Trang chủChính trịChủ quyềnKhông để bà con miền núi thiếu nước sinh hoạt

Không để bà con miền núi thiếu nước sinh hoạt


Thiếu nước, thiếu công trình nước sạch

Nhiều năm nay, người Arem, người Ma Coong, ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình dùng nguồn nước suối để ăn uống, sinh hoạt. Ngay đầu mùa nắng nóng năm nay, những khe suối bắt đầu cạn dần.

Nhà chị Y Nâu, ở bản Nịu, xã Thượng Trạch bên cạnh con suối Cà Roòng. Giờ suối đã trơ đáy, lổn nhổn đá hộc, đá cuội. Sáng sớm, chị Y Nâu cùng bà con bản Nịu phải xách thùng, xách xô, đi bộ quãng đường khá xa, ngược lên thượng nguồn tìm suối để lấy nước về sử dụng. Đường xa, chị Y Nâu chỉ đủ sức mang theo can nhỏ loại 10 lít, vì vậy, mỗi ngày chị phải đi lấy nước 3- 4 lần. “Bà con không có nước sử dụng thì đi chỗ này chỗ khác để tìm nguồn nước về dùng hằng ngày, không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm”, chị Y Nâu nói.

Khe Chun chảy ngang đầu bản Coóc, ở xã Thượng Trạch luôn là nơi có nguồn nước dồi dào. Giờ đây thì khe cạn dần, người dân lấy đá ngăn thành đập nhỏ giữa lòng suối để giữ nước. Thế nhưng, chỉ còn là một vũng nước, ngập bắp chân người, đục ngầu không còn dùng để ăn uống được. Nếu muốn lấy nước uống thì phải đi vào lúc sáng sớm, hoặc để cho lắng bớt bùn đất mới lấy được nhưng cũng không đảm bảo vệ sinh. “Tôi ở đây hơn 20 năm rồi, bà con chỉ biết múc nước suối sử dụng thôi. Chưa bao giờ thấy khô hạn như năm nay”, ông Hồ Đảng, ở bản Coóc nói.

anh-1(2).jpg
Nhiều diện tích đất canh tác phải bỏ hoang vì thiếu nước. Ảnh: Thanh Hiếu

Nắng gắt, những cơn gió phơn Tây Nam càng khiến cho vùng cao huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình thêm oi ả. Nhiều nơi trong huyện vẫn chưa có công trình nước sạch tập trung, một số xã có công trình cấp nước nhưng xuống cấp, hư hỏng ngưng hoạt động nhiều năm nay. Người dân phải tự khoan giếng để lấy nước nhưng nguồn nước vẫn rất ít ỏi, không đảm bảo sinh hoạt.

Xã Sơn Hóa là xã tiếp giáp thị trấn Đồng Lê nhưng đến nay chưa có công trình nước sạch sinh hoạt. Người dân chủ yếu sử dụng nước giếng đào, giếng khoan nhưng nguồn nước đã cạn. Giếng đào của gia đình bà Nguyễn Thị Sang ở thôn Bắc Sơn nằm bên cạnh khe nước. “Giếng đào rồi lát đá ở phía dưới rồi lấy nước từ khe, nước cũng không được sạch lắm. Nhưng điều kiện bây giờ đang khó khăn, muốn khoan 1 cái giếng nhưng lại chưa có tiền, thôi đành uống tạm nguồn nước này. Giờ nếu có điều kiện thì muốn khoan giếng nước để uống nước cho sạch sẽ”, bà Sang nói.

Về mùa khô hạn, nếu giếng đào cạn thì người dân dùng chung giếng khoan, mua nước bình để ăn, uống; còn tắm giặt, sinh hoạt thì sử dụng nước khe suối, nước sông Gianh. Ông Bùi Minh Cần, thôn Bắc Sơn, xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa cho biết, trước đây, giếng đào luôn có nước để dùng, những năm gần đây, chưa đến mùa hè thì giếng đào cạn nước. 3 gia đình gần nhau góp vốn khoan giếng nhưng về mùa nắng hạn phải bơm rất lâu, rất nhiều lần mới đủ nước sinh hoạt. Nhà nào cũng mất hàng chục triệu đồng khoan giếng, có hộ phải khoan nhiều lần mới được, riêng gia đình ông Cần đã khoan đến cái giếng thứ 3 mới có nước. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng mùa này thì không thể canh tác, làm trang trại chăn nuôi lớn vì không có nước, mùa hè cây cối cháy khô, vụ hè – thu cũng không trồng lúa được, đành bỏ đất hoang.

Trong gần 1.200 hộ dân xã Sơn Hóa thì 80% số hộ đối diện nguy cơ thiếu nước sạch trong mùa nắng nóng. Nơi đây địa hình đồi dốc, dân cư thưa thớt. Khi xây dựng công trình nước sạch thì đường ống nối về các hộ dân rất dài, cần kinh phí lớn. Hiện khoảng 40 ha đất nông nghiệp sẽ phải bỏ hoang trong vụ hè – thu. “Hầu hết người dân đều thiếu nước trong những tháng hè, thiếu nước sinh hoạt và thiếu nước tưới tiêu cho sản xuất. Trong tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, tiêu chí về nước sạch cực kỳ khó khăn, rất khó để đạt được tiêu chí này”, ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hóa cho biết.

Ngoài Bố Trạch và Tuyên Hóa, thống kê cho thấy, huyện Lệ Thủy cũng có hơn 2.000 hộ dân đang phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn. Trong đó có 2 xã là Ngư Thủy và Ngư Thủy Bắc ở ven biển, có hơn 500 hộ dân phải dùng nguồn nước bị nhiễm phèn nặng.

Sớm đưa các công trình cấp nước vào sử dụng

Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, tỉnh Quảng Bình có địa hình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành các vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Quảng Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Hàng năm, tỉnh chịu nhiều tác động của các loại hình thiên tai, trong đó có hạn hán vào mùa khô. Những năm qua, các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ.

Nhằm kịp thời giải “cơn khát” nước sạch cho người dân xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, cuối tháng 6/2023, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cồn Roàng, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Bình đã vận dụng các nguồn hỗ trợ và trích kinh phí đơn vị để đầu tư khoan nhiều giếng nước dẫn về tận bản làng cho bà con sử dụng. “Thấy bộ đội biên phòng khoan giếng cho dân, bà con trong bản phấn khởi lắm. Sắp tới có nước giếng khoan để sử dụng, bà con rất cảm ơn bộ đội biên phòng, đỡ khổ rồi”, chị Y Nâu, bản Nịu, xã Thượng Trạch phấn khởi cho biết.

anh-2(2).jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cồn Roàng, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Bình đưa nước sạch về cho bà con xã Thanh Trạch. Ảnh: Thanh Hiếu

Bản Coóc, xã Thượng Trạch nằm ngay bên cạnh đồn biên phòng nên bộ đội đã làm đường ống nối với bể chứa nước của đơn vị cho dân sử dụng. Đồn cũng khoan một giếng nước tại bản Coóc và đây là giếng nước thứ 5 triển khai trong năm nay. Đến nay, hầu hết các cụm bản trên địa bàn xã Thượng Trạch cơ bản đủ giếng khoan để có nước hợp vệ sinh cho bà con sinh hoạt. “Chúng tôi đã vận dụng tất cả các nguồn, vừa các nguồn nước tự chảy, vừa sử dụng các giếng khoan, thì cơ bản trong vòng một tháng nữa, toàn bộ 8 bản ở xã Thượng Trạch sẽ có nguồn nước sạch để sử dụng, phục vụ đời sống sinh hoạt của bà con”, Trung tá Thái Nam Long, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cồn Roàng, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết.

Mỗi giếng đều có máy bơm, bơm nước lên bồn chứa để từ đó dân bản đến lấy về dùng. Kinh phí thực hiện mỗi công trình khoảng 70 triệu đồng, do bộ đội trực tiếp thi công, quản lý, hỗ trợ vận hành và khi người dân biết cách sử dụng thì chuyển giao cho bản. Hiện, máy bơm sử dụng điện mặt trời, nhưng do nguồn điện không ổn định cho nên hoạt động cấp nước không được thường xuyên, đơn vị quyết định chuyển sang tặng máy phát điện dùng xăng. Dự kiến mỗi hộ sẽ đóng góp 5.000 đồng/tháng để mua xăng chạy máy phát điện phục vụ bơm nước sinh hoạt.

Còn tại huyện Tuyên Hóa, nơi có nhiệt độ cao nhất tỉnh Quảng Bình trong mùa hè, theo số liệu thống kê, hiện có 4 xã chưa có công trình nước sạch tập trung gồm Sơn Hóa, Lê Hóa, Ngư Hóa và Thanh Thạch. Các xã còn lại cũng đối mặt hạn hán. Nằm sát sông Gianh nhưng mùa hạn nguồn nước bị xâm nhập mặn, không thể bơm lên để tưới tiêu, việc gieo trồng đành trông cậy vào nguồn nước từ “trời”. Phó chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện tượng thiếu nước cục bộ thường xảy ra trên địa bàn, đặc biệt ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện đã khuyến cáo bà con sử dụng nước hợp vệ sinh, sử dụng nước tiết kiệm trong thời điểm nắng nóng kéo dài. Tích nước tại các hồ để đảm bảo sản xuất vụ hè- thu, tuyên truyền bà con chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa thiếu nước sang các loại cây trồng khác.

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, ngành đã rà soát trữ lượng tất cả các hồ đập chứa nước trên địa bàn, tính toán kỹ các phương án nhằm đảm bảo nước tưới, nước sinh hoạt. Tuy nhiên, những thời điểm nắng nóng gay gắt có thể xảy ra tình trạng hạn cục bộ. Theo ông Mai Văn Minh, đối với các công trình nước sạch phục vụ người dân, rất cần sự đầu tư của Nhà nước và nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp; việc đầu tư các nhà máy có quy mô lớn cần đáp ứng phục vụ nhu cầu liên xã, không nên đầu tư manh mún, làm giảm hiệu quả sử dụng sau đầu tư.

Ngày 6/7/2023, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 1330/KH-UBND về triển triển khai các phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn giai đoạn năm 2023 – 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, để chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước có nguy cơ kéo dài vào cuối vụ hè – thu, trước mắt các cơ quan đơn vị sẽ tăng cường công tác quản lý, điều tiết nguồn nước kịp thời theo kế hoạch, đồng thời phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi với các tổ chức, cá nhân, hộ dùng nước và bám sát lịch thời vụ gieo trồng, nhu cầu dùng nước của cây trồng; thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình cấp nước đang bị xuống cấp để đảm bảo cấp nước phục vụ người dân; đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình cấp nước, kịp thời phục vụ dân sinh trong mùa khô hạn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Bình có tân Bí thư Tỉnh ủy

(TN&MT) - Bộ Chính trị điều động, chỉ định ông Lê Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025. Sáng 31/10, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị công bố Quyết...

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình về công tác quản lý đất đai

Tham gia Đoàn công tác của Bộ TN&MT có: Lãnh đạo Vụ Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký dữ liệu và thông tin đất đai, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.Về phía tỉnh Quảng Bình...

Đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Ngày 11/10, Công an tỉnh tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi lễ.Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Cục...

Phê duyệt quy hoạch khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ

Theo Quyết định, mục tiêu cụ thể của quy hoạch là bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị khác của vùng bờ; tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ giá trị tự nhiên, sinh thái biển, rừng ngập mặn tại vùng bờ, góp phần thực hiện mục tiêu đạt diện tích tối thiểu bằng 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia. Sắp xếp, phân bố hợp...

Bổ nhiệm Giám đốc Sở GTVT và Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình

Theo đó, thực hiện Thông báo số 1319-TB/TU, ngày 26/9/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về việc bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ Giám đốc Sở GTVT, ngày 27/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã ký Quyết định số 2739/QĐ-UBND về...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. ...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh,...

Tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển

Nhấn mạnh Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án có sứ mệnh và vai trò rất quan trọng, thực hiện nhiệm vụ khó, phức tạp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, điều này đòi hỏi các thành viên Ban Chỉ đạo phải rất quyết tâm, bản lĩnh, làm việc chuyên nghiệp… để thực hiệu quả được các yêu cầu, nhiệm vụ được...

Sửa Luật Điện lực để đẩy mạnh thu hút đầu tư

Chiều 11/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 11/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Các hành vi cấm được quy định tại các khoản...

Bài đọc nhiều

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Sát cánh cùng ngư dân

Trong những chuyến đến các vùng biển, ấn tượng nhất với tôi có lẽ là lần ghé thăm cảng cá Hưng Thái (xã Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)...

Thừa Thiên – Huế: Sắp đấu giá quyền khai thác 4 mỏ đất

Vừa qua, sau khi được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phê duyệt Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2023, với 4 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Sở TN&MT đã hợp...

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Nhận diện 8 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ gặp nhất

Trầm cảm ở học sinh là trạng thái tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nếu không chú ý nhận diện dấu hiệu trầm cảm...

Tọa đàm “Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật”

Chiều nay (8/11), tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam và VIPA tổ chức chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Miếng SJC tăng 1 triệu, nhẫn vượt mốc 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trong nước vàng miếng đảo chiều tăng mạnh 1 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vượt mốc 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng quốc tế tăng thẳng đứng, quanh mốc 2.700 USD/ounce. Đến 9h56', Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83-84,8 triệu đồng/lượng (mua - bán),...

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, người dân trong phòng, chống ma túy

Kinhtedothi - Thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngày 8/11, tiếp tục chương trình...

Mới nhất