Trang chủNewsNhân quyềnKhông để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh...

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội

Các thành tựu mà ngành LĐ-TB&XH đạt được cho đến nay -, đó là sự phát triển tiệm cận và ngày càng nâng lên tầm cao mới sẽ được duy trì, tiếp thu và kế thừa đầy đủ, theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long.

Sáng 27/12, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, lãnh đạo các ban của Đảng, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã dự Hội nghị.

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội - 1
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh không để gián đoạn các chính sách LĐ-TB&XH mà phải làm tốt hơn  (Ảnh: Tống Giáp).

Tỉ lệ thất nghiệp giảm ấn tượng

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh ý nghĩa sự kiện tổ chức với quy mô toàn quốc của ngành. Hội nghị nhìn lại toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ trong năm 2024, đồng thời ôn lại cả lịch sử 80 năm hoạt động của Bộ LĐ-TB&XH. Nhiều thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm của Bộ cũng có mặt tại hội nghị hôm nay, để cùng chứng kiến sự thay đổi, lớn mạnh của ngành suốt 80 năm qua.

Trong năm 2024, công tác lao động, người có công và xã hội đã hoàn thành 100% chương trình công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Một trong những thành tựu nổi bật là việc tham mưu xây dựng và trình Chính phủ để trình Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với tỉ lệ thông qua đạt 93,42%, bao gồm 14 nội dung lớn mang tính cải cách.

Đặc biệt, lần đầu tiên triển khai thí điểm sàn giao dịch việc làm trực tuyến toàn quốc, giúp tăng cường sự kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp. Tình hình việc làm và thu nhập của người lao động có sự cải thiện so với cùng kỳ năm 2023.

Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, và hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phục hồi mạnh mẽ, đạt mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, với hơn 150.000 người.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thị trường lao động năm 2024 đã dần trở lại trạng thái bình thường như thời kỳ trước đại dịch COVID-19.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,5 triệu người, tăng 210,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 68,5%, duy trì ở mức cao, phản ánh sự phục hồi tích cực của nền kinh tế.

Số lao động có việc làm đạt 51,4 triệu người, tăng 212.000 người so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận mức giảm ấn tượng, chỉ còn 2,38%, giảm 0,17% so với cùng kỳ năm trước.

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội - 2
Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao cờ thi đua của Chính phủ tặng Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH (Ảnh: Tống Giáp).

Bộ cũng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng, tăng 35,7%, cao nhất từ trước đến nay.

Thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho 1,074 triệu người có công với cách mạng. Giai đoạn 2021-2024, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 4,2% (giảm bình quân khoảng 1,05%/năm); tỉ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm, tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân trên 3%/năm.

Bên cạnh đó, Bộ cũng tham mưu cho Chính phủ tổ chức Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, đến nay đã huy động trên 5.000 tỷ đồng.

Điều kiện đất nước tốt hơn thì hưởng thụ chính sách nhiều hơn

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận định, sự kiện hôm nay của ngành LĐ-TB&XH mang rất nhiều cung bậc cảm xúc.

Xem phóng sự khái quát về sự phát triển của ngành suốt 80 năm, mọi hoạt động của ngành đều gắn với những truyền thống văn hóa hết sức tốt đẹp của dân tộc, đó là tình tương thân, tương ái, nghĩa tình, nhân văn.

Ngành LĐ-TB&XH cũng gắn bó chặt chẽ từ đầu với lịch sử phát triển của đất nước trong thời đại mới.

Theo Phó Thủ tướng, làm công tác chăm sóc người có công là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là tri ân những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước. Làm về thị trường lao động, đào tạo nghề là thực hiện phần việc quan trọng như đúc kết của cha ông là “nghệ phải tinh”.

Ngành LĐ-TB&XH đã cố gắng hoàn thiện chính sách tiền lương và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, “cái khó ở đây là làm sao bảo đảm sự hài hòa, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và tiệm cận với tiêu chuẩn thế giới”.

“Điều này không phải dễ, phải đảm bảo làm sao tiền lương tối thiểu, chính sách lao động việc làm không phân biệt đối xử để hàng hoá bán được ra thị trường nước ngoài”, Phó Thủ tướng nói.

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội - 3
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ: Bộ LĐ-TB&XH tự hào về những dấu ấn tạo lập được trên hành trình xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội của Việt Nam (Ảnh: Tống Giáp).

Về chính sách an sinh xã hội, ngành LĐ-TB&XH đã quan tâm đến những công dân thiệt thòi nhất trong xã hội, giúp họ được thụ hưởng chính sách tốt hơn.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, khi ông đi tiếp xúc cử tri, đi đến cơ sở, gặp gỡ người dân, mọi người đều quan tâm đến mức độ thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công là bao nhiêu, “liệu có thêm tiền hay không”.

“Tôi có trả lời là sẽ trao đổi với Bộ trưởng, với ngành LĐ-TB&XH, đồng bào cứ yên tâm rằng đất nước chúng ta có điều kiện hơn thì các anh, các chị ngành LĐ-TB&XH sẽ tham mưu để chúng ta có được phần nhiều hơn”, Phó Thủ tướng chia sẻ.

“Những chính sách trong ngành phụ thuộc nhiều vào thu nhập, điều kiện phát triển của đất nước, nên “ở mặt này hay mặt khác thì chưa đáp ứng được hết mong muốn của chúng ta”, ông nhấn mạnh thêm.

Những kết quả mà ngành LĐ-TB&XH đạt được, theo Phó Thủ tướng là cả một quá trình và những con số đưa ra trong báo cáo kết quả của năm 2024 chỉ là điểm nhấn, cập nhật những gì ngành đã và đang làm.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhất trí những việc ngành LĐ-TB&XH đã làm, đánh giá cao các kết quả, thành tích ngành đã làm trong thời gian dài, đặc biệt trong năm 2024.

“Tôi chia sẻ với những khó khăn vướng mắc mà các đồng chí đã điểm ra, đồng tình với giải pháp chúng ta đề ra cho năm 2025 và những năm tới”, ông nói.

Về phương hướng năm 2025, Phó Thủ tướng nêu rõ, năm 2025, chúng ta có 3 việc phải tiến hành đồng thời: Sắp xếp, tổ chức bộ máy; tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế trên 7%, tạo đà cho những năm sau.

Tất cả chính sách thuộc các lĩnh vực mà Bộ LĐ-TB&XH đang trực tiếp tham mưu cho Đảng và Nhà nước về người có công, an sinh xã hội, lao động việc làm, hỗ trợ người nghèo thì hoàn toàn không thay đổi, mà phải làm tốt hơn, làm nhiều hơn để phục vụ nhu cầu của các đối tượng này.

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội - 4
Giám đốc Sở LĐTBXH Bạch Liên Hương phát biểu tham luận tại Hội nghị (Ảnh: Tống Giáp).

Với tinh thần đó, ông đề nghị mỗi cán bộ của ngành nghiêm túc chấp hành việc bố trí. Vì các chính sách đã và đang làm, đặc biệt là thành tựu ngành làm được cho đến bây giờ, đó là sự phát triển tiệm cận và càng ngày càng nâng lên tầm cao mới.

“Chúng ta cố gắng duy trì, tiếp thu và truyền lại đầy đủ để không có sự gián đoạn dù ở cơ quan, tổ chức nào”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh. 

Ông mong cán bộ, nhân viên trong ngành yên tâm, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống đã đạt được trong thời gian qua, để các việc chúng ta đã và đang làm trong ngành LĐTB&XH tiếp tục được nhân rộng và phát huy, đạt thành tựu cao hơn nữa trong những năm tới.

Luôn nỗ lực làm tròn trách nhiệm của mình

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung bày tỏ niềm tự hào khi được là một phần của ngành có bề dày lịch sử, ý nghĩa với tiến trình xây dựng đất nước.

Ngành ý thức rất sâu sắc trách nhiệm của mình, gần 80 năm từ 2 bộ đầu tiên trong Chính phủ, trải qua 4 lần sáp nhập, các nhiệm vụ xuyên suốt luôn là việc làm, an sinh xã hội, bồi đắp dần và phát triển như hiện nay đó là cả dòng chảy.

“Trong bất cứ hoàn cảnh nào, có những giai đoạn thăng trầm khác nhau nhưng ngành LĐ-TB&XH luôn nỗ lực làm tròn trách nhiệm của mình”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Ông nhấn mạnh, Bộ LĐ-TB&XH tự hào về những dấu ấn tạo lập được trên hành trình xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội của Việt Nam. Những kết quả này không chỉ lãnh đạo Nhà nước, người dân ghi nhận mà còn giúp Việt Nam trở thành một điển hình ấn tượng với cả thế giới.

Ban Chuyên trang Dân sinh



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/xoa-doi-giam-ngheo/khong-de-gian-doan-cac-chinh-sach-ve-lao-dong-thuong-binh-va-xa-hoi-20241227235308031.htm

Cùng chủ đề

Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Phát động phong trào học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục

Ngày 27/12, tại tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Lễ phát động phong trào học ngoại ngữ, nhân rộng các mô hình tự học, tự nâng cao trình độ, xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục. ...

Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD

Báo cáo về thành tích của ngành, Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP, cho biết: Năm nay, ngành thủy sản đặt mục tiêu trọng tâm là đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại mức 10 tỷ USD, trong bối cảnh lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Bên cạnh đó,...

Người dân thích thú nếm thử đặc sản Lào giữa lòng TP.HCM

Gần 100 gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng, đặc sản Lào đã thu hút đông đảo khách tham quan tại Ngày hội du lịch - văn hóa - xúc tiến thương mại Lào - Việt 2024. ...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO - Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. TPO - Năm 2024,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếng thơm của ngành LĐ-TB&XH trong suốt 80 năm tiếp tục được lan tỏa

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ, với những thành tựu và dấu ấn lịch sử 80 năm an sinh xã hội, giai đoạn tới, trong hành trình mới, tiếng thơm 80 năm qua của ngành LĐ-TB&XH tiếp tục được lan tỏa. Giáo dục nghề nghiệp: Nhiều dấu ấn nổi bậtTrong những dấu ấn nổi bật, không thể không kể đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chất lượng được nâng cao, gắn kết công tác đào tạo với...

Năm 2025: TPHCM cần khoảng 330.000 lao động

(LĐXH) - Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) vừa công bố báo cáo “Thị trường lao động năm 2024 - Dự báo nhu cầu nhân lực năm 2025 tại TPHCM”. Theo đó, dự báo nhu cầu nhân lực TPHCM năm 2025 cần từ 310.000 - 330.000 lao động, trong đó, nhu cầu nhân lực tập trung cao nhất ở khu vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp...

Tỉnh nào sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước?

(Dân Sinh) - Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động...

Kiến nghị nâng trợ cấp, phụ cấp cho dự bị động viên và dân quân tự vệ

Tiếp thu ý kiến cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục phối hợp các Bộ, ngành trung ương, cơ quan liên quan, các địa phương nghiên cứu đề xuất Chính phủ điều chỉnh chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị... Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến, với nội dung:“Cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh các mức phụ cấp, trợ...

Nghệ An: Nâng cao đời sống gia đình chính sách, đảm bảo an sinh xã hội

(Dân Sinh) - Năm 2025, Nghệ An tiếp tục phát huy hiệu quả an sinh xã hội cho người có công, trợ cấp bảo trợ xã hội, các đối tượng yếu thế... trên nguyên tắc đúng, đủ, kịp thời. Ngày 25/12, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề raNghệ An là tỉnh có dân số đông với hơn 3,3...

Bài đọc nhiều

Công ước Hà Nội mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn...

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. - Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc thông qua Công ước...

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố...

Năm 2024, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai toàn diện các mặt công tác.

Phát triển kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng nâng cao đời sống người dân

Vùng đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung ở Việt Nam. Là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, có cửa ngõ thông thương lớn và quan trọng, là vùng có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các khu vực lân cận và thế giới.  Với mức đô thị phát triển nhanh,...

Nghệ An: Nâng cao đời sống gia đình chính sách, đảm bảo an sinh xã hội

(Dân Sinh) - Năm 2025, Nghệ An tiếp tục phát huy hiệu quả an sinh xã hội cho người có công, trợ cấp bảo trợ xã hội, các đối tượng yếu thế... trên nguyên tắc đúng, đủ, kịp thời. Ngày 25/12, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề raNghệ An là tỉnh có dân số đông với hơn 3,3...

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.

Cùng chuyên mục

Khởi động Dự án ‘Đối tác Xanh do Phụ nữ lãnh đạo’ tại Việt Nam

Dự án nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nâng cao quyền năng của phụ nữ trong quá trình ra quyết định chính sách và hành động về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Bà Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, chia sẻ một số giải pháp mà các địa phương, trong đó có tỉnh Thái Nguyên, cần thực hiện để thúc đẩy di cư an toàn và triển khai hiệu quả Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM).

Thế nào là hiểu đúng về đức tin?

Trong một thế giới trải rộng của những yên bình và hỗn độn, thì hiểu thế nào cho đúng về đức tin luôn là một lời mời gọi diễn dịch dù rất hấp dẫn nhưng cũng đầy trắc trở với những ai quan tâm đến chủ đề này. Thời Đại xin giới thiệu bài viết về đề tài trên của Nghệ sỹ thị giác Phạm Diệu Hương.Đức tin, trong chiều sâu triết lý của nó, luôn mang một...

Công an tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Thời gian qua, Công an tỉnh Thái Nguyên đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm quản lý tình hình di cư và thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM).

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố...

Năm 2024, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai toàn diện các mặt công tác.

Mới nhất

Viettel tài trợ phòng thí nghiệm nghiên cứu 5G/6G cho Đại học Bách khoa

NDO - Ngày 27/12, Tập đoàn Công nghiệp-viễn thông quân đội (Viettel) và Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) khai trương phòng thí nghiệm nghiên cứu 5G/6G. Đây là phòng thí nghiệm do Viettel tài trợ nhằm phục vụ nghiên cứu các công nghệ nền tảng cho mạng 5G, hướng tới 6G. Phòng thí nghiệm...

Công ty của HIEUTHUHAI tăng vốn từ 5 triệu lên 9 tỉ, loạt ca sĩ, streamer… lập công ty riêng

Ngành công nghiệp giải trí cùng mạng xã hội phát triển là môi trường thuận lợi để nhiều người trẻ có cơ hội lập nghiệp. Streamer Độ Mixi, ca sĩ HIEUTHUHAI hay Quang Linh Vlogs… đều sở hữu công ty riêng. ...

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ...

Mới nhất