Trang chủNewsThời sựKhông để bị chi phối bởi bất cứ lợi ích nhóm nào...

Không để bị chi phối bởi bất cứ lợi ích nhóm nào trong xây dựng pháp luật


Sáng 12/9, tại Phiên họp thứ 37, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. 

Vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với những kết quả đạt được trong công tác tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được nêu trong Báo cáo của Chính phủ; đánh giá cao sự nỗ lực, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nghiêm túc triển khai thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương trong công tác hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật.






 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra

Theo đánh giá, Chính phủ đã hoàn thành khối lượng lớn nhiệm vụ lập pháp cơ bản bảo đảm tiến độ, không có tình trạng xin rút các dự án đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết được Chính phủ tăng cường chỉ đạo triển khai và áp dụng nhiều giải pháp mới hiệu quả, chủ động, khẩn trương hơn ngay từ khâu lập danh mục, phân công soạn thảo, triển khai thi hành đến theo dõi, đôn đốc, kiểm tra. Kết quả đạt được tích cực hơn so với các năm trước….

Tuy nhiên, Thường trực Uỷ ban Pháp luật chỉ rõ, số lượng dự án luật, dự thảo nghị quyết phải trình ở từng kỳ họp Quốc hội rất lớn nhưng chưa bảo đảm sự cân đối giữa các lĩnh vực; nhiều dự án được bổ sung vào Chương trình sát thời điểm tổ chức kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy định không rõ ràng, cụ thể, thậm chí cùng một quy định nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho công tác thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để; số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều. 

Điều kiện bảo đảm cho công tác rà soát văn bản chưa tương xứng cả về nguồn nhân lực, vật lực và thời gian dẫn đến kết quả xử lý sau rà soát chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc xử lý nhiều văn bản có nội dung trái pháp luật đã được Bộ Tư pháp kết luận, kiến nghị xử lý trong kỳ báo cáo còn chậm, chưa kịp thời, dứt điểm…

Lấy quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân làm trọng tâm

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, để luật, nghị quyết đi vào cuộc sống thì phải triển khai thi hành, theo dõi việc triển khai thi hành. Thời gian qua, việc triển khai đã được thực hiện hết sức quyết liệt. Hàng năm, ngân sách nhà nước đã dành khoản kinh phí lớn cho công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, có thẩm thấu vào nội bộ và nhân dân hay chưa thì cần phải đánh giá thật kỹ. “Chúng ta nói “sống và làm việc theo pháp luật”, nhưng hiểu pháp luật thì mới sống làm việc theo pháp luật được” – Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, phải đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. “Chỗ nào làm tốt, chỗ nào làm chưa tốt? Làm tốt thì phải có biểu dương, khen thưởng kịp thời, còn chỗ nào làm chưa tốt thì phải phê bình, kiểm điểm” – Chủ tịch Quốc hội đề nghị.






Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp

Theo Chủ tịch Quốc hội, gốc xây dựng pháp luật phải từ các bộ, ngành. Bộ trưởng, Thứ trưởng, các vụ có liên quan phải ngồi nhiều lần, nhiều cuộc, phải xem từng khoản, từng điều, từng chương của luật, nghị quyết thì luật, nghị quyết mới có chất lượng. Nếu các cơ quan trình làm kỹ lưỡng thì khi gửi sang Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội mới thẩm tra trúng, đúng các vấn đề. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, không chỉ các bộ, ngành mà Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thời gian tới cũng cần nền nếp, kỷ cương, quyết liệt trong việc thẩm tra các dự án luật để thể hiện chính kiến, với mong muốn cuối cùng là “luật ra đời phải có chất lượng và tuổi thọ, các nghị quyết cũng tương tự như vậy”. 

Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng đến khâu triển khai, thực hiện luật, nghị quyết. 

Nhắc lại Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu: Văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng đoạn, đạt yêu cầu về chất lượng, không chạy theo số lượng, lấy quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm.

“Chúng ta siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi bất cứ một lợi ích nhóm cục bộ nào trong xây dựng pháp luật” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ phương án để xử lý tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, gắn với trách nhiệm ban hành nợ văn bản với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm phổ biến, giáo dục pháp luật theo đối tượng theo vùng miền, đồng thời tăng cường đăng tải tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật lên mạng xã hội để Nhân dân kịp thời, nhanh chóng nắm được nội dung các văn bản pháp luật hiện hành.

Về công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo Chủ nhiệm Lê Thị Nga, trong kỳ báo cáo, qua kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đối với 2.948 văn bản đã phát hiện, kết luận kiến nghị xử lý 138 văn bản có quy định trái pháp luật về thẩm quyền và nội dung. Kết quả này cho thấy số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản. Do đó, đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân đến nay còn 58/138 văn bản trái pháp luật chưa được xử lý./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/khong-de-bi-chi-phoi-boi-bat-cu-loi-ich-nhom-nao-trong-xay-dung-phap-luat-677620.html

Cùng chủ đề

Petrovietnam hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tham gia cùng đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Quốc Thịnh - Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Công đoàn PVTrans; đồng chí Nguyễn Xuân Hà - Phó Chủ tịch Công đoàn PVPower; đồng chí Nguyễn Ngọc Toàn - Chủ tịch Công đoàn PVTrans Hà Nội; đồng chí Phạm Khánh Hưng - Chủ tịch Công đoàn PTSC Hà Nội; cùng đại diện văn phòng PTSC Hà Nội, PETROSETCO, đoàn thanh niên PVTrans Đông Dương. Đoàn công tác trao...

Vietravel Airlines bổ nhiệm tân Tổng Giám Đốc

Sáng ngày 04/09/2024, tại trụ sở của Vietravel Airlines đã diễn ra buổi lễ bổ nhiệm tân Tổng Giám Đốc thông qua Quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc công ty với Ông Đào Đức Vũ kể từ ngày 04/09/2024, sau khi Hội đồng Quản trị thông qua đơn từ nhiệm của Ông Nguyễn Minh Hải vì lý do cá nhân.Ông Đào Đức Vũ có hơn 35 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không, từng đảm nhận...

Xác định chính xác tên gọi di tích tại Phủ Dày

Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dày có hơn 20 đền, phủ, lăng... chủ yếu nằm trong phạm vi xã Kim Thái và là trung tâm Ðạo Mẫu lớn và hoàn chỉnh nhất trong cả nước. Trong ba di tích chính của khu di tích Phủ Dày bao gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì Phủ Tiên Hương là khu di tích đẹp, được xây dựng từ thời...

TP Hồ Chí Minh phấn đấu cơ bản hoàn thành tiêm vaccine sởi trong tháng 9

Học sinh Trường Tiểu học Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) được khám sức khỏe...

Những điểm bất thường của bão Yagi – cơn bão mạnh nhất 30 năm qua

Bão số 3 có cường độ tăng rất nhanh, chỉ trong 24 giờ, cường độ bão tăng 8 cấp và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão.   Bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc. Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP Hồ Chí Minh phấn đấu cơ bản hoàn thành tiêm vaccine sởi trong tháng 9

Học sinh Trường Tiểu học Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) được khám sức khỏe...

Ra mắt Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ ra mắt Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh...

Lan tỏa hiệu quả phong trào thi đua Quyết thắng ở Học viện Quân y

Lãnh đạo Học viện Quân y kiểm tra công tác thực hành diễn tập cuối khóa của học...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo. ...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

Cùng chuyên mục

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm việc với một số cơ quan giúp việc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sáng 17-9, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với một số cơ quan giúp việc Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại hội nghị, các cơ quan giúp việc đã báo cáo...

Đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với 9 ngày liên tục

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025.  Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục. Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025. Dự thảo tờ trình lần này, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất...

Quân nhân Mỹ đã có mặt tại chiến trường Ukraine; Nga tăng quy mô lực lượng vũ trang

Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine: Điện Kremlin: Quân nhân Mỹ đã có mặt tại chiến trường Ukraine Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, Nga đã nhiều lần tuyên bố quân đội Mỹ đã tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine mà không có bất kỳ sự cho phép nào. “Chúng tôi đã nhiều lần nói...

Hoàn thành đê ngầm bảo vệ bờ biển từng được bình chọn đẹp nhất châu Á

(Dân trí) - Tuyến đê ngầm dài 550m, cách bờ 250-300m, có nhiệm vụ chống sạt lở bờ biển An Bàng, phường Cẩm An (thành phố Hội An, Quảng Nam) đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão năm nay. Ngành chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình tuyến đê ngầm khu vực biển An Bàng, phường Cẩm An, thành phố Hội An.  Trao đổi với phóng viên Dân...

Đức siết chặt kiểm soát biên giới để ngăn tình trạng nhập cư

Động thái này diễn ra trong bối cảnh số lượng người nhập cư bất hợp pháp vào Đức tăng cao, đồng thời các cuộc tấn công khủng bố và tội phạm xuyên biên giới cũng gia tăng tại nhiều khu vực ở châu Âu. ...

Mới nhất

Khe cửa hẹp cho phân khúc biệt thự, nhà phố phía Nam

Chỉ 10% nguồn cung biệt thự, nhà phố có giá dưới 10 tỷ đồngMới đây, Công ty CP DKRA (DKRA Group, tập đoàn dịch vụ bất...

Đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với 9 ngày liên tục

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025.  Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục. Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Thủ tướng Chính...

Lồng đèn truyền thống vẫn được ưa chuộng trong dịp Tết Trung thu

Một tín hiệu đáng mừng là những năm gần đây, các sản phẩm đồ chơi truyền thống làm bằng tre, giấy kính... được nhiều người tìm về sử dụng nhiều hơn. Vì vậy mà dù phải làm việc gấp đôi ngày thường, các nghệ nhân vẫn rất phấn khởi khi nét đẹp văn hoá truyền thống được giới trẻ...

UBCKNN nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu của NCB

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Ngân hàng...

Mới nhất