì không còn xa nữa thời điểm kỷ niệm 100 năm Việt Nam có sự lãnh đạo của Đảng và 100 năm ngày thành lập nước.

Đồng chí Tổng Bí thư yêu cầu để đạt được các mục tiêu chiến lược, chúng ta không những phải nỗ lực phi thường mà còn không được phép chậm trễ, lơi lỏng; khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Sắp xếp, tinh gọn bộ máy ‘tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao’

Chiều 30.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, đã chủ trì phiên họp thứ nhất về sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến của các thành viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số quan điểm về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ.  Thủ tướng chủ trì phiên họp ẢNH: NHẬT BẮC Theo đó, việc sắp...

Quyết tâm cao, hành động quyết liệt khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chiều tối 30/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp...

Chính phủ chưa trình điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

(NLĐO) - Ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết hiện Chính phủ chưa trình điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh ...

Sẽ đánh giá rất khoa học số lượng đại biểu khi Quốc hội tinh gọn bộ máy

Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội. ...

Kỳ họp Quốc hội thứ 8 có những tác động mang tính chất thời đại

Trong kỳ họp này, nhiều dự án luật có tính chất phức tạp, nhạy cảm, phạm vi rộng cũng đã được Quốc hội xem xét một cách thấu đáo và tập trung tháo gỡ nhiều vướng mắc được coi là điểm nghẽn. Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã kết thúc. Trong kỳ họp, với tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, dân chủ, trí tuệ, Kỳ họp thứ 8 đã hoàn thành 51 nội dung của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gruzia tạm dừng gia nhập EU, nhận ngay “tin sốc” từ Mỹ

Mỹ khẳng định với Gruzia rằng EU là lá chắn chống lại Nga. Với những gì Gruzia đang làm, Washington đã đình chỉ quan hệ Đối tác chiến lược.

Hé lộ chi tiết kế hoạch của ông Trump, Tổng thống Zelensky tỏ ý sẵn sàng “lên thuyền”

Kế hoạch hòa bình Nga-Ukraine của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể bao gồm một lệnh ngừng bắn và thiết lập vùng phi quân sự. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã có sự thay đổi đáng kể trong lập trường, tạo thuận lợi cho đàm phán.

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút trôi qua lại có một phụ nữ hoặc một trẻ em gái bị giết hại.

Nga đưa ra giải pháp duy nhất cho tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 30/11 tuyên bố Moskva xuất phát từ thực tế là “giải pháp cho vấn đề lãnh thổ” với Nhật Bản chỉ có thể đạt được thông qua sự công nhận hợp pháp quốc tế đối với đường biên giới hiện có giữa hai nước.

Giá vàng nhích tăng, nhà đầu tư đang mò mẫm giữa những vì sao dưới bầu trời nhiều mây, hãy thắt dây an toàn

Giá vàng hôm nay 1/12/2024, giá vàng nhích tăng, phát tín hiệu tích cực sau một tuần lao dốc. Môi trường kinh tế Mỹ “không quá nóng, không quá lạnh” không mang lại nhiều định hướng cho đầu tư vàng. Giá vàng nhẫn và SJC giảm mạnh.

Bài đọc nhiều

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Những chiến lược thực tiễn nào có thể giúp Việt Nam tích hợp hạ tầng xanh và các hoạt động bền vững vào quy hoạch đô thị? Làm thế nào để các cá nhân, doanh nghiệp, chuyên gia và chính phủ có thể hợp tác đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh? Việt Nam có thể học hỏi gì từ các kinh nghiệm thực tiễn hiệu quả nhất của Đan Mạch trong việc giải quyết các thách thức...

Làn sóng sáng tạo trẻ tại cuộc thi khởi nghiệp 2024 dành cho thanh niên

Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024, không chỉ là nơi hội tụ những ý tưởng kinh doanh táo bạo mà còn là bức tranh sống động về trí tuệ, nhiệt huyết và tinh thần vì cộng đồng của thế hệ trẻ Việt Nam. Qua những dự án đầy sáng tạo, dấu ấn văn hóa đậm nét và tính khả thi cao, các thí sinh đã chứng minh năng lực không giới hạn trong việc kiến tạo giá trị bền vững.

Giá vàng thế giới gây bất ngờ, “quay xe” tăng mạnh vào phút chót, thị trường còn nhiều dư địa để tăng giá?

Giá vàng hôm nay 29/11/2024: Giá vàng thế giới gây bất ngờ tăng mạnh vào cuối ngày, sau những pha giằng co từ đầu tuần. Giá vàng trong nước chao đảo, sụt giảm rồi lại bật tăng, chỉ có nhà đầu tư là lỗ kép. Giới chuyên gia tin thị trường vẫn còn nhiều dư địa đẩy giá, mức 2.900 USD sẽ đạt được vào năm 2025.

Dự báo lượng xuất khẩu sẽ cực kỳ ấn tượng, thị trường có thể chứng kiến biến động đáng kể

Giá tiêu hôm nay 30/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.500 – 143.500 đồng/kg.

Giá vàng ngắt chuỗi tăng 9 tháng, khả năng đi lên bền vững “gặp rủi ro”?

Giá vàng hôm nay 30/11/2024: Giá vàng thế giới không thể tiếp tục kéo dài đà tăng giá liên tiếp 9 tháng qua. Giá vàng trong nước biến động thất thường, chuyên gia cảnh báo thị trường duy trì khả năng điều chỉnh trong thời gian tới.

Cùng chuyên mục

Tiếp tục tăng mạnh, nhận định tích cực về sản lượng vụ thu hoạch năm 2025

Giá tiêu hôm nay 1/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 – 145.500 đồng/kg.

Giá vàng nhích tăng, nhà đầu tư đang mò mẫm giữa những vì sao dưới bầu trời nhiều mây, hãy thắt dây an toàn

Giá vàng hôm nay 1/12/2024, giá vàng nhích tăng, phát tín hiệu tích cực sau một tuần lao dốc. Môi trường kinh tế Mỹ “không quá nóng, không quá lạnh” không mang lại nhiều định hướng cho đầu tư vàng. Giá vàng nhẫn và SJC giảm mạnh.

Văn hóa doanh nghiệp đã góp phần biến áp lực thành động lực

Chủ tịch HĐTV PetroVietnam Lê Mạnh Hùng tuyên dương sự đóng to lớn của toàn thể các đơn vị thành viên, nêu bật, văn hóa doanh nghiệp đã góp phần biến áp lực thành động lực, là nền tảng để PetroVietnam xây dựng kế hoạch quản trị năm sau cao hơn năm trước, kiên quyết giữ vững mục tiêu tăng trưởng.

Động lực phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới

Tối 29/11, Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 đã diễn ra tại TP. Thái Bình (tỉnh Thái Bình), tôn vinh 36 thanh niên nông thôn xuất sắc trên toàn quốc.

Không như lời đồn, châu Âu vẫn miệt mài nhận khí đốt Nga qua Ukraine, Moscow “cầm đằng chuôi”?

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết đã gửi 42,4 triệu m3 khí đốt tới châu Âu qua Ukraine ngày 29/11, khối lượng tương đương với một ngày trước đó.

Mới nhất

Lý do Meta muốn xây cáp quang biển riêng

Có một số lý do giải thích tại sao việc xây dựng cáp quang biển lại hấp dẫn các công ty công nghệ lớn như Meta. Theo TechCrunch, Meta đang lên kế hoạch xây dựng tuyến cáp quang biển vòng quanh thế giới và sẽ là chủ sở hữu duy nhất. Phụ trách dự án là Santosh Janardhan, Giám đốc...

Lịch sử ngày càng gần hơn với thế hệ trẻ

SVVN - Việc học lịch sử trước đây được gắn mác “khô khan” bởi hàm lượng thông tin rộng lớn ẩn chứa trong những trang sách. Nhưng bây giờ, có nhiều cách tiếp cận lịch sử hơn, khiến môn học trở nên thú vị, gần hơn với người trẻ. Đi bảo tàng học lịch sử Từ ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử...

Chính sách mới: Chính thức tăng tuổi nghỉ hưu cho sĩ quan Quân đội

Tháng 12, nhiều luật và quyết định quan trọng liên quan đến Quân đội có hiệu lực, trong đó tuổi nghỉ hưu với sĩ quan theo bậc quân hàm từ cấp úy đến tướng tăng từ 1-5 tuổi so với hiện hành. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam chính thức có hiệu lực từ hôm...

Đến bảo tàng để “sống cùng lịch sử”

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 11. Với quy mô lớn, cách bố trí, trưng bày hiện đại, sinh động, mang...

Tỉ phú Ấn Độ lần đầu lên tiếng sau khi bị Mỹ truy tố

Tỉ phú Ấn Độ Gautam Adani lần đầu lên tiếng về những cáo buộc của Mỹ - tố ông liên quan âm mưu...

Mới nhất