Trang chủDestinationsNinh ThuậnKhông để bị động trước những diễn biến mới của dịch COVID-19

Không để bị động trước những diễn biến mới của dịch COVID-19


Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.530.356 ca mắc, trong đó có 10.615.343 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Hiện có 10 bệnh nhân nặng, trong đó có 8 ca thở ô xy qua mặt nạ; hai ca thở ô xy dòng cao HFNC. Trung bình 7 ngày qua không có ca tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 trường hợp.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 giúp trẻ tránh mắc bệnh, tránh các hậu quả lâu dài của bệnh, giúp trẻ đến trường an toàn, tham gia các hoạt động xã hội và phát triển khỏe mạnh. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Người dân cần chủ động thực hiện thông điệp 2K + vaccine

Nhận định về tình hình tiêm vaccine COVID-19, Giáo sư Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định: Tổ chức Y tế thế giới đánh giá những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc đã từng nhiễm bệnh hầu hết đều có miễn dịch – do vaccine hoặc do mắc phải. Chính yếu tố này làm các trường hợp khi mắc bệnh có biểu hiện nhẹ hơn, ít hoặc không có triệu chứng. Theo khuyến nghị mới, cần tập trung ưu tiên tiêm chủng bảo vệ nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai) bởi nếu miễn dịch của các đối tượng trên giảm, dễ dẫn đến tình trạng tăng nặng, nhập viện, tử vong. Hiện, Việt Nam chưa thay đổi khuyến cáo về tiêm vaccine COVID-19. Vaccine hiện nay dù còn hạn chế trong hiệu quả phòng lây nhiễm biến chủng Omicron, nhưng vẫn phòng được ca nặng và nhập viện, tử vong một cách hiệu quả.

Đến nay, Việt Nam đã có tổng số hơn 266 triệu liều vaccine COVID-19 được tiêm với các mũi khác nhau. Với liều cơ bản, nước bao phủ gần như 100% cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên; mũi 3, 4 cũng đạt 80-90%; tiêm cho trẻ từ 5 đến – dưới 12 tuổi mũi 1 cũng lên đến 90%, mũi 2 là gần 77%. Việt Nam là một trong số quốc gia tiêm chủng COVID-19 cao trên thế giới. Tuy nhiên có nơi, có chỗ tỷ lệ tiêm chưa đạt như mong muốn, đặc biệt ở đối tượng nguy cơ cao.

Theo dự báo của các nhà khoa học và Tổ chức Y tế thế giới, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại. Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả phòng, chống dịch. Do đó một trong những nhiệm vụ hiện nay là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai). Những đối tượng này khi đến nơi đông người, môi trường ít thông thoáng nên đeo khẩu trang; đồng thời phải tiêm chủng vaccine đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Đồng thời, theo Giáo sư Phan Trọng Lân để giảm bớt sự lây nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo, đối với người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác…

Việc đeo khẩu trang trong các cơ sở khám chữa bệnh, trên các phương tiện công cộng là yêu cầu phòng, chống dịch.

Bộ Y tế đã, đang theo dõi chặt chẽ tình hình, không để bị động trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh; đồng thời phối hợp với các chuyên gia, các tổ chức trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình nhằm chủ động có các điều chỉnh phù hợp; huy động các nguồn lực của toàn thể hệ thống chính trị, xã hội trong công tác chống dịch, bảo đảm thống nhất với các quốc gia trên thế giới.

 

Tăng cường công tác phòng, chống dịch

Ngày 12/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế – xã hội, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ- CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế.

Các địa phương thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

Đồng thời, các tỉnh, thành phố chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng, để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Các địa phương cần tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao, như: phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân, chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực; tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch, như: đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ thời gian tới. Cùng đó, tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vaccine; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao tự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5

Báo cáo của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Qua tiến hành giải trình tự SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân dương tính trong giai đoạn từ ngày 11/1 đến 20/3/2023, kết quả có 5 mẫu được giải mã thành công. Trong số này, có hai chủng thuộc biến thể phụ BA.5 (2/5, 40%), một mẫu BA.2.75 (1/5, 20%), một mẫu XBB.1 (1/5, 20%) và một mẫu XBB.1.5 (1/5, 20%).

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, XBB.1.5 hiện đang là biến thể chiếm ưu thế trên phạm vi toàn cầu (chiếm 47,1% số trường hợp trong tháng 3/2023, so với 39,8% trong tháng 2/2023). Biến thể XBB.1.5 đã được phát hiện ở 94 quốc gia. Các dữ liệu phân tích hiện nay trên thế giới cho thấy không có báo cáo nào về mức độ nghiêm trọng cao hơn đối với các biến thể đang lưu hành, cũng không có báo cáo nào về việc gia tăng số ca nhập viện hoặc tử vong ở các khoa ICU do bất kỳ biến thể từ dòng XBB hiện đang lưu hành.

Hiện nay, WHO xếp XBB.1.5 vào nhóm biến thể đáng quan tâm (Variant Of Interest – VOI), tiếp tục theo dõi chặt chẽ. Có 7 biến thể khác thuộc nhóm đang được theo dõi (Variant Being Monitored – VBM) bao gồm BA.2.75, CH.1.1, BQ.1, XBF, XBB, XBB.1.16 và XBB.1.9.1.

Như vậy, hiện nay chưa xuất hiện biến thể thuộc nhóm biến thể đáng lo ngại (Variant Of Concern – VOC) hoặc biến thể gây hậu quả nghiêm trọng (Variant Of High Consequence – VOHC).

Để chủ động phòng, chống, hạn chế nguy cơ dịch chồng dịch, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tăng cường hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch COVID-19, chùm ca mắc COVID-19, chùm ca viêm hô hấp; đồng thời phối hợp với đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford theo dõi sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV 2 lưu hành; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân và đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19, đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ cao.

Tất cả các bệnh viện trên địa bàn sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc điều trị, phương tiện, đảm bảo thường trực 24/24 để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và cấp cứu của người dân. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn thành phố sẵn sàng bố trí khu vực cách ly, thu dung và điều trị người mắc COVID-19 tại khoa/đơn vị COVID-19.

Ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi người dân thành phố hãy cùng có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo đảm duy trì miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 bằng cách cho người thân trong gia đình và trẻ em (từ 5 tuổi trở lên), đặc biệt nhóm có yếu tố nguy cơ cao đi tiêm vaccine phòng COVID-19 nếu chưa tiêm và tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung đúng theo quy định.

Nhận định về các loại biến thể của COVID-19 tại Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân cho biết: Đến thời điểm này, Tổ chức Y tế thế giới và trong nước cũng chưa ghi nhận các biến chủng khác. Hiện nay, trên thế giới, cũng như Việt Nam biến thể Omicron vẫn chiếm ưu thế. Biến thể phụ Omicron đã xuất hiện được 16 tháng với hơn 500 biến thể phụ khác nhau. Biến thể này hiện đang lưu hành hầu hết các nơi trên thế giới và đang chiếm ưu thế. Các chuyên gia nhận thấy đây là biến thể có đặc tính lây lan nhanh, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng ca nặng.

Với biến thể Omicron, vaccine vẫn có hiệu quả phòng chuyển nặng, nhập viện, tử vong, do đó người dân cần tiêm chủng đầy đủ theo đúng khuyến cáo của ngành Y tế – Giáo sư Phan Trọng Lân nói.

* Sở Y tế Hà Nội công bố 10 điểm tiêm vaccine COVID-19

Ngày 14/4, Sở Y tế Hà Nội đã ra thông báo công bố 10 điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 duy trì thường xuyên để đông đảo người dân biết, đăng ký tiêm.

Sở Y tế Hà Nội lưu ý: người dân sinh sống, làm việc tại Hà Nội muốn tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể liên hệ tới các điểm tiêm như sau để được hướng dẫn cụ thể về địa điểm, thời gian tiêm.

Tại Thị xã Sơn Tây – số điện thoại: 0243.3823.835

Tại Tây Hồ – số điện thoại: 0243.758.3334 / 0869.538.580

Tại Thạch Thất – số điện thoại: 0243.3675.993

Tại Cầu Giấy – số điện thoại: 0243.768.0014/0243.993.6118

Tại Ba Đình – số điện thoại: 0243.7340.301

Tại Thanh Xuân – số điện thoại: 0243.558.1582 /0248.582.3468

Tại Hoàn Kiếm – số điện thoại: 0243.8284.827

Tại Hai Bà Trưng – số điện thoại: 0243.972.7867

Tại Mỹ Đức – số điện thoại: 0243. 3740.641

Tại Thanh Oai – số điện thoại: 086.242.9697.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng

VOV.VN - TS Trần Du Lịch cho rằng, từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng thì việc giải quyết đột phá chiến lược về hạ tầng và đạt những kết quả rất ấn tượng. Đó là cơ sở để chúng ta phát triển đất nước theo mục tiêu đề ra.   Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là một trong ba đột...

Thế giới quay đầy giảm, Robusta mất 110 USD/tấn; trong nước giảm đến 1.500 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 10/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, cà phê Arabica 10/11/2024. Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 10/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay quay đầu giảm 1.500 đồng/kg nằm trong khoảng 106.500-107.200 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây...

Thông cáo báo chí số 17 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Bảy, ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội) Buổi sáng * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để...

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng trăm tuổi giữa lòng đô thị hiện đại

TPO - Giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng, làng cổ Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang níu chân du khách bởi sự bình yên, hồn hậu với những nét cổ kính được gìn giữ qua nhiều thế hệ. 10/11/2024 | 05:30 Đà Nẵng: ...

Bổ sung các chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, chiều 9/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Nhà giáo. Chia sẻ quan điểm bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo. Đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời bổ sung chính sách mới, đặc thù để xây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Làng hoa Mỹ Bình vào xuân

(NTO) Sau những ngày mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, người dân ở phường Mỹ Bình, Tp Phan Rang – Tháp Chàm lại bắt đầu không khí tất bật, rộn ràng với những công việc quen thuộc của mình như: nhổ cỏ, theo nước cho hoa, phun thuốc trừ sâu bệnh… trên các ruộng hoa chuẩn bị phục vụ thị trường hoa Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần.

Những lưu ý khi gửi thực phẩm đi Canada bạn cần phải biết

Hiện nay, giao thương giữa Việt Nam và Canada ngày càng mở rộng, nhiều hàng hóa, trong đó có lương thực, thực phẩm được luân chuyển giữa hai nước. Vậy gửi thực phẩm đi Canada cần lưu ý những gì? Thực phẩm nào được phép gửi và thực phẩm nào không? hãy đọc ngay bài viết này nhé.

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Điểm đến Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ

(NTO) Được khởi công xây dựng vào cuối năm 2008 tại thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải), Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ có kiến trúc hài hòa giữa phong cách Á Đông kết hợp mái chùa cổ điển Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch tâm linh. Du khách Nga đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ.  Du khách...

Chị Nguyễn Kim Phụng nhiệt tình với công tác xã hội

Sau khi hoàn tất công việc ở cơ quan, mặc dù hơn 11 giờ 30 phút, chị Kim Phụng không nề hà đi đến từng nhà phát cơm chay từ thiện cho các hộ nghèo, người già neo đơn trên địa bàn thành phố. Chia sẻ về việc làm của mình, chị tâm sự: Đây là những công việc thường xuyên của tôi sau mỗi giờ làm, khi thì phát cơm, lúc lại đi kết nối, trao...

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Tin bão số 7: Bão số 7 đang tiến thẳng vùng biển Quảng Trị

Hồi 04 giờ (10/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông,...

Khởi tố vụ án tại Công ty vàng bạc SJC: Độc quyền vàng miếng thu tỷ USD, lãi bèo

Cơ quan điều tra khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với 6 bị can bị buộc tội "tham ô tài sản" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ông lớn độc quyền thương hiệu vàng quốc gia SJC hoạt động ra sao? Công ty Vàng...

Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ TT&TT ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 10 tháng đầu năm nay là 4.483, giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự cố tấn công mạng vào hệ thống tại Việt Nam liên tục...

Nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Toán quê Bình Định, học thạc sĩ, tiến sĩ chỉ 4 năm

Giảng viên Trần Minh Phương là nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Toán năm nay, hiện công tác tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Chỉ trong 4 năm, chị Phương đã có bằng thạc sĩ và tiến sĩ ở Pháp. Ngành Toán vừa có thêm 4 giáo sư, 18 phó giáo sư. Giảng viên Trần Minh Phương sinh...

Đề xuất có bảo hiểm thất nghiệp cho người có hợp đồng từ 1 tháng

Theo dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Chính phủ đề xuất bổ sung thêm trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động bị sa thải hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung trình Quốc hội dự thảo Luật Việc làm sửa đổi với...

Mới nhất

Tôi yêu mùa thu Hà Nội